sự kiện lớn tại Việt Nam
Việc tổ chức một sự kiện lớn với số lượng đông đảo người tham dự sẽ tập hợp rất nhiều thách thức về an ninh hạt nhân. Bất cứ một hành vi phạm tội hoặc khủng bố liên quan đến hạt nhân hoặc các chất phóng xạ khác tại bất kỳ sự kiện lớn nào đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt ở Việt Nam, khi nhận thức của dân chúng về vấn đề an ninh hạt nhân còn hạn chế. Do đó, việc triển khai các hệ thống và biện pháp an ninh hạt nhân là rất quan trọng đối với mỗi sự kiện lớn. Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã tổ chức thành công các sự kiện lớn như Lễ hội Đền Hùng năm 2016, Hội nghị
49
thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng năm 2017, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội năm 2019.
Lễ hội Đền Hùng 2016
Ngày 16/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 884/QĐ-TTg về việc Ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia, trong đó phân công trách nhiệm các bộ ngành, tổ chức liên quan về ứng phó sự cố với các sự kiện an ninh hạt nhân, bao gồm ứng phó an ninh đối với các sự kiện lớn, cụ thể bao gồm: Bộ Công an (Cục An ninh kinh tế, Bộ Tư lệnh cảnh vệ, Cơ quan Công an địa phương), Bộ Khoa học và Công nghệ (Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, các sở Khoa học và công nghệ), Tổng Cục hải quan, Bộ Quốc phòng và các Bộ ngành liên quan khác.
Để đảm bảo an ninh cho các sự kiện lớn, Việt Nam đã áp dụng các phương pháp đảm bảo an ninh hạt nhân theo Hướng dẫn số 18 của IAEA. Bộ Công an thông qua đầu mối Cơ quan pháp quy hạt nhân – Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) gửi yêu cầu tới IAEA để hỗ trợ thực hiện các phương pháp an ninh hạt nhân. Qua đó, xây dựng Kế hoạch hành động về An ninh hạt nhân nhằm nâng cao năng lực áp dụng các phương pháp an ninh hạt nhân đối với các sự kiện lớn tại Việt Nam.
Để chuẩn bị cho các sự kiện lớn này, Cục ATBXHN đã chủ trì tổ chức các cuộc họp điều phối với Ban An ninh hạt nhân của IAEA, với Cơ quan pháp quy hạt nhân Hoa Kỳ (US NRC) và các cơ quan có thẩm quyền liên quan để đánh giá nguy cơ, nhờ sự giúp đỡ của quốc tế, thảo luận phương pháp đảm bảo anh ninh hạt nhân áp dụng các sự kiện:
- Về chuẩn bị nguồn nhân lực: Cục ATBXHN là cơ quan đầu mối để phối hợp tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ công an, hải quan, cán bộ kỹ thuật của cơ quan pháp quy với các nội dung về phương pháp và hệ thống an ninh hạt nhân; trao đổi thông tin khi có sự cố về vật liệu hạt nhân và vật liệu phóng xạ khác nằm ngoài kiểm soát pháp quy; Ứng phó với các sự cố an ninh hạt nhân tại các địa điểm tổ chức và các vị trí chiến lược; các khóa đào tạo về tìm kiếm nguồn phóng xạ…Ngoài ra, Việt Nam cũng cử các cán bộ đi thăm quan, học tập
50
kinh nghiệm các nước Hoa Kỳ, Bra-xin về an ninh hạt nhân cho các sự kiện lớn. Để tổ chức Lễ hội Đền Hùng năm 2016, Cục ATBXHN phối hợp với Bộ Tư lệnh cảnh vệ (K10) và công an tỉnh Phú Thọ tổ chức các khóa đào tạo về an toàn bức xạ và ứng phó sự cố cho 25 cán bộ K10, 200 cán bộ công an tại địa phương và xây dựng các buổi diễn tập nâng cao năng lực ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với sự cố an ninh.
- Về việc chuẩn bị thiết bị: Bộ Tư lệnh cảnh vệ và Cục ATBXHN phối hợp với các cơ quan liên quan của địa phương nơi diễn ra sự kiện tổ chức lắp đặt thiết bị, kiểm tra vận hành thiết bị, xây dựng và kiểm tra các quy trình ứng phó và phát hiện, tiến hành điều tra khảo sát phóng xạ trên địa bàn, phân bổ thiết bị …Với sự chuẩn bị cẩn thận và tỉ mỉ, việc đảm bảo anh ninh đối với các sự kiện lớn tại Việt Nam đều thành công, không có bất kỳ sự cố bức xạ nào xảy ra trong thời gian diễn ra sự kiện.
Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017
- Để đảm bảo an ninh hạt nhân đối với các vị trí chiến lược, Cục ATBXHN với vai trò là cơ quan pháp quy hạt nhân đã yêu cầu dừng các hoạt động vận chuyển các nguồn phóng xạ và các vật liệu hạt nhân đi qua các địa điểm chiến lược như Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh lân cận khi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng. Các cổng phát hiện phóng xạ được thiết lập tại sân bay quốc tế Đà Nẵng, cũng như đảm bảo an ninh tuyệt đối tại cửa khẩu Lạng Sơn và các địa điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội.
Việc thực hiện thành công các biện pháp đảm bảo an ninh hạt nhân cho các sự kiện lớn nêu trên cho thấy việc phối hợp giữa các bộ, ngành và các cơ quan có thẩm quyền liên quan là vô cùng quan trọng để đảm bảo an ninh hạt nhân xuyên suốt thời gian diễn ra sự kiện. Điều đó cho thấy sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo Nhà nước ta trong việc đảm bảo an ninh hạt nhân cho các sự kiện nhằm đảm bảo anh ninh quốc gia và an ninh cho khu vực.
Thông qua việc tổ chức thành công các sự kiện lớn này, Việt Nam sẽ nâng cao được năng lực đảm bảo an ninh hạt nhân và vị thế của Việt Nam được nâng
51
lên tầm cao mới. Đây cũng là bước chạy đà tốt cho Việt Nam đảm nhiệm thành công với vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2020 và vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. IAEA Nuclear Security Series No. 18, Implementing Guide, Nuclear Security Systems and Measures for Major Public Events, IAEA, 2012.
2. Quyết định số 884/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/7/2017 về việc Ban hành Kế hoạch Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia.