Đặc điểm của vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương (Trang 69 - 70)

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

5.2.2. Đặc điểm của vi phạm pháp luật

+ Vi phạm pháp luật là hành vi của cá nhân, tổ chức cụ thể, đ ược thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động: đây là hai phương thức xử sự của chủ thể gây ra hậu quả xấu, dẫn đến hành vi xử sự ấy bị pháp luật xác định là vi phạm pháp luật.

- Ví dụ 1(dạng vi phạm pháp luật đ ược thực hiện bằng hành động): một công

nhân lấy trộm tài sản của công ty; một ng ười dùng lời nói xúc phạm danh dự nhân

phẩm của người khác…

- Ví dụ 2(dạng vi phạm pháp luật đ ược thực hiện bằng không h ành động): một

công nhân biết bạn của mình trộm cắp tài sản của công ty nhưng không báo cáo sự

việc cho công ty biết; một ng ười thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện nh ưng không cứu giúp.

Cần lưu ý là,đối với vi phạm pháp luật ở dạng không h ành động, chỉ được coi là vi phạm khi chủ thể có nghĩa vụ pháp lý(nghĩa vụ do pháp luật quy định)phải h ành động nhưng chủ thể đã không có bất cứ hành động nào để thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình. Và việc không hành động ấy chính là vi phạm pháp luật.

+ Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật: thể hiện hành vi đó đi ngược lại lợi ích chung và chống đối pháp luật. Ví dụ: một người điều khiển xe ô tô không thuộc trường hợp được ưu tiên, gặp biển báo hiệu cấm đi ng ược chiều nhưng vẫn cứ đi vào

đường cấm

+ Vi phạm pháp luật là hành vi gây thiệt hại cho xã hội: từ việc thực hiện hành vi vi phạm mà chủ thể vi phạm gây ra những thiệt hại về vật chất, tinh thần cho xã hội.

Ví dụ: một người trộm cắp tài sản gây thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu; Doanh

nghiệp thải hóa chất làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, cây trồng và vật nuôi.

+ Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi:hành vi vi phạm được thực hiện trong lúc chủ thể vi phạm nhận thức đ ược hành vi của mình là sai và có thể gây ra thiệt hại cho xã hội, dù biết thế nhưng chủ thể vẫn hành động trái pháp luật.

+ Vi phạm pháp luật là hành vi theo quy định của pháp luật phải bị trừng trị:

nghĩa là một hành vi nào đó dù được cho là không tốt hoặc là xấu nhưng không bị pháp luật trừng trị thì không coi là vi phạm pháp luật. Ví dụ: một người không đến thăm hỏi bạn thân trong lúc bạn bị bệnh nặng và cần đến sự giúp đỡ, động viên, hành vi này tuy bị phê phán về mặt đạo đức nhưng không phải là vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)