Đánh giá kết quả định tính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh qua dạy học chủ đề quan hệ song song trong không gian lớp 11 (Trang 69 - 70)

Sau tiết thực nghiệm đầu tiên, tác giả luận văn có một số nhận xét. Về phía giáo viên, các giáo viên dạy lớp thực nghiệm và đối chứng đều rất nhiệt tình, có trách nhiệm, nghiêm túc với công việc được giao. Tuy nhiên, do thời lượng tiết dạy hạn chế, giáo viên phải đảm bảo đi hết nội dung kiến thức, nên chưa bao quát lớp tốt, chưa thực sự quan tâm được tới từng học sinh. Trong quá trình dạy, chưa cho học sinh đủ thời gian để thảo luận. Cách đặt câu hỏi gợi ý cũng cần đưa ra ít dữ kiện hơn, tạo điều kiện cho học sinh tự suy luận.

Về phía học sinh, nhìn chung, cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều có thái độ học tập tích cực, tập trung vào bài giảng, có tham gia các hoạt động nhóm. Tuy nhiên bên cạnh những dấu hiệu tích cực, cũng có một số hạn chế:

- Một số em vẫn loay hoay chưa nắm đươc cách vẽ hình.

- Việc tiếp nhận thông tin còn chậm, một số em chưa tập trung nên chưa nắm được yêu cầu của giáo viên, còn phải hỏi lại các bạn.

- Một số học sinh chưa biết cách trình bày vở ghi, ghi chép còn cẩu thả, thiếu tính chính xác.

- Cũng có những bạn nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin, hiểu vấn đề nhưng còn yếu trong khâu trình bày, diễn đạt lời giải.

- Đa số học sinh vẽ hình tốt hơn, biết cách đặt điểm nhìn thích hợp khi biểu diễn một hình khối cụ thể: tứ diện, hình chóp, lập phương, ... chính xác các nét đứt, nét liền.

- Biết kết hợp ngôn ngữ tự nhiên với ngôn ngữ Toán học để trình bày ý kiến, từ đó hình thành các kỹ năng làm bài, trình bày bài một cách mạch lạc, đúng và đủ.

- Học sinh đã cởi mở, năng nổ hơn trong quá trình hoạt động nhóm. Thời gian hoạt động nhóm diễn ra rất sôi nổi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh qua dạy học chủ đề quan hệ song song trong không gian lớp 11 (Trang 69 - 70)