Hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 theo nguyên tắc tích hợp (Trang 46 - 62)

Chúng tôi đã tiếp nhận khung lí thuyết về hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh qua các tài liệu dạy học và các công trình nghiên cứu khoa học đi trước (Lê Phương Nga -2009)

Sơ đồ 2.1: Hệ thống bài tập làm giàu vốn từ

2.2.2 Mô tả hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2

2.2.2.1 Nhóm bài tập dạy nghĩa từ

Bài tập giải nghĩa từ là những bài tập làm rõ nghĩa của các đơn vị mang nghĩa như: tiếng, từ, cụm từ nhất là các thành ngữ, tục ngữ.

Để tăng vốn từ cho học sinh, chúng ta cần phải cung cấp những từ mới - từ mà học sinh chưa biết, chưa hiểu được, do đó việc đầu tiên của dạy từ là phải làm cho học sinh hiểu nghĩa từ. Trong phương pháp dạy tiếng, việc dạy nghĩa từ cho học sinh đã được thừa nhận từ lâu và thể hiện một tầm quan trọng nhất định, không thể thiếu. Việc giúp học sinh hiểu nghĩa từ được coi là nhiệm vụ sống còn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em, giúp các em vận dụng các từ đã hiểu nghĩa vào quá trình học tập, giao tiếp. Việc dạy nghĩa từ

được thể hiện trong tất cả các giờ học (Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội,...), ở bất cứ đâu có cung cấp từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm thì ở đó có dạy nghĩa từ. Như chúng ta thấy trong các bài tập đọc, phần cuối bài luôn có mục ghi chú, giải nghĩa từ ngữ cho học sinh. Các bài tập giải nghĩa từ xuất hiện trong phân Luyện từ và câu không nhiều nhưng việc giải nghĩa từ lại phải thường xuyên thực hiện không chỉ trong giờ Luyện từ và câu mà còn trong nhiều các giờ học khác của môn Tiếng Việt và cả các môn học khác. Một số biện pháp giải nghĩa ở tiểu học được sử dụng đó là:

- Bài tập giải nghĩa bằng trực quan

Giải nghĩa từ bằng trực quan là một trong những biện pháp giải nghĩa từ hiệu quả nhất. Biện pháp này đưa ra các vật thật, tranh ảnh, sơ đồ,... đề giúp học sinh hiểu và hình dung một cách nhanh nhất về nghĩa của từ. Lúc này, vật thật, tranh vẽ, biểu bảng, sơ đồ được dùng để đại diện cho nghĩa của từ.

Ở tiểu học trực quan chiếm vị trí quan trọng trong giải nghĩa từ vì nhờ nhìn vào tranh vẽ, vật thật, sơ đồ, học sinh có thể biết, hiểu và nắm được từ một cách dễ dàng. Với đặc thù tâm lí lứa tuổi, dạng bài tập này thường áp dụng ở đầu cấp với các khối lớp 1,2,3. Tuy nhiên, với cách giải nghĩa này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị khá công phu (tranh, ảnh, vật thật) và không thể dùng để giải thích những từ trừu tượng.

Các bài tập dạy nghĩa từ bằng tranh vẽ có thể được chia thành 3 dạng như sau:

* Bài tập yêu cầu tìm sự tương ứng giữa từ cho sẵn với hình vẽ Ví dụ 1: Chọn từ chỉ đặc điểm của mỗi đồ dùng học tập trong hình.

(thẳng tắp, trắng tinh, nhọn hoắt, tím ngắt)

(Tiếng Việt 2 – Tập 1 – tr.68)

Những bài tập này không chỉ có tác dụng giúp học sinh nhận biết được “nghĩa biểu vật” của từ mà còn có tác dụng giúp mở rộng phát triển vốn từ cho các em. Đây là dạng bài tập dạy nghĩa từ đơn giản nhất, tất cả học sinh đều có thể thực hiện một cách dễ dàng. Khi thực hiện giải các bài tập dạng

này, học sinh sẽ đối chiếu lần lượt những từ đã cho sẵn với các hình ảnh tương ứng. Khi tìm đúng, đối chiếu đúng tức là học sinh đã nắm được “nghĩa biểu vật” của từ.

* Bài tập dựa vào tranh tìm từ tương ứng

Với những bài tập dạng này học sinh sẽ không được cung cấp sẵn từ mà các em sẽ phải quan sát, dựa vào tranh để gọi tên sự vật, hoạt động, đặc điểm từ đó suy nghĩ và tìm từ tương ứng, phù hợp.

Ví dụ 1: Nhìn tranh, tìm từ ngữ: a. Chỉ sự vật: - Chỉ người: học sinh,... - Chỉ đồ vật: cặp sách,... b. Chỉ hoạt động: đi học,... (Tiếng Việt 2 – Tập 1 – tr.15) Ví dụ 2: Nói tên các dụng cụ thể thao

(Tiếng Việt 2 – Tập 1 – tr.36)

Các bài tập dựa vào tranh tìm từ tương ứng không chỉ được xây dựng trong phần Luyện từ và câu mà nó còn có trong phần bài tập Chính tả, trong nội dung Viết vừa có tác dụng từ mở rộng vốn từ vừa luyện quy tắc chính tả. Dạng bài tập trong phần này cũng yêu cầu học sinh tìm từ dựa vào các hình vẽ, bức tranh tuy nhiên yêu cầu bài được gợi ý bằng cách đưa trước âm đầu, vẫn hoặc thanh

Ví dụ 1: Dựa vào tranh, viết từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k. (Tiếng Việt 2 – Tập 1 – tr.45)

Ví dụ 2: Dựa vào tranh, viết từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh. (Tiếng Việt 2 – Tập 1 – tr.52)

Ví dụ 3: Tìm từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k gọi tên mỗi con vật trong hình.

(Tiếng Việt 2 – Tập 1 – tr.83) * Bài tập gọi tên các vật được vẽ ẩn trong tranh

Cũng như dạng bài tập 2, dạng bài tập này cũng yêu cầu học sinh dựa vào hình ảnh của sự vật được vẽ trong tranh để tìm từ tương ứng. Điểm khác nhau của dạng bài tập này đó là các sự vật trong tranh được ẩn giấu chứ không được thể hiện rõ ràng, từ đó yêu cầu học sinh phải quan sát kĩ (kết hợp với tưởng tượng) mới có thể nhận biết được và tìm được nhiều nhất các sự vật được thể hiện trong tranh. Việc xây dựng dạng bài tập này sẽ kích thích học sinh tìm tòi, tạo hứng thú, sự say mê, thi đua học tập của các em. Khi làm bài tập, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh quan sát kĩ bức tranh, phát hiện vật cần tìm trong tranh và gọi tên sự vật đó. Mỗi tên gọi về các sự vật cần tìm trong tranh là một từ mà học sinh cần tìm được qua bài tập vui này.

Ví dụ 1: Tìm từ ngữ gọi tên các đồ chơi có trong bức tranh bên. (Tiếng Việt 2 – Tập 1 – tr.99) Ví dụ 2: Dựa vào tranh, tìm từ ngữ:

a. Chỉ sự vật b. Chỉ hoạt động

(Tiếng Việt 2 – Tập 1 – tr.128)

- Bài tập giải nghĩa bằng cách đối chiếu so sánh với từ khác

Cách giải nghĩa này được xây dựng thành các bài tập mà học sinh phải hiểu nghĩa của một hay nhiều từ để hiểu nghĩa của các từ khác cùng hay khác loại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua cách làm bài tập dạng này, không những học sinh được cung cấp các từ ghép theo phân loại nghĩa, nắm được nghĩa của từ, vận dụng xếp vào nhóm thích hợp mà còn rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, vận dụng những kiến thức môn học khác.

- Bài tập giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa

Yêu cầu của các bài tập dạng này là dùng những từ cùng nghĩa hoặc có nghĩa trái ngược với nghĩa của từ cần giải nghĩa làm phương tiện để giải nghĩa từ. Những từ đồng nghĩa thường là các từ quen thuộc, gần gũi với HS. Loại bài tập này cũng khơi gọi sự liên tưởng tương đồng và khác biệt để kích thích HS xác lập nghĩa của từ, đồng thời giúp HS mở rộng, phát triển vốn từ

cũng như góp phần hình thành khái niệm từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Với bài tập dạng này có thể đưa ra được nhiều đáp án khác nhau.

- Bài tập giải nghĩa bằng cách phân tích từ thành các thành tố và giải nghĩa từng thành tố

Sách giáo khoa không có nhiều bài tập giải nghĩa theo cách này nhưng vì mục tiêu dạy học từ Hán Việt và ý thức được việc nắm nghĩa của các tiếng sẽ làm tăng nhanh chóng vốn từ hơn là nắm nghĩa tiếng của từng từ nên trong SGK có nhiều bài tập yêu cầu xác định nghĩa tiếng trong từ và dùng nghĩa của tiếng đó làm căn cứ để phân loại từ. Chúng ta sẽ xếp những bài tập này vào nhóm bài tập hệ thống hóa vốn từ.

- Bài tập giải nghĩa bằng định nghĩa

Đây là biện pháp giải nghĩa từ phổ biến nhất trong sách giáo khoa. Với dạng bài này thường được xây dựng dưới dạng cho sẵn từ, các định nghĩa của từ, yêu cầu học sinh xác lập nghĩa tương ứng. Hình thức này có ba dạng bài tập được kể ra theo thứ tự từ dễ đến khó như sau:

+ Dạng 1: Cho sẵn từ, yêu cầu tìm trong các nghĩa đã cho, nghĩa phù hợp với từ.

