II. Thông tin trong trường hợp khẩn cấp 1 Vai trò và trách nhiệm của ASN
3. Một số bài học kinh nghiệm của ASN về thông tin trong trường hợp khẩn cấp
ASN được khởi động. Tại Trung tâm, 3 phòng được thiết lập: 1) phòng kỹ thuật nơi thu thập thông tin kỹ thuật, điều hành ứng phó và đưa ra các quyết định được kết nối trực tiếp với bộ phận kỹ thuật của IRSN, cơ quan hỗ trợ kỹ thuật cho ASN, 2) phòng chiến lược thông tin chuẩn bị thông cáo báo chí, họp báo, phỏng vấn, website, mạng xã hội từ những thông tin được đưa từ phòng kỹ thuật, được chỉ đạo bởi một phát ngôn viên chính thức của ASN, 3) phòng báo chí bao gồm trả lời các cuộc gọi của báo chí từ thông tin đưa từ phòng chiến lược thông tin. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của sự cố, có thể tổ chức một hay nhiều cuộc họp báo ngay tại trụ sở ASN. Theo quy định, ASN phải trả lời các câu hỏi của báo chí nếu một sự cố/tai nạn hạt nhân xảy ra.
Hệ thống cảnh báo của ASN sẽ gửi một tín hiệu cảnh báo, khi có sự cố khẩn cấp, tới tất cả nhân viên qua điện thoại di động và sóng radio. Tại trụ sở ASN, có khoảng 30 nhân viên được đào tạo về quan hệ báo chí. ASN cũng xây dựng một quy trình quan hệ báo chí xác định chính sách trong quan hệ với báo chí, chức năng của phòng media, tổ chức các cuộc hợp báo nhằm cung cấp hướng dẫn thực hiện cụ thể và các tài liệu như là công cụ hỗ trợ cho người phát ngôn và nhân viên truyền thông như dữ liệu các liên hệ của báo chí quốc tế, trong nước và địa phương; quyển tập hợp các tuyên bố của ASN và quyển hướng dẫn cho người phát ngôn.
Hàng năm, ASN tổ chức khoảng 10 cuộc diễn tập ứng phó sự cố trong đó một nửa có ứng phó với báo chí. Mục đích của các cuộc diễn tập nhằm kiểm tra năng lực của những người tham gia cung cấp thông tin cho dân chúng và báo chí và sự phối hợp với các bộ phận khác cũng như nhằm kiểm tra toàn bộ quy trình truyền thông trong trường hợp khẩn cấp:
- Sự thống nhất và phối hợp các thông điệp đưa ra bởi các cơ quan khác nhau, cơ sở được cấp phép, chính quyền trung ương và địa phương; - Sự rõ ràng và chất lượng của các thông điệp đưa ra như phỏng vấn, thông
cáo báo chí, trả lời điện thoại;
- Tổ chức và điều hành bộ phận thông tin.
3. Một số bài học kinh nghiệm của ASN về thông tin trong trường hợp khẩn cấp khẩn cấp
3.1. Sự thống nhất giữa một số nước láng giềng của châu Âu trong cách phòng bệnh bằng iốt phòng bệnh bằng iốt
Đây là bài học kinh nghiệm của Pháp về truyền thông trong công tác chuẩn bị ứng phó khẩn cấp.
Có một thực tế và cũng là một trong những thách thức về truyền thông của các cơ quan pháp quy các nước châu Âu trong ứng phó với trường hợp khẩn cấp là không có sự thống nhất trong các hành động bảo vệ giữa các nước. Điều này gây trở ngại rất lớn trong việc trao đổi và cung cấp thông tin, đặt biệt khi xảy ra
37
tai nạn hạt nhân gần biên giới giữa các nước láng giềng. Do đó cần có sự thống nhất trong các hành động bảo vệ. Do đó, tại châu Âu, các thảo thuận đa phương, thỏa thuận song phương giữa Pháp và các nước Bỉ, Đức, Luxembour, Thụy Sĩ trong trường hợp khẩn cấp đã góp phần đạt được sự thống nhất này.
Một trong những tiến triển cụ thể trong vấn đề này là đạt được sự thống nhất trong cách phòng bệnh bằng iốt:
- Thống nhất các tham chiếu chung: 1 nhóm nguy cấp (giữa trẻ còn trong bụng mẹ và tới 18 tuổi), 1 mức can thiệp (liều chiếu tuyến giáp 5mSv), cùng viên potassium iodine (65 mg KI) và cùng liều lượng,
- Thống nhất các hành động bảo vệ chung: phát viên i-ốt phòng ngừa xung quanh NMĐHN, chiến dịch thông tin thường xuyên, phát tờ rơi.
3.2. Tai nạn tại cơ sở Centraco
Ngày 12/9/2011, vào lúc 11:45 sáng giờ Paris (9:45 UTC) một vụ nổ do hỏa hoạn xảy ra gần một lò đốt tại cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ Centrao nhưng không có rò rỉ về bức xạ. Tai nạn công nghiệp này làm 1 người chết, 4 người bị thương nặng. Báo chí đưa tin là “vụ nổ hạt nhân tại 1 NMĐHN”, rất nhiều bài báo về vụ nổ này và có cả sự tham gia của chính trị, dân chúng rất hoảng loạn, đây được gọi là “hiệu ứng hoảng sợ”.
