HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương (Trang 52)

- Tính quyền lực nhà nước cao nhất được thể hiện: + Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất

HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Trên cơ sở phân chia này thì hệ thống pháp luật là một chỉnh thể bao gồm hai mặt của một vấn đề là: cấu trúc bên trong và hình thức thể hiện ra bên ngoài của nó. Cấu trúc bên trong thể hiện mối liên hệ giữa các bộ phận cấu tạo nên hệ thống pháp luật. Hình thức biểu hiện bên ngoài là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước.

Như vậy, theo cách hiểu này thì hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, đ ược phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định.

3.2. HỆ THỐNG CẤU TRÚC CỦA PHÁP LUẬT

Hệ thống cấu trúc của pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, được tạo thành từ ba thành tố cơ bản ở ba cấp độ khác nhau là: quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật.

3.2.1. Quy phạm pháp luật3.2.1.1. Khái niệm 3.2.1.1. Khái niệm

- Quy phạm là một từ Hán Việt, trong đó: “Quy l à thước, “phạm” là khuôn, “quy phạm” là cách thức làm chừng để noi theo”. Từ “quy phạm” có thể đ ược kết hợp với nhiều từ khác tạo thành một số cụm từ để chỉ ra cái chuẩn mực cho hành vi của con người khi tham gia vào các quan hệ xã hội cần tuân theo như: quy phạm pháp luật, quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, quy phạm tập quán … Trong đó, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự do nhà nước ban hành để điều

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)