+ Dạng 2: Cho tên gọi (từ) và nội dung (nghĩa từ), yêu cầu học sinh chọn nghĩa phù hợp với từ, phát hiện ra sự tương ứng giữa chúng.

+ Dạng 3: Cho sẵn từ, yêu cầu xác lập nội dung nghĩa tương ứng

Tóm lại, việc phân chia những dạng bài tập dạy nghĩa từ nêu trên chỉ mang tính chất tương đối, không phân biệt rõ từng dạng bài. Trong thực tế, khi xây dựng hệ thống bài tập dạy nghĩa từ, người ta thường kết hợp các dạng bài kể trên với nhau: vừa kết hợp dùng tranh ảnh trực quan, vừa dùng từ đồng nghĩa, dựa vào ngữ cảnh hoặc định nghĩa. Thông qua việc phối hợp nhiều dạng bài tập giải nghĩa từ như trên giáo viên giúp học sinh hình thành phát triển năng lực cá thể (huy động vốn từ của bản thân); năng lực chuyên môn - năng lực phương pháp (biết vận dụng vốn hiểu biết để giải nghĩa từ, biết dùng từ phù hợp hoàn cảnh, sát nghĩa); năng lực xã hội (dùng từ để bộc lộ sắc

thái biểu cảm của bản thân trong các tình huống cụ thể - nhận thức cái đẹp - chưa đẹp).

2.2.2.2 Nhóm bài tập hệ thống hóa vốn từ (mở rộng vốn từ)

Ta thấy rằng, từ tồn tại trong đầu óc con người không phải là những yếu tố rời rạc, riêng lẻ mà là trong một hệ thống. Các từ này được sắp xếp theo một hệ thống liên tưởng nhất đinh. Từ này cùng với các từ khác sẽ có một nét gì đó, một điểm chung gì đó mà khi nhắc đến từ này ta sẽ liên tưởng đến từ kia. Nhờ vào quy luật này, từ được tích lũy nhanh chóng hơn, đồng thời từ mới có thể sử dụng được trong lời nói, vì khi sử dụng từ, nhờ hệ thống liên tưởng, học sinh sẽ nhanh chóng huy động, lựa chọn được từ ngữ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

Để giúp học sinh tích lũy nhanh chóng vốn từ và có thể sử dụng vốn từ một cách chính xác, dễ dàng, người ta huy động vốn từ bằng cách yêu cầu học sinh đưa các từ hay phân loại các từ theo một hệ thống nào đó, đồng thời xây dựng loại bài tập hệ thống hóa vốn từ (còn gọi là bài tập trật tự hóa vốn từ) trong dạy từ. Trong nhiều công trình nghiên cứu và các tài liệu dạy học, người ta gọi nhóm bài tập này là những bài tập mở rộng vốn từ. Ta thấy rằng, việc sử dụng thuật ngữ mở rộng vốn từ trong trường hợp này có thể được hiểu theo nghĩa hẹp, không phải để chỉ toàn bộ công việc làm giàu vốn từ cho học sinh. Dựa vào các quy luật liên tưởng khác nhau, người ta đã xây dựng bài tập tìm từ và phân loại từ theo những dấu hiệu khác nhau.

Dựa vào đặc trưng của hoạt động liên tưởng khi tìm từ ngữ, người ta đã chia bài tập hệ thống hóa vốn từ thành nhiều nhóm, dạng cụ thể như sau:

- Bài tập tìm từ

* Bài tập tìm từ có cùng chủ đề

Với chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5, để việc mở rộng vốn từ cho học sinh đạt hiệu quả cao thì biện pháp được sử dụng phổ biến nhất là mở rộng vốn từ theo chủ đề. Trong từng chủ đề, người ta lựa chọn từng văn bản cho giờ tập đọc, từng từ ngữ phù hợp cho giờ luyện từ và

câu, tập làm văn, dựa vào quy luật liên tưởng các từ cùng chủ đề để xây dựng các dạng bài tập phù hợp cho học sinh. Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng những bài tập tìm từ có cùng chủ đề như:

Ví dụ 1: Tìm từ ngữ chỉ tình cảm bạn bè. M: quý mến

(Tiếng Việt 2 – Tập 1 – tr.84)

Các từ cần tìm ở đây cùng thuộc một chủ điểm từ ngữ hay nói cách khác là cùng nằm trong hệ thống liên tưởng. Vì thế dạng bài tập tìm từ có cùng chủ đề này ngoài giúp học sinh mở rộng vốn từ còn có tác dụng giúp học sinh hình thành, phát triển tư duy hệ thống, phân biệt, hình dung chính xác được từ này thuộc chủ đề nào để có thể sử dụng đúng trong các hoàn cảnh giao tiếp. Về cách dạy dạng bài tập này, giáo viên sẽ dựa vào các ví dụ mẫu trong sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh tìm từ phù hợp với yêu cầu của bài.