Trước tình hình đó, ASN đã ngay lập tức khởi động trung tâm ứng phó khẩn cấp: rất ít các vấn đề liên quan đến kỹ thuật và rất nhiều nhu cầu thông tin từ báo chí và các cơ quan quản lý, 2 thông cáo báo chí được đưa ra vào lúc 2h và 4h chiều, 2 thông cáo báo chí vào lúc 4 và 5h chiều cho các mạng lưới Các cơ quan pháp quy an toàn hạt nhân châu Âu (ENSREG), Hiệp hội các cơ quan pháp quy hạt nhân Tây Âu (WENRA), Hội Lãnh đạo các cơ quan chuyên môn về bảo vệ bức xạ châu Âu (HERCA), IAEA và Hệ thống trao đổi thông tin phóng xạ khẩn cấp cộng đồng châu Âu (ECURIE), các cuộc điện thoại với IAEA, ENSREG, WENRA và các cơ quan pháp quy khác… ASN xếp tai nạn này ở mức 1 theo Thang INES.
3.3. Tai nạn NMĐHN Fukushima
Ngày 11/3/2011, một trận động đất mạnh 9 độ richter xảy ra tại bờ biển phía đông Nhật Bản, tạo ra những cơn sóng thần khổng lồ phá hủy nặng nề khu vực ven biển, tấn công các nhà máy điện hạt nhân nằm ở khu vực ven biển Tohoku và dẫn đến mất toàn bộ khả năng làm mát tâm lò của 3 lò phản ứng của NMĐHN Fukushima Daiichi và thiệt hại nghiêm trọng tâm lò hạt nhân.
Ngay khi vụ tai nạn xảy ra, mặc dù ở cách xa Nhật Bản, trước rất nhiều câu hỏi của báo chí, sự quan tâm và lo lắng của người dân, nhiều nguồn thông tin khác nhau, ASN đã hành động ngay. Vai trò của ASN: thu thập thông tin, cung cấp thông tin cho người dân và báo chí, đưa ra lời khuyên cho chính phủ Pháp.
- Thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ IAEA (website Công ước thống báo và trợ giúp khẩn cấp (ENAC) và Hệ thống trao đổi thông tin trong
38
trường hợp sự cố và khẩn cấp (USIE)), châu Âu (hệ thống ECURIE, hệ thống quản lý về nhập khẩu hàng tiêu dùng, thực phẩm,..); liên hệ với các đồng nghiệp Nhật; không liên trực tiếp với trung tâm khẩn cấp Nhật Bản để tránh quá tải; liên hệ thường xuyên với các cơ quan các nước (chủ yếu châu Âu) như họp song phương, điện thoại, email, hàng ngày họp trực tuyến với IRSN (TSO của ASN), Đại sứ quán Pháp tại Tokyo và cơ quan pháp quy các nước như NRC (Hoa Kỳ), ONR (Anh), CNSC (Canada),…
- Cung cấp thông tin:
Đối với người dân:
+ Thiết lập một website riêng (http://japon.asn.fr/)
+ Sử dụng mạng xã hội : Facebook; Twitter; Dailymotion + 400 câu hỏi nhận được qua email, thư và Facebook + Thiết lập trung tâm tiếp nhận cuộc gọi
Đối với báo chí:
+ Hơn 1 500 yêu cầu từ báo chí
+ 1 000 cuộc phỏng vấn với người phát ngôn của ASN
+ 41 thông báo báo chí 17 cuộc họp báo từ 12/3 đến 14/4 : lập một trung tâm báo chí tại trụ sở ASN và họp báo hàng ngày từ 16-25/3, video họp báo được đưa lên internet
Đối với các cơ quan công vụ:
+ Các cuộc họp với Quốc hội, các Bộ và CLI
+ Xây dựng một tờ thông tin điện tử E-newsletter dành riêng cho tại nạn Fukushima
3.4. Bài học kinh nghiệm:
- Để làm tốt công tác truyền thông trong trường hợp khẩn cấp hạt nhân, công tác chuẩn bị - truyền thông trong điều kiện bình thường - vô cùng quan trọng. Cơ quan pháp quy phải luôn công khai, minh bạch, sẵn sàng cung cấp thông tin, thông tin kịp thời và chính xác, đảm bảo sự độc lập và năng lực chuyên môn sẽ tạo được sự tin tưởng của công chúng và khi xảy ra khẩn cấp, thông tin chúng ta đưa ra mới được “lắng nghe”, là nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy cho người dân và báo chí.
- Các sự cố tại các cơ sở hạt nhân, thậm chí không có vấn đề gì liên quan đến phóng xạ, nhận được sự quan tâm đặc biệt của báo chí. Thông tin nhanh chóng từ cơ quan pháp quy hạt nhân là rất quan trọng, các phát ngôn đưa ra cần rõ ràng dễ hiểu để tránh gây sự hoang mang và hoảng sợ cho công chúng.
39
+ Trong chuẩn bị ứng phó: thống nhất trong các hành động bảo vệ và tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan pháp quy các nước (vai trò của các mạng lưới như HERCA), xây dựng các thỏa thuận đa phương và song phương để tăng cường phối hợp kỹ thuật và thông tin giữa các cơ quan các nước, chuân bị cho hỗ trỡ lẫn nhau giữa các trung tâm ứng phó khẩn cấp, đào tạo, diễn tập với các nước láng giềng bao gồm cả các vấn đề truyền thông.
+ Trong tình huống khẩn cấp: xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan pháp quy (thỏa thuận song phương, các công cụ thông báo quốc tế và châu Âu, các mạng lưới chuyên gia bao gồm HERCA, NEA, ENSREG, WENRA,… , các cuộc họp qua điện thoại và video), phối hợp giữa các nước qua IAEA và EC./.
40