Mô tả hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 theo nguyên tắc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 theo nguyên tắc tích hợp (Trang 62)

nguyên tắc tích hợp

Hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 theo quan điểm tích hợp.

Sơ đồ 2.2: Miêu tả hệ thống bài tập làm giàu vốn từ

theo quan điểm tích hợp

Dựa vào nội dung, yêu cầu cần đạt của chương tình Tiếng Việt lớp 2, chúng tôi xây dựng một số bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 theo 6 chủ điểm của SGK Kết nối tri thức với cuộc sống. Để tiện theo dõi, sau đây hệ thống bài tập sẽ được trình bày theo Chủ điểm và được đánh số thứ tự nối tiếp ở mỗi chủ điểm.

Hệ thống bài tập chủ điểm: Em lớn lên từng ngày

Bài đọc 1

NHỮNG CHIẾC CHUÔNG REO

Giữa cánh đồng, có một túp lều bằng phên rạ màu vàng xỉn, xung quanh xếp đầy những hàng gạch mới đóng. Đó là túp lều của gia đình bác thợ đóng gạch.

Tôi rất thích ra lò gạch chơi trò ú tim với thằng Cu và cái Cún, con bác. Một chiều giáp Tết, gạch vào lò, sắp nhóm lửa, thằng Cu rủ tôi nặn những chiếc chuông con to hơn quả táo, có cái núm để xâu dây, lại thêm cả một viên bi nhỏ ở trong để tạo ra tiếng kêu. Bác thợ gạch để hộ cái kho báu đó vào một góc lò nung. Khi các đồ đất nung đã nguội, bác lấy hai sợi dây thép xâu những chiếc chuông thành hai cái vòng : một vòng treo trước cửa nhà bác cho Cu và Cún chơi, vòng kia tặng tôi đem về treo lên cây nêu trước sân.

Tết ấy, những tiếng chuông đất nung kêu lanh canh trên cây nêu làm sân nhà tôi ấm áp và náo nức hẳn lên.

Theo Ngô Quân Miện

Luyện tập:

1. Sắp xếp các từ trong ngoặc đơn có trong đoạn văn trên vào nhóm thích hợp:

(cái Cún, túp lều, viên bi, cái vòng, thằng Cu, tôi, lò gạch)

a) Từ chỉ người: ………. b) Từ chỉ vật: ……….. 2. Tô màu đỏ vào đám mây viết từ chỉ đặc điểm, tô màu xanh vào đám mây viết từ chỉ hoạt động có trong bài tập đọc trên:

cánh đồng ấm áp to tặng

3. Kết hợp từ ở cột A với từ ở cột B để tạo từ ngữ chỉ trò chơi

4. Đặt 2 câu với các từ em vừa nối được ở bài tập 3

……… 5. Gạch chân dưới từ chỉ sự vật trong đoạn thơ dưới đây:

Gió heo may đưa em về trường cũ Gặp lại hàng cây, ghế đá, sân trường Có ánh nắng đậu bên khung cửa sổ Như gọi về miền kí ức ngủ quên...

6. Trong thời gian về quê nghỉ hè, Nam cùng anh Khánh ra đê thả diều. Em hãy chọn các từ chỉ hoạt động, đặc điểm trong ngoặc đơn để điền vào đoạn văn kể về buổi thả diều của Nam.

(bay lượn,trong xanh, yên bình, hấp dẫn)

Về quê nghỉ hè, Nam cùng anh Khánh đi thả diều. Đây là một trò chơi dân gian thú vị, ... mọi lứa tuổi. Cứ chiều đến, khi nắng đã dịu dần, hai anh em cùng lũ trẻ trong làng ra đê thả diều. Nam cầm dây, anh Khánh cầm diều rồi thả cho diều bay lên. Những cánh diều ... trên bầu trời ... Tiếng sáo diều vi vu vi vút trên miền quê ... nghe êm dịu đến lạ!

7. Giờ ra chơi, em cùng các bạn vui chơi, tham gia nhiều hoạt động bổ ích, thú vị. Hãy viết 3 đến 4 câu có từ chỉ hoạt động kể về buổi ra chơi của em cùng các bạn. A B nhảy đá thả trốn bóng tìm diều dây

Bài đọc 2 CÔ GIÁO TÍ HON

Bé kẹp tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đầu. Nó cố bắt chước dáng đi khoan thai của cô giáo khi cô bước vào lớp. Mấy đứa nhỏ làm y hệt đám học trò, đứng cả dậy, khúc khích cười chào cô.

Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước. Mấy đứa em chống hai tay ngồi nhìn chị. Làm như cô giáo, Bé đưa mắt nhìn đám học trò, tay cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp trên tấm bảng. Nó đánh vần từng tiếng. Đàn em ríu rít đánh vần theo. Thằng Hiển ngọng líu, nói không kịp hai đứa lớn. Cái Anh hai má núng nính, ngồi gọn tròn như củ khoai, bao giờ cũng giành phần đọc xong trước. Cái Thanh ngồi cao hơn hai em một đầu. Nó mở to đôi mắt hiền dịu nhìn tấm bảng, vừa đọc vừa mân mê mớ tóc mai.

Theo Nguyễn Thi

Luyện tập:

8. Sắp xếp các từ trong ngoặc đơn có trong đoạn văn trên vào bảng sau:

(cô giáo, bảng, nón, đánh vần, đọc, chị, cười, học trò, quần

Người Vật Hoạt động

……… ……… ……… 9. Kết hợp từ ở cột A với từ ở cột B và cột C để nói về hoạt động hoặc đặc điểm của Bé và các em:

A B Bé Thằng Hiển Cái Anh Cái Thanh mở to hai má treo ríu rít Đàn em nói núng nính nón đánh vần không kịp đôi mắt C

10. Kết hợp từ ở cột A với từ ở cột B để tạo từ ngữ chỉ hoạt động của học sinh:

11. Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong các câu sau: a) Linh là học sinh chăm ngoan, học giỏi.

b) Hằng có mái tóc dài và mượt. c) Bạn ấy rất ngoan ngoãn, lễ phép. d) Cô giáo em rất dịu dàng.

12. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm:

(học tập, dạy, lắng nghe, chào)

a) Đến trường chúng em ... thầy cô.

b) Chúng em cùng nhau thi đua ... thật tốt.

c) Kiên cùng các bạn chăm chú ... cô giáo giảng bài. d) Thầy cô là người ... cho em những kiến thức bổ ích. 13. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm dưới đây:

a) Ai cũng chăm chú ... cô giáo giảng bài. b) Bạn Trung ... bài rất lưu loát.

c) Cô Lan ... giọng miền Bắc rất nhẹ nhàng, êm dịu.

14. Lớn lên, chắc hẳn em sẽ có mong muốn làm một nghề nào đó? Em hãy viết 3 đến 4 câu nói về nghề mơ ước của em.

A B đọc viết tính tập vẽ bài toán tranh vở thể dục

Hệ thống bài tập chủ điểm: Đi học vui sao

Bài đọc 3 CÔ GIÁO LỚP EM

Sáng nào em đến lớp Cũng thấy cô đến rồi Đáp lời “Chào cô ạ!” Cô mỉm cười thật tươi.

Cô dạy em tập viết

Gió đưa thoảng hương nhài Nắng ghé vào cửa lớp Xem chúng em học bài.

Những lời cô giáo giảng Ấm trang vở thơm tho Yêu thương em nhớ mãi Những điểm mười cô cho.

Theo Nguyên Xuân Sanh

Luyện tập:

15. Tô màu vào đám mây viết từ chỉ hoạt động có trong bài tập đọc trên:

16. Trong khổ thơ 3, em hãy tìm từ chỉ tình cảm của học sinh đối với cô giáo: ………

chào cô giáo mỉm cười gió

17. Tìm tìm các từ ngữ:

a) Chỉ tình cảm của giáo viên đối với học sinh: ……… b) Chỉ tình cảm của học sinh đối với cô giáo: ……… 18. Gạch chân vào từ ngữ chỉ hoạt động trong các câu sau:

a) Chúng em quét dọn lớp học sạch sẽ. b) Nam và Trang nhặt rác ở sân trường. c) Giờ ra chơi, các bạn nói cười vui vẻ.

19. Gạch chân vào từ ngữ chỉ đặc điểm trong các câu sau: a) Chúng em quét dọn lớp học sạch sẽ.

b) Giờ ra chơi, các bạn nói cười vui vẻ.

c) Nhi được cô giáo khen vì em chăm chỉ học tập.

20. Điền các từ trong ngoặc đơnvào chỗ chấm trong đoạn văn dưới đây:

(giúp đỡ, bỡ ngỡ, quan tâm)

Linh năm nay 7 tuổi, do bố mẹ chuyển công tác, Linh phải chuyển đến học ngôi trường mới. Lúc đầu, em còn ..., rụt rè vì chưa quen thầy cô và các bạn. Thấy vậy, cô giáo và các bạn trong lớp rất ..., nhiệt tình ... Linh trong học tập. Dần dần Linh trở thành một thành viên không thể thiếu của tập thể lớp 2A1.

21. Em thấy rằng, cô giáo là người dạy cho em kiến thức, biết thêm được nhiều điều hay và bổ ích. Cô như người mẹ thứ hai của em. Em hãy viết 3 đến 4 câu nói về tình cảm của em dành cho cô giáo của mình.