Có một số bài tập tìm từ ngữ cùng chủ điểm không có từ mẫu, từ cho sẵn: Ví dụ 1: Kể tên các đồ dùng học tập của em.

(Tiếng Việt 2 – Tập 1 – tr.69)

Nhiều bài tập có yêu cầu học sinh tìm các từ có sẵn trong một văn bản, một bài tập đọc đã học hoặc bằng cách huy động vốn từ đã có của học sinh.

Ví dụ 1: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm của những khối lê-gô. (Tiếng Việt 2 –

Tập 1 – tr.98) Ví dụ 2:

1. Tìm những từ ngữ cho biết chú mèo rất vui vì được bé tặng quà. 2. Tìm thêm những từ ngữ chỉ cảm xúc vui mừng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ 3: Tìm từ ngữ về tình cảm gia đình. M: che chở

(Tiếng Việt 2 – Tập 1 – tr.135)

Vì từ là hệ thống của nhiều hệ thống, các chủ đề có phạm vị rộng hẹp rất khác nhau nên các bài tập hệ thống hóa vốn từ rất đa dạng, phong phú. Có những bài tập yêu cầu tìm từ theo một chủ điểm lớn nhưng có khi chỉ yêu cầu

học sinh tìm những từ có chung một nét nghĩa, một dấu hiệu ngữ nghĩa nào đó, tức là tìm một nhóm từ nhỏ hơn trong một chủ điểm lớn.

Ví dụ: Tìm các từ chỉ hoạt động học tập của học sinh. Tìm các từ chỉ đồ vật trong lớp học của em.

* Bài tập tìm từ cùng lớp từ vựng

Trong chương trình Tiếng Việt, nhóm bài tập hệ thống hóa vốn từ theo cùng lớp từ vựng được xây dựng với số lượng nhiều, chúng không chỉ có mặt trong các bài học có tên gọi Mở rộng vốn từ mà còn chiếm số lượng lớn trong các bài học theo các mạch kiến thức về từ như các bài Từ đồng âm, Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa. Ngay từ lớp 2 đã xuất hiện các dạng bài tập như “Tìm từ cùng nghĩa (gần nghĩa hoặc trái nghĩa) với từ cho sẵn”.

Với những bài tập tìm từ ở dạng này, bao giờ cũng có ví dụ mẫu hoặc từ cho sẵn để học sinh có thể làm chỗ dựa cho hoạt động tìm từ của các em. Đặc biệt, với những từ có nghĩa trừu tượng cho sẵn, giáo viên sẽ giải thích cho học sinh hiểu nghĩa của từ và nêu ngữ cảnh của từ cho sẵn đó. Học sinh chỉ có thể tìm đúng yêu cầu của bài tập khi hiểu chính xác nghĩa của các từ đó.

* Bài tập tìm từ cùng từ loại, tiểu loại

Nhóm bài tập hệ thống hóa vốn từ theo từ loại, tiểu loại của từ được xây dựng nhiều trong sách giáo khoa. Vì từ loại là tập hợp các từ có ý nghĩa khái quát giống nhau nên bài tập hệ thống hóa vốn từ có quan hệ ngữ nghĩa còn bao hàm cả những bài tập tìm các từ cùng loại, tiểu loại của từ. Ở lớp 2, các bài tập này thường là các dạng bài tập tìm những từ ngữ chỉ người, vật, con vật, cây cối (sự vật), chỉ hoạt động, chỉ đặc điểm tính chất. Những bài tập này thực ra cũng là những bài tập tìm từ có cùng chủ đề yêu cầu học sinh mở rộng vốn từ theo các quan hệ ngữ nghĩa.

Ví dụ 1: Dựa vào tranh minh họa bài đọc, tìm từ ngữ chỉ người, vật. M: - mẹ

- cánh đồng

Ví dụ 2: Tìm 3 – 5 từ ngữ chỉ hoạt động gắn với sự vật có trong tranh. M: chổi – quét nhà

(Tiếng Việt 2 – Tập 1 – tr.22)

Ví dụ 3: Tìm từ ngữ chỉ sự vật tương ứng với mỗi lời giải thích dưới đây: a. Món ăn gồm bánh phở và thịt, chan nước dùng.

b. Vật dùng để đội đầu, che mưa nắng, thường làm bằng lá, có hình chóp. c. Trang phục truyền thống của người dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 theo nguyên tắc tích hợp (Trang 46 - 62)