hoặc hòa giải không thành thì Tòa án phải đưa ra xét xử để kết thúc vụ án.
Thời hạn chuẩn bị xét xử khác nhau với từng loại tranh chấp. Ngắn nhất là tranh chấp về lao động và kinh doanh-thương mại, trong thời hạn hai tháng kể từ ngày thụ lý, Tòa án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, nếu vụ án phức tạp thì thời hạn này có thể gia hạn thêm tối đa là hai lần, mỗi lần không quá 01 thán g. Đối với tranh chấp dân sự và hôn nhân gia đình thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng, có thể gia hạn thêm tối đa hai lần mỗi lần không quá 2 tháng.
Việc xét xử ở Tòa án được thực hiện trực tiếp, bằng lời nói và liên tục. Ngôn ngữ sử dụng ở Tòa án Việt Nam là tiếng việt. Hội đồng xét xử s ơ thẩm gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân, biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Các đương sự, những người tham gia tố tụng khác đ ược triệu tập hợp lệ đến tham dự phiên tòa.
Kết quả của quá trình xét xử là bản án sơ thẩm. Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà có thể kháng cáo hoặc kháng nghị xét xử lại theo trình tự phúc thẩm.
Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
- Xét xử phúc thẩm: Xét xử phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét xửlại vụ án mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị