Đặc điểm của áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương (Trang 75 - 76)

VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

6.2.3. Đặc điểm của áp dụng pháp luật

+ Áp dụng pháp luật về nguyên tắc chỉ do những cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành: Pháp luật quy định mỗi loại cơ quan nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền khác nhau. Vì vậy mỗi loại cơ quan nhà nước chỉ có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong những hoàn cảnh, tình huống nhất định. Ví dụ: quyền

ra lệnh bắt giam bị can, bị cáo chỉ có C ơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án mới được phép; Chỉ có UBND mới có quyền chứng nhận, cho phép và cấp Giấy chứng

nhận đăng ký kết hôn...

+ Là một dạng hoạt động quyền lực nh à nước: Trong đó cơ quan có thẩm quyền được nhân danh nhà nước, áp dụng biện pháp c ưỡng chế có tính bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng, được bảo đảm bằng sức mạnh của nh à nước.

Ví dụ: Cơ quan Thuế xử phạt Công ty TNHH AB về hành vi trốn thuế với số tiền 20.000.000 đồng. Cơ quan thuế được nhân danh quyền lực nh à nước, được sử dụng các biện pháp cưỡng chế để buộc Công ty TNHH AB phải nộp phạt số tiền 20.000.000 đồng(nộp vào ngân sách nhà nước).

+ Phải tuân thủ các thủ tục, trình tự luật định: Yêu cầu này là nhằm đảm bảo việc áp dụng pháp luật được công khai, minh bạch, chính xác. Tránh vụ việc áp dụng bị sai và tránh việc lạm dụng từ phía Cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng pháp luật Ví dụ1: để giải quyết một vụ ly hôn phải tuân thủ theo các thủ tục, trình tự do Bộ luật tố tụng dân sự quy định.

Ví dụ 2: Khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho A(nam) và B(nữ), Ủy ban nhân dân phải thực hiện theo các thủ tục thẩm tra về nhân thân lai lịch, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tinh thần,...để đảm bảo việc kết hôn của các bên không vi phạm điều cấm.

+ Áp dụng pháp luật mang tính sáng tạo: là sự vận dụng các quy phạm pháp luật chung nhất cho từng trường hợp cụ thể. Hoạt động n ày đòi hỏi người có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải vận dụng cái chung phù hợp để giải quyết cái riêng phong phú và đa dạng. Để làm được điều đó, người áp dụng pháp luật ngoài việc phải được đào tạo về nghề nghiệp và có trình độ nhận thức pháp luật cao, thì không thể quá nguyên tắc, cứng nhắc, máy móc, rập khuôn m à đòi hỏi phải có quan điểm khách quan, toàn diện, chính xác, công minh dựa trên nền tảng nhận thức pháp luật sâu sắc, đầy đủ, có kinh nghiệm cuộc sống và bản lĩnh nghề nghiệp. Ví dụ: có 02 bị cáo đều bị

truy tố về hành vi phạm tội trộm cắp tài sản như nhau, nhưng khi áp dụng hình phạt

thì quan tòa phải cân nhắc sự khác nhau giữa các bị cáo về động c ơ mục đích phạm

tội, thời gian địa điểm phạm tội, cách thức gây án, thái độ khai báo, các đặc điểm về nhân thân và gia đình của từng bị cáo…để cân nhắc và lựa chọn loại và mức hình phạt tương xứng cho từng bị cáo, cho dù mức hình phạt áp dụng cho 02 bị cáo là rất

khác nhau, thậm chí là cách biệt nhau.

Một phần của tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)