trong sách giáo khoa lớp 2
Thực tế dạy học cho thấy rằng, muốn phát triển ngôn ngữ cho học sinh thì phải để cho trẻ chính lĩnh vốn từ và học nói thông qua môi trường học tập và giao tiếp của nó. Nhà trường là môi trường học tập thích hợp, tao cơ hội dễ dàng cho sự phát triển ngôn ngữ, giao tiếp cho học sinh. Vì vậy, việc làm giàu vốn từ cho học sinh là rất cần thiết thông qua hệ thống bài tập được xây dựng phù hợp với đối tượng học sinh. Chương trình, sách giáo khoa hiện nay có sự sắp xếp các phân môn, các bài học, chủ điểm phù hợp với tình hình, mục tiêu giáo dục hiện nay. Với phân môn Luyện từ và câu các bài học được sắp xếp gắn liến với chủ điểm, tuần học. Điều này có tác dụng to lớn trong việc giúp học sinh vận dụng, huy động vốn từ đã hình thành, tích lũy qua các bài học. Thông qua hệ thống các bài tập sẽ cung cấp cho học sinh số lượng vốn từ tương đối lớn, giúp học sinh nắm nghĩa của từ, hiểu nghĩa từ một cách sâu sắc và hệ thống hóa vốn từ một cách có ý thức. Từ đó học sinh vận dụng thực hành sử dụng từ trong quá trình học tập và giao tiếp. Đây là nhiệm vụ quan trọng, là đích đến cuối cùng của việc học Luyện từ và câu của học sinh. Có thể nói chương trình, sách giáo khoa mới đã tạo ra cơ chế và phương pháp dạy học Luyện từ và câu gắn lí thuyết với thực hành. Với quan điểm thực hành, tích hợp, các tác giả sách giáo khoa đã chọn những giải pháp tối ưu nhất, có nhiều lợi thế nhất để xây dựng các bài tập nhằm làm giàu vốn từ cho học sinh.
* Khái niệm bài tập
- Theo nghĩa chung nhất, thuật ngữ “bài tập” (Tiếng Anh) là “Exercise”, tiếng Pháp là “Exercise” và tiếng Nga là “Uprêjnêniê” dùng để chỉ một hoạt động nhằm rèn luyện thể chất và trí tuệ.
- Theo những nhà lí luận dạy học Liên Xô (cũ), bài tập bao gồm cả câu hỏi và bài toán mà trong khi hoàn thành chúng học sinh nắm được hay hoàn thiện một trí thức hoặc một kĩ năng nào đó, bằng cách trả lời vấn đáp, trả lời viết hoặc có kèm theo thực nghiệm.
- Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: “Bài tập là bài đưa ra cho học sinh làm để vận dụng những kiến thức đã học” [10].
Như vậy, bài tập là câu hỏi hoặc bài toán mà để giải quyết chúng, học sinh phải vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học, từ đó khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực tư duy và các phẩm chất trí tuệ cho học sinh.
Các bài tập được lựa chọn phù hợp phải có nội dung cụ thể, rõ ràng: cái đã biết, cái phải tìm và mối quan hệ giữa chúng. Muốn thực hiện được những bài tập này, học sinh phải biết suy luận logic dựa vào những kiến thức đã học, phải sử dụng những khái niệm, định nghĩa,… đồng thời phải biết phân loại bài tập để tìm ra cách giải hợp lí và hiệu quả.
* Tác dụng của bài tập trong dạy học
Trong quá trình dạy học làm giàu vốn từ, bài tập giữ vai trò vô cùng quan trọng. Nó không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức, là con đường giành lấy kiến thức, củng cố, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, mà còn giúp các em làm giàu vốn từ vựng của bản thân. Ngoài ra, các bài tập còn mang lại cho người học sự hứng thú, niềm vui khi tìm ra câu trả lời đúng, viết được một câu văn, đoạn văn hay với vốn từ phong phú.
Cụ thể, bài tập có những tác dụng sau:
- Giúp học sinh hiểu được chính xác các khái niệm, định nghĩa bản chất của từng từ loại, tiểu loại từ; ghi nhớ các mẫu câu; hiểu được mối quan hệ
giữa các từ loại, mẫu câu đã học hay nói cách khác, bài tập giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức đã học.
- Hình thành và phát triển những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết: Kĩ năng chỉ được hình thành trong hoạt động và bằng hoạt động. Khi tham gia vào hoạt động làm bài tập, học sinh phải đọc, suy nghĩ, phải suy luận, phân tích, tổng hợp... để giải quyết vấn đề, yêu cầu bài tập đó. Nhờ vậy, các kĩ năng tương ứng cũng được rèn luyện và phát triển một cách hiệu quả.
- Phát triển năng lực nhận thức, rèn trí thông minh, tư duy, tình cảm cho học sinh thông qua việc các em suy nghĩ để tìm các từ ngữ phù hợp với nhóm từ, sử dựng các từ ngữ để đặt câu, viết đoạn văn, bài văn theo chủ đề cho trước.
- Giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng suy luận, năng động, sáng tạo và hình thành phương pháp tự học hợp lí.
- Bài tập là phương tiện để người giáo viên, các nhà giáo dục kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh trong quá trình học tập.
* Các dạng bài tập dạy từ cho học sinh lớp 2 đó là: - Nhóm bài tập dạy nghĩa từ
+ Bài tập giải nghĩa bằng trực quan
+ Bài tập giải nghĩa bằng cách đối chiếu so sánh với từ khác + Bài tập giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa
+ Bài tập giải nghĩa bằng cách phân tích từ thành các thành tố và giải nghĩa từng thành tố
+ Bài tập giải nghĩa bằng định nghĩa
- Nhóm bài tập hệ thống hóa vốn từ (mở rộng vốn từ) + Bài tập tìm từ
+ Bài tập phân loại từ
- Nhóm bài tập tích cực hóa vốn từ (sử dụng từ) + Bài tập điền từ
+ Bài tập tạo ngữ
+ Bài tập dùng từ đặt câu + Bài tập viết đoạn văn + Bài tập chữa lỗi dùng từ