Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2001) * Chế độ chính trị

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương (Trang 82 - 83)

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

3. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2001) * Chế độ chính trị

* Chế độ chính trị

Là sự kế thừa của các Hiến pháp tr ước, Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam l à Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Điều 2 HP 1992).

Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội v à HĐND là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

* Chế độ kinh tế

Chế độ kinh tế là một hệ thống quan hệ kinh tế đ ược xây dựng trên một cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định, thể hiện tính chất và hìnnh thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất, các nguyên tắc sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm xã hội và tổ chức quản lý nền kinh tế.

Hiến pháp khẳng định “Nh à nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nh à nước, theo định hướng XHCN”. Đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Ghi nhận quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Các thành phần kinh tế:

- Kinh tế nhà nước. - Kinh tế tập thể.

- Kinh tế cá thể, tiểu chủ. - Kinh tế tư bản tư nhân.

- Kinh tế tư bản nhà nước (đó là sự hợp tác để sản xuất kinh doanh giữa kinh tế Nhà nước VN với các tổ chức kinh tế tư bản tư nhân trong nước và nước ngoài mang lại lợi ích thiết thực cho các b ên đầu tư kinh doanh).

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

* Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Các quyền và nghĩa vụ của công dân được ghi nhận trong Hiến ph áp được gọi

là các quyền và nghĩa vụ cơ bản, trước hết vì nó xác định những mối quan hệ cơ bản

nhất giữa nhà nước và công dân. Thứ hai, vì những quyền và nghĩa vụ ấy được quy định trong luật cơ bản của nhà nước. Bởi lẽ đó, các quyền và nghĩa vụ của công dân

được ghi trong Hiến pháp là cơ sở chủ yếu, có ý nghĩa quyết định để xác định địa vị

pháp lý của công dân.

- Các quyền và nghĩa vụ cơ bản về kinh tế-xã hội: Quyền lao động, Quyềntự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, Quyền đ ược hưởng chế độ bảo vệ sức

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)