22. Ở lớp, em có rất nhiều người bạn. Em hãy viết 3 đến 4 câu kể về người bạn mà em thân nhất.

Bài đọc 4

NGÔI TRƯỜNG MỚI

Trường mới của em xây trên nền ngôi trường cũ lợp lá. Nhìn từ xa, những mảng tường vàng, mái đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.

Em bước vào lớp, vừa bỡ ngỡ, vừa thấy quen thân. Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu.

Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài ! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!

Theo Ngô Quân Miện

Luyện tập

23. Tô màu vào các từ ngữ chỉ đặc điểm dưới đây:

24. Trong đoạn văn trên, tìm các từ ngữ:

Chỉ đồ dùng học tập: ……….… Chỉ màu sắc: ……….…… 25. Viết tên gọi cho các đồ dùng học tập dưới đây:

……… ……… ……… ..……….

bỡ ngỡ

trang nghiêm

trường thân thương

xoan đào ấm áp cô giáo

……… ……… ……… ..……….

26. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm:

(chăm chỉ, nhanh nhẹn, sáng ngời, hăng hái)

a) Lan có đôi mắt ... b) Bạn ấy ... học tập.

c) Bạn ấy ... giơ tay trả lời câu hỏi của thầy giáo. d) Trông bạn ấy rất ...

27. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trường em có tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các lớp. Em hãy viết 3 đến 4 câu kể về các hoạt động của buổi giao lưu văn nghệ đó.

28. Đầu năm học, mẹ dẫn em đi mua đồ dùng học tập chuẩn bị cho năm học mới. Em hãy viết 3 đến 4 câu kể về một đồ dùng học tập mà em yêu thích.

Hệ thống bài tập chủ điểm: Mái ấm gia đình

Bài đọc 5 QUÀ CỦA BỐ

Bố đi câu về, không một lần nào là chúng tôi không có quà.

Mở thúng câu ra cả một thế giới dưới nước : cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái bò nhộn nhạo. Hoa sen đỏ, nhị sen vàng tỏa hương thơm lừng. Những con cá sộp, cá chuối quẫy tóe nước, mắt thao láo…

Bố đi cắt tóc về, cũng không lần nào là chúng tôi không có quà.

Mở hòm dụng cụ ra là cả một thế giới mặt đất : con xập xành, con muỗm to xù, mốc thếch, ngó ngoáy. Hấp dẫn nhất là những con dế lạo xạo trong các vỏ bao diêm : toàn dế đực, cánh xoăn, gáy vanh nhà và chọi nhau phải biết.

Quà của bố làm anh em tôi giàu quá! Theo Duy Khán

Luyện tập:

29. Dựa vào bài đọc trên, viết tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc vào chỗ trống dưới mỗi hình sau đây:

(cá chuối, dế, câu cá, bao diêm, hoa sen, cắt tóc, anh em, nhà)

……… ……… ……… ..……….

30. Xếp các từ vừa tìm được ở bài tập 1 vào ô thích hợp:

Người Vật Con vật Cây Hoạt động

……… ……… ……… ……… ………

31. Tìm thêm trong bài đọc:

a) Từ chỉ con vật: ……… b) Từ chỉ đặc điểm: ……… c) Từ chỉ hoạt động: ……… 32. Gạch chân dưới các từ không chỉ sự vật:

a) cần câu, câu cá, câu văn. b) xe đạp, xe buýt, xe chỉ. c) bàn là, bàn tay, bàn bạc.

33. Điền các từ trong ngoặc đơnvào chỗ chấm trong các câu văn dưới đây:

(bạc trắng, đen láy, trắng hồng, dài mượt)

a) Làn da em bé ...

b) Chị Yến Nhi có mái tóc ... c) Em Trâm Anh có đôi mắt ... d) Bà ngoại có mái tóc ...

34. Trong gia đình em có mấy người? Ai là người thân yêu nhất với em? Hãy viết 3 đến 4 câu kể về người thân đó.

Bài đọc 6

CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM

Ông em trồng cây xoài cát này trước sân khi em còn đi lẫm chẫm. Cuối đông, hoa nở trắng cành. Đầu hè, quả sai lúc lỉu. Trông từng chùm quả to, đu đưa theo gió, em càng nhớ ông. Mùa xoài nào, mẹ em cũng chọn những quả chín vàng và to nhất bày lên bàn thờ ông.

Xoài thanh ca, xoài tượng… đều ngon. Nhưng em thích xoài cát nhất. mùi xoài thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc đẹp, quả lại to. Ăn quả xoài cát chín trảy từ cây của ông em trồng, kèm với xôi nếp hương, thì đối với em không thứ quả gì ngon bằng.

