So sánh Hệ thống quản lý tích hợp IMS với Hệ thống quản lý chất lượng QMS

Một phần của tài liệu TapsanThongtinphapquyhatnhanso17_final1 (Trang 43 - 48)

II. Thông tin trong trường hợp khẩn cấp 1 Vai trò và trách nhiệm của ASN

2. So sánh Hệ thống quản lý tích hợp IMS với Hệ thống quản lý chất lượng QMS

lượng QMS

Hệ thống quản lý chất lượng (Quality management system - QMS) là một hệ thống hợp thức hóa các quy trình, thủ tục, trách nhiệm để đạt được những chính sách và mục tiêu về chất lượng thông qua tiêu chuẩn ISO 9001: 2015. QMS giúp điều phối và định hướng hoạt động của tổ chức, nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả và năng suất hoạt động.

QMS xây dựng dựa trên ISO 9001:2015 theo cấu trúc PDCA (Plan – Do – Check – Act) như trên Hình 2 dưới đây.

Hình 2. Sơ đồ nguyên lý cấu trúc hệ thống quản lý chất lượng QMS

QMS phục vụ cho rất nhiều mục đích khác nhau, từ việc cải tiến quy trình, giảm lãng phí, giảm chi phí cho đến việc xây dựng hình ảnh, thu hút nhân lực, thiết lập hướng phát triển cho tổ chức. Sản phẩm mục tiêu hàng đầu của QMS là sự hài lòng của khách hàng.

Do IMS và QMS hướng đến mục đích quản lý khách nhau nên về mô hình tổ chức và phương thức quản lý có nhiều điểm khác biệt. Trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, IMS đã được áp dụng với quy mô toàn cầu và đã thể hiện được nhiều ưu điểm vượt trội so với QMS, thể hiện tại bảng dưới đây.

43

Hệ thống quản lý tích hợp IMS Hệ thống quản lý chất lượng QMS Văn bản nền tảng

- IMS dựa trên GS-R-3 và GSR Part 2. Đây là bộ tiêu chuẩn về an toàn đã được IAEA quốc tế hóa. An toàn là ưu tiên cao nhất trong IMS có xem xét đến việc tích hợp tất cả các khía cạnh khác nhau

- QMS dựa trên ISO 9001:2008 và ISO 9001:2015. Đây là bộ tiêu chuẩn về chất lượng của ISO và không có các yêu cầu tích hợp các khía cạnh khác nhau chẳng hạn như an toàn, sức khỏe, môi trường, an ninh, kinh tế… vào hệ thống quản lý

Mục đích quản lý

- IMS hướng tới đích đến là an toàn

trong toàn bộ hoạt động của tổ chức - QMS hướng tới đích đến là chất lượng, tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng

Văn hóa an toàn

- IMS thúc đẩy thực hiện một văn hóa an toàn mạnh mẽ như là một phần không thể thiếu của hệ thống quản lý

- Văn hóa an toàn không được yêu cầu trong QMS

Cách tiếp cận phân loại

- IMS yêu cầu việc áp dụng các cách thức quản lý theo phương pháp tiếp cận phân loại

- IMS không cho phép có trường hợp ngoại lệ đối với từng yêu cầu trong hệ thống quản lý

- QMS không có yêu cầu rõ ràng về phương pháp tiếp cận phân loại

- QMS cho phép có trường hợp ngoại lệ đối với từng yêu cầu trong hệ thống quản lý

Tài liệu hóa hệ thống quản lý

IMS yêu cầu chi tiết hơn về việc tài liệu hóa hệ thống quản lý:

- Phải có mô tả làm thế nào hệ thống quản lý tuân thủ các yêu cầu pháp quy được áp dụng trong tổ chức

- Phải có mô tả chức năng, trách nhiệm, thẩm quyền và mối liên hệ công việc giữa những người thực hiện, người quản lý và người đánh giá công

44

việc

- Phải có mô tả về các quy trình và thông tin hỗ trợ để giải thích làm thế nào công việc được chuẩn bị, thực hiện, ghi chép, đánh giá và cải tiến; - Phải có mô tả sự tương tác với các bên có liên quan và các tổ chức bên ngoài

Trách nhiệm quản lý

- IMS đặt ra yêu cầu quy định trách nhiệm cá nhân ở tất cả cấp độ quản lý - Trong IMS, nhà quản lý cấp cao có một số trách nhiệm mà không được đề cập trong QMS, chẳng hạn như: trách nhiệm xây dựng chính sách tổ chức không chỉ giới hạn ở chính sách chất lượng; trách nhiệm phát triển các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch theo cách tích hợp

