- Tính quyền lực nhà nước cao nhất được thể hiện: + Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
2.4.3.3. CHÍNH PHỦ * Vị trí,vai trò
* Vị trí, vai trò
- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định v à nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Chính phủ chịu trách nhiệm tr ước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch n ước.
* Chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ
- Hoạt động quản lý nhà nước của Chính phủ là hoạt động chủ yếu, là chức năng của Chính phủ. Chức năng quản lý nhà nước của Chính phủ có hai đặc điểm:
+ Chính phủ quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội;
+ Hoạt động quản lý của Chính phủ có hiệu lực trên phạm vi cả nước.
* Cơ cấu tổ chức của Chính phủ
Thành viên Chính phủ
- Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội. Thủ t ướng có quyền ban hành Quyết định.
- Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Các Phó Thủ tướng không nhất thiết phải l à đại biểu Quốc hội.
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch n ước ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội.
Bộ và Cơ quan ngang bộ
Bộ, Cơ quan ngang bộ là cơ quan chuyên môn của Chính phủ, thực hiện chức năng thay mặt chính phủ quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước, quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công và là đại diện chủ sở hữu phần vốn của nh à nước tại các doanh nghiệp. Ví dụ:
+ Bộ Ngoại giao: quản lý toàn bộ hoạt động đối ngoại
+ Bộ Công an: quản lý trật tự an toàn xã hội, điều tra phòng chống tội phạm…
+ Bộ Tài chính: quản lý thuế, thu chi ngân sách nh à nước… + Bộ Công thương: quản lý công nghiệp và thương mại
+ Bộ Tài nguyên và Môi trư ờng: quản lý đất đai và tài nguyên, môi trường…
+ Ngân hàng Nhà nước: quản lý chính sách tiền tệ, hệ thống ngân hàng thương mại, ấn định lãi suất cơ bản, tỷ giá ngoại tệ…