Theo Đoàn Giỏi

Luyện tập:

35. Nối từ ở cột A với từ chỉ đặc điểm phù hợp ở cột B

36. Tìm các từ và điền vào chỗ chấm cho phù hợp với các nhóm sau: Từ chỉ cây ăn quả Từ chỉ cây bóng mát Từ chỉ cây hoa ……… ……… ………

37. Gạch chân dưới từ chỉ tình cảm trong các câu dưới đây: a) Em rất yêu thương bố mẹ.

b) Em rất yêu quý em trai em.

c) Bố mẹ là người luôn quan tâm, chăm sóc chị em Mai. hoa quả mùi vị sai lúc lỉu ngọt đậm đà nở trắng cành thơm dịu dàng A B

d) Anh em trong gia đình phải che chở, đùm bọc nhau.

38. Gạch chân dưới các từ không chỉ công việc trong gia đình: a) nấu cơm, nhặt rau, làm đồng.

b) quét sân, tắm rửa, giặt quần áo. c) thả diều, lau nhà, rửa bát.

39. Gia đình là tổ ấm của mỗi người, gia đình bạn Mai lúc nào cũng vui vẻ và hạnh phúc bên nhau. Em hãy điền các từ trong ngoặc đơn vào chỗ chấm trong đoạn văn kể về một buổi tối của gia đình Mai dưới đây:

(ríu rít, niềm vui, hỏi thăm, quây quần)

Buổi tối, cả gia đình Mai cùng ... bên mâm cơm. Tiếng nói chuyện, cười đùa của cả nhà vang lên không ngớt. Bố ... tình hình học tập của Mai, dặn dò hai chị em mặc áo ấm khi gió mùa về. Hai chị em cũng ... khoe bố mẹ những ... của mình ở trường.

40. Bố mẹ đã tổ chức cho em một buổi sinh nhật rất vui vẻ và ý nghĩa. Em hãy viết 3 đến 4 câu kể về buổi sinh nhật hôm đó.

Hệ thống bài tập chủ điểm: Hành tinh xanh của em

Bài đọc 7 TIẾNG CHỔI TRE

Những đêm hè Khi ve ve Đã ngủ

Tôi lắng nghe

Trên đường Trần Phú Tiếng chổi tre

Xao xác Hàng me Tiếng chổi tre Đêm hè

Quét rác…

Những đêm đông Khi cơn giông Vừa tắt Tôi đứng trông Trên đường lặng ngắt Chị lao công Như sắt Như đồng Chị lao công Đêm đông Quét rác… Nhớ em nghe Tiếng chổi tre Chị quét

Những đêm hè Đêm đông gió rét Tiếng chổi tre Sớm tối Đi về Giữ sạch lề Đẹp lối Em nghe! Theo Tố Hữu Luyện tập:

41. Tìm những từ ngữ chỉ thời gian trong bài thơ trên.

……….……….... 42. Khoanh vào các từ ngữ chỉ đặc điểm dưới đây:

rét chổi tre lặng ngắt cơn giông

quét rác xao xác sạch sớm tối

43. Tìm các từ ngữ:

a) Chỉ đặc điểm của người nông dân: ………. b) Chỉ hoạt động của người nông dân: ……… 44. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong bài thơ trên:

……….……… 45. Nối các từ ở cột A với từ trái nghĩa ở cột B sau đó viết các cặp từ trái nghĩa đó vào chỗ chấm:

46. Trái Đất là hành tinh, là ngôi nhà xanh của tất cả con người. Em hãy điền các từ chỉ đặc điểmvào chỗ chấm trong đoạn văn dưới đây để nói về Trái Đất của chúng ta.

(yêu quý, cao rộng, trùng điệp, mênh mông)

Trái đất – ngôi nhà xanh của chúng ta vô cùng rộng lớn. Núi rừng ... Đồng xanh bao la. Bầu trời ... Biển cả ... Sự sống không ngừng sinh sôi, nảy nở. Chúng ta cần biết ..., giữ gìn và bảo vệ sự sống trên trái đất này.

47. Đặt câu với các từ chỉ hoạt động dưới đây:

a) trồng cây: ... b) nhặt rác: ... c) bắt sâu: ... 48. Hằng năm, vào mùa xuân, nơi em ở phát động Tết trồng cây. Em cùng bố mẹ có trồng một số cây, hoa trong vườn nhà. Hãy viết 3 đến 4 câu kể về buổi trồng cây đó. B A dài trắng yêu đêm ghét ngày thấp ngắn xa cao gần đen ………... ………... ………... ………... ………... ………...

Bài đọc 8

NGÀY HỘI RỪNG XANH

Chim Gõ Kiến nổi mõ Gà Rừng gọi vòng quanh: - Sáng rồi đừng ngủ nữa Nào, đi hội rừng xanh!

Tre, trúc nổi nhạc sáo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 theo nguyên tắc tích hợp (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)