- QMS chi đặt ra yêu cầu quy định trách nhiệm cá nhân ở cấp độ quản lý cấp cao

Đối tượng phục vụ

- IMS yêu cầu thỏa mãn tất cả các bên có liên quan trong hệ thống quản lý tuy nhiên phải đảm bảo nguyên tắc “an toàn không bị xâm phạm”

- QMS chỉ tập trung vào yêu cầu thỏa mãn khách hàng. Sự thỏa mãn khách hàng phải ưu tiên đạt được bằng mọi cách thức và đó là thước đo hiệu quả của hệ thống quản lý

Quản lý nguồn nhân lực

- IMS đặt ra trách nhiệm cá nhân cụ thể đối với lãnh đạo cấp cao trong việc cung cấp nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động của tổ chức và để thiết lập, thực hiện, đánh giá, cải tiến liên tục hệ thống quản lý

- IMS yêu cầu việc quản lý thông tin và tri thức như là một nguồn lực

- QMS đặt ra trách nhiệm chung đối với tổ chức trong quản lý nguồn nhân lực

- QMS có một số yêu cầu về quản lý thông tin, tuy nhiên không yêu cầu việc quản lý tri thức

45

Quy trình thực hiện

- IMS đưa ra sự tập trung mạnh mẽ vào các quy trình, yêu cầu phải có cách tiếp cận phân loại trong hệ thống quản lý cho từng quy trình cụ thể

- IMS có yêu cầu cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm cho từng cá nhân được chỉ định (tác giả quy trình) trong việc xây dựng, giám sát và đề xuất cải tiến quy trình

- QMS xem xét các quy trình cần thiết để hoàn thiện sản phẩm và chủ yếu tập trung vào chất lượng sản phẩm

- QMS không có yêu cầu cụ thể về việc chịu trách nhiệm đối với tác giả của từng quy trình

Đánh giá và cải tiến

- IMS yêu cầu lãnh đạo và quản lý ở tất cả các cấp độ khác nhau của tổ chức phải thực hiện tự đánh giá để cải tiến không chỉ đối với hiệu quả công việc mà còn đối với văn hóa an toàn

- QMS không có các yêu cầu tương tự IMS đối với việc tự đánh giá

Hiện nay các hoạt động quản lý nhà nước của Cục ATBXHN đang vận hành theo hệ thống QMS với các quy trình theo ISO đã được chứng nhận. Việc áp dụng ISO cũng là yêu cầu đối với các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định tại Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, hệ thống IMS đã thể hiện được ưu điểm vượt trội so với QMS và đang được áp dụng mạnh mẽ không chỉ đối với các cơ sở hạt nhân, cơ sở bức xạ lớn mà còn đối với hầu hết các cơ quan pháp quy hạt nhân của các nước tiên tiến trên thế giới. IAEA luôn khuyến cáo việc xây dựng và áp dụng IMS là nội dung trọng tâm của một cơ quan pháp quy hạt nhân để hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường năng lực nhằm bảo đảm được mục tiêu cao nhất là an toàn và an ninh.

Dựa trên mô hình quản lý tích hợp IMS của một số quốc gia tiên tiến và hướng dẫn của IAEA, trong tương lai, Cục ATBXHN cần triển khai so sánh QMS đang được áp dụng hiện nay với mô hình IMS để đưa ra các cải tiến phù hợp, trong đó cần đặc biệt lưu tâm đến việc xây dựng hoạch định chiến lược, định hướng phát triển, tầm nhìn, giá trị và các quy trình cốt lõi. Song song với hệ thống QMS hiện nay, Cục ATBXHN cần tiếp tục nghiên cứu và phát triển mô hình IMS theo xu thế hộp nhập quốc tế và cần xây dựng một đội ngũ nhân sự đủ trình độ để có thể triển khai hoàn thiện mô hình IMS trong tương lai.

Dưới đây là đề xuất của nhóm Tác giả về mô hình IMS của Cục ATBXHN.

47 CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HỆ THỐNG ĐẢM BẢO AN CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HỆ THỐNG ĐẢM BẢO AN NINH HẠT NHÂN CHO CÁC SỰ KIỆN LỚN VÀ KINH

Một phần của tài liệu TapsanThongtinphapquyhatnhanso17_final1 (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)