VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
2. Sơ lược lịch sử Hiến pháp Việt Nam
a) Hiến pháp năm 1946: sau Cách mạng tháng tám 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Vào ngày 06/01/1946 cả nước tổ chức tổng tuyển cử bầu ra
Quốc hội. Quốc hội lập ra Ban soạn thảo hiến pháp do Hồ chủ tịch l àm Trưởng ban. Vào ngày 09/11/1946, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua bản Hiếp pháp 1946(hiến pháp đầu tiên trong lịch sử), gồm lời nói đầu, 7 chương và 70 điều.
Khi nói về ý nghĩa, giá trị của Hiến pháp năm 1946, Hồ Chủ tịch Hồ viết: “Bản Hiến pháp đó chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm nên theo một hoàn cảnh thực tế. HP đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân… Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đòan kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các dân tộc”.
b) Hiến pháp năm 1959: ra đời trong thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Mỹ sau đó ở miền Nam. Hiến pháp 1959 gồm lời nói đầu, 10 chương và 112 điều.
c) Hiến pháp năm 1980: được soạn thảo và ban hành trong thời kỳ cả nước thống nhất, quá độ tiến lên CNXH, cải tạo tư bản công thương nghiệp ở miền Nam, nhất thể hóa nền kinh tế từ Nam chí Bắc. Hiến pháp1980 gồm lời nói đầu, 12 chương và 147 điều.
d) Hiến pháp năm 1992: đáp ứng các yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới, kể từ năm 1986, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Namđề xướng đã đạt đượcnhững thành tựu bước đầu rất quan trọng. Hiến pháp 1992 là bản HP của thời kỳ đổi mới. HP 1992 gồm lời nói đầu, 12 ch ương và 147 điều.
Tháng 12/2001 Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992.