Hệ thống bài tập làm giàu vốn từ ở lớp 2 phải thể hiện được yêu cầu về kiến thức, kĩ năng giải nghĩa từ, hệ thống hóa vốn từ và sử dụng từ. Đồng thời các bài tập phải chú ý đến các yêu cầu mới có tính chất nâng cao. Đây là định hướng thể hiện chức năng tác động tích cực tới việc làm giàu vốn từ của các câu hỏi, hệ thống bài tập. Ở Tiểu học, cần cho học sinh sớm làm quen với phương pháp học tập chủ động, tích cực. Tuy nhiên, cách thiết kế bài tập tạo điều kiện và yêu cầu học sinh chủ động luyện tập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Làm như thế, học sinh sẽ tự khám phá, thu nhận và hình thành kiến thức, kĩ năng mới cũng như phát triển các năng lực trí tuệ.
Muốn đạt được ý đồ trên, hệ thống các câu hỏi bài tập cần xây dựng bằng các biện pháp:
- Các bài tập cần có cấu trúc thống nhất, chỉ khác nhau về mức độ yêu cầu giữa các lớp và đặc điểm của nội dung dạy học.
- Ở mỗi tiết học theo tiến trình bài giảng nội dung các bài tập phức tạp, đảm bảo mối quan hệ hỗ trợ và kế thừa lẫn nhau về kiến thức, kĩ năng.
Một bài tập có nhiều đáp án, nhiều câu trả lời sẽ giúp học sinh mở rộng vốn từ một cách có hiệu quả. Trong thực tế, học sinh thường dễ dàng làm các bài tập mở rộng vốn từ quen thuộc, có các từ ngữ thường gặp, thường sử dụng nhưng lại khó khăn khi gặp các dạng bài tập mới, có các từ ít được sử dụng trong quá trình học tập và giao tiếp. Ta thấy rằng, với việc xây dựng bài tập theo biện pháp này, các đáp án, câu trả lời không bó buộc trong một từ, một cụm từ, một câu trả lời nào cả. Học sinh có thể suy luận, vận dụng vốn từ của mình tìm các từ phù hợp với yêu cầu bài tập để trả lời. Từ thực tế đó, giáo viên nên bổ sung các bài tập có nhiều đáp án, nhiều câu trả lời để học sinh vận dụng tối đa vốn từ của mình vào giải các bài tập làm giàu vốn từ.
Ví dụ 1: Quan sát các sự vật và tìm cách nói so sánh để hoàn thiện những câu sau:
a) Đôi mắt chú gà trống long lanh như ……… b) Hai tai chú mèo con trông như ……… c) Mặt trăng cong cong như ………
Với bài tập ví dụ trên, học sinh sẽ vận dụng vốn hiểu biết, sự quan sát các sự vật và sự dụng vốn từ của mình để tìm các hình ảnh so sánh phù hợp với yêu cầu bài. Ở 3 câu, mỗi học sinh có thể sẽ tìm được những hình ảnh so sánh khác nhau:
a) Đôi mắt chú gà trống long lanh như hai hạt đỗ đen/ hai hạt cườm/…
b) Hai tai chú mèo con trông như hai chiếc lá non/ hai chiếc nấm mèo/…
c) Mặt trăng cong cong như dấu á/ lưỡi liềm/ cánh diều/…
Ví dụ 2: Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm. (nhớ, tươi vui, sinh sống, thân thiết, vui đùa)
Cá nhỏ và nòng nọc là đôi bạn . Hằng ngày, chúng cùng nhau bơi
lội. Thế rồi nòng nọc trở thành ếch. Nó phải lên bờ để . Nhưng nó vẫn cá nhỏ. Thỉnh thoảng, nó nhảy xuống ao cùng cá nhỏ.
Ở bài tập ví dụ trên, số lượng từ trong ngoặc đơn (4 từ) nhiều hơn số ô vuông (3 ô vuông). Như vậy khi điền từ, học sinh phải đọc tất cả các từ, chọn và điền từ phù hợp nhất với ô trống, tránh việc khi cho số lượng từ bằng số ô vuông thì từ cuối học sinh sẽ điền ngay mà không đọc hay lựa chọn gì cả. Trong ví dụ này, khi điền từ vào ô vuông 2 và ô vuông 4, học sinh dễ nhầm lẫn khi điền 2 ô vuông này với nhau. Chính vì vậy, khi điền học sinh phải đọc kĩ, hiểu đúng nghĩa của câu để điền từ cho đúng.