VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
6.5. Giải thích pháp luật
Pháp luật là những quy tắc về mô hình xử sự của con người, tổ chức. Đó là những mô hình tuy phổ biến nhưng lại mang tính khái quát không phải bất cứ ng ười nào chỉ cần đọc là hiểu được. Do vậy để pháp luật đi v ào đời sống thì phải tuyên truyền, phổ biến pháp luật và đặc biệt phải quan tâm đến công tác giải thích pháp luật, nhất là các quy phạm pháp luật quy định về những vấn đề chung.
Giải thích pháp luật là làm sáng tỏ về mặt nội dung, tư tưởng của các quy phạm pháp luật để đảm bảo việc nhận thức thống nhất, đúng đắn về quy phạm pháp luật, từ đó mà thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật.
Giải thích pháp luật thường được thực hiện dưới hai dạng sau:
+ Giải thích chính thức:
Là sự giải thích được tiến hành bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền do Hiến pháp quy định. Việc giải thích này có hiệu lực pháp lý bắt buộc v à được ghi nhận trong văn bản gọi là văn bản giải thích pháp luật. Giải thích chính thức gồm hai loại: giải thích mang tính quy phạm và giải thích cho một vụ việc cụ thể. Ví dụ: Nghị quyết
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giải thích hướng dẫn áp dụng một
số điều của Bộ luật hình sự.
+ Giải thích không chính thức:
Là giải thích được thực hiện bởi mọi cá nhân, tổ chức bất kỳ. Việc giải thích này không có hiệu lực bắt buộc đối với các c ơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giải thích
vận dụng pháp luật. Giá trị của giải thích pháp luật không chính thức tùy thuộc vào địa vị xã hội, năng lực nhận thức pháp luật của chủ thể giải thích. Ở Việt Nam, việc giải thích pháp luật của các nhà nghiên cứu luật học có một ý nghĩa rất lớn trong nhận thức và áp dụng pháp luật. Thường thể hiện dưới dạng các quan điểm pháp lý, các công trình, sách nghiên cứu về các vấn đề của pháp luật.
Bài đọc thêm: