qua sử dụng
1. Tình hình thế giới
Trên thế giới đã ghi nhận nhiều vụ việc phát hiện phóng xạ trong thép phế liệu, trong máy móc đã qua sử dụng. Tại các nước phát triển, nơi được trang bị các hệ thống phát hiện phóng xạ hiện đại, đã phát hiện một số vụ việc nguồn phóng xạ có trong thép phế liệu nhập khẩu và tại nhà máy như: 03 vụ việc nguồn phóng xạ Am-241 không rõ nguồn gốc bị nung chảy trong nhà máy thép tại Phần Lan và tạo ra các sản phẩm thép nhiễm bẩn phóng xạ (năm 2018); 03 vụ việc phát hiện nguồn phóng xạ Co-60 hoạt độ cao trong các lô phế liệu có nguồn gốc từ Nigeria tại Cảng Rotterdam, Hà Lan (năm 2018 và 2019); phát hiện nguồn phóng xạ Co-60 trong lô phế liệu có nguồn gốc từ Nigeria tại nhà máy tái chế phế liệu gần cảng Hamburg, Đức (năm 2019), v.v... Các vụ việc này đã được phát hiện kịp thời nên chưa để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư và môi trường.
Đặc biệt đã xảy ra một số trường hợp nung chảy nguồn phóng xạ lẫn trong sắt thép phế liệu, điển hình là sự cố nung chảy nguồn phóng xạ Cs-137 trong lò gây nhiễm bẩn phóng xạ tại Nhà máy xử lý, tái chế phế liệu kim loại Acerinox tại Los Barrios, Cadiz – Tây Ba Nha (tháng 5/1998) và gây ra các hậu quả nghiêm trọng như sau:
- Chất phóng xạ bị phát tán ra ngoài môi trường theo ống khói. Ngoài Tây Ba Nha, chất phóng xạ đã được phát hiện tại Pháp, Ý, Thụy Sỹ, Đức và Áo (mức phóng xạ môi trường tại một số nơi đo được cao gấp 1000 lần so với mức thông thường);
- Gây nhiễm bẩn nhà máy Acerinox và thêm 02 nhà máy thép khác khi tiến hành tẩy xạ chất thải được gửi đến; 06 người đã bị chiếu xạ mức độ nhẹ do nhiễm bẩn Cs-137;
- Mức chi phí ước tính cho việc tẩy xạ, lưu giữ chất thải, sản phẩm thép bị hủy vào khoảng 26 triệu USD.
Đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, từ năm 2017 đến nay, trên thế giới đã phát hiện 07 sự cố liên quan đến nhiễm bẩn phóng xạ đối với công-te-nơ hàng hóa là máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có nguồn gốc từ Nhật Bản.
31
2. Tình hình tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, hệ thống các quy định pháp lý được xây dựng cùng với việc trang bị các hệ thống phát hiện phóng xạ tại các cửa khẩu và nhà máy chế biến thép, Việt Nam cũng đã phát hiện một số vụ việc có vật liệu phóng xạ tại cơ sở thu mua, chế biến và có trong thép phế liệu, máy móc đã qua sử dụng nhập nhẩu.
Các nguồn phóng xạ, vật liệu phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát trên đã được đưa về lưu giữ tại kho chứa bảo đảm an toàn và an ninh của Bộ Khoa học và Công nghệ. Các công-te-nơ chứa máy móc, sắt thép phế liệu nhiễm bẩn phóng xạ không đủ điều kiện nhập khẩu đã được yêu cầu tái xuất.
3. Nguy cơ và hậu quả do nhiễm bẩn phóng xạ trong thép phế liệu và máy móc đã qua sử dụng máy móc đã qua sử dụng
Theo thông tin từ Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), ngành công nghiệp sản xuất thép trên thế giới sử dụng khoảng 50% nguyên liệu đầu vào từ sắt thép phế liệu. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2016 lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu đang có xu hướng tăng, trung bình khoảng 20% mỗi năm (năm 2016: 3,9 triệu tấn; năm 2017: 4,7 triệu tấn; năm 2018: 5,6 triệu tấn) và dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2019 cũng như các năm tiếp theo.
Xử lý phát hiện chất phóng xạ lẫn trong phế liệu sắt, thép tại Việt Nam
Với nhu cầu sử dụng thép phế liệu trong nước tăng cao và ngày càng phức tạp đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc ngừng nhập khẩu 24 loại phế liệu từ năm 2018, do sự thiếu thông tin của doanh nghiệp về các quy định cũng như hiểu biết hạn chế về các vấn đề liên quan an toàn bức xạ có thể dẫn tới nguy cơ cao về khả năng nhiễm bẩn phóng xạ trong thép phế liệu nhập khẩu và thu mua trong nước.
32
Nếu không được phát hiện thì các nguồn phóng xạ, thép phế liệu nhiễm phóng xạ nói trên có thể sẽ được nấu chảy tạo ra sản phẩm thép chứa phóng xạ và đưa vào các công trình giao thông, xây dựng; các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng bị nhiễm bẩn phóng xạ sẽ được đưa vào tái sử dụng. Điều này có nguy cơ gây ra thiệt hại lớn về kinh tế, bất ổn xã hội và để lại những hệ lụy lâu dài, khó khắc phục, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người và môi trường.
Các doanh nghiệp nhập khẩu có thể không cố ý nhưng do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về nguy cơ có chất phóng xạ trong hàng hóa nhập khẩu sẽ gặp rủi ro thiệt hại lớn về kinh tế do lô hàng nhiễm xạ bị buộc tái xuất (có thể còn bị phạt hành chính và rút giấy phép nhập khẩu).