Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi chọn ra hai lớp ở khối 2: một lớp thực nghiệm là 2B và một lớp đối chứng là 2C. Trình độ học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là tương đương nhau, giáo viên dạy bộ môn Tiếng Việt của cả hai lớp là cùng một người nên không xảy ra trình độ chênh lệch chuyên môn; chỉ khác nhau là lớp thực nghiệm được tổ chức dạy học có sử dụng các bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh, còn ở lớp đối chứng thì không sử dụng.
Kết quả thực nghiệm ở tiết học được đánh giá qua bài kiểm tra nhỏ, thông qua trò chuyện với học sinh và trao đổi với giáo viên sau giờ học.
3.2 Tổ chức thực nghiệm
Việc tổ chức thực nghiệm được tiến hành theo 3 giai đoạn: - Chuẩn bị thực nghiệm
- Tiến hành thực nghiệm - Đánh giá thực nghiệm
3.2.1. Chuẩn bị thực nghiệm
Trước khi tổ chức dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát trình độ của học sinh 2 lớp 2B và 2C thông qua bài kiểm tra đầu vào, kết quả được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1:Khảo sát kết quả học tập của học sinh trước thực nghiệm
Lớp Điểm số Lớp đối chứng (2B) Lớp thực nghiệm (2C) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 5 3 7,5 2 4 6 4 10 4 10 7 8 20 9 22,5 8 11 27,5 10 25 9 9 22,5 10 25 10 5 12,5 5 12,5
Biểu đồ 3.1: Đánh giá kết quả học tập của học sinh trước thực nghiệm
Nhận xét: Qua bảng và biểu đồ cho thấy:
- Tỉ lệ % điểm giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng (37,5% - 35%). - Tỉ lệ % điểm khá ở lớp thực nghiệm bằng với lớp đối chứng (47,5%).
- Tỉ lệ % điểm trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn ở lớp đối chứng (14% - 17,5%).
Kết quả khảo sát cho thấy trình độ của học sinh hai lớp đối chứng và thực nghiệm là tương đương nhau.
Sau khi khảo sát trình độ của học sinh ở 2 lớp trên, chúng tôi đã tiến hành soạn giáo án và xây dựng bài giảng thực nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên giảng dạy.
3.2.2 Tiến hành thực nghiệm
Tổ chức giảng dạy ở 2 lớp: lớp thực nghiệm và lớp đối chứng theo giáo án đã biên soạn.
3.2.3 Nhận xét kết quả thực nghiệm
Sau khi thực hiện xong tiết dạy ở 2 lớp, chúng tôi đã tiến hành đánh giá kết quả học tập của học sinh ở tri thức và kĩ năng thông qua bài kiểm tra. Bài kiểm tra chấm theo thang điểm 10. Đồng thời cũng tiến hành đánh giá mức độ hứng thú của học sinh sau giờ dạy thông qua khảo sát và qua trò chuyện với giáo viên, học sinh sau giờ học.
3.2.3.1 Phân tích định tính
Khi phỏng vấn giáo viên và học sinh ở lớp thực nghiệm, các em tiếp thu kiến thức rất nhanh và tăng hứng thú học tập. Các em chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức, vốn từ của mình vào giải quyết các bài tập. Từ đó nâng cao được hiệu quả của việc dạy và học Tiếng Việt ở lớp 2.
Qua việc lấy ý kiến của giáo viên lớp thực nghiệm và theo dõi sự chuyển biến của học sinh trong quá trình dạy – học chúng tôi nhận thấy :
- Các nguyên tắc và cách thức xây dựng bài tập làm giàu vốn từ theo nguyên tắc tích hợp cho học sinh đã đề xuất trong đề tài được giáo viên ở trường Tiểu học đánh giá là khả thi và mang lại hiệu quả trong dạy học.
- Học sinh lớp thực nghiệm tiếp thu và khả năng vận dụng kiến thức đã học cao hơn so với lớp đối chứng. Học sinh lớp thực nghiệm có vốn từ phong phú, đã biết vận dụng vốn từ của mình để giải quyết các bài tập.
Tóm lại, qua sự phân tích định tính như trên đã bước đầu cho phép khẳng định các giải pháp được đề xuất trong đề tài khi đưa vào áp dụng thực nghiệm đã có hiệu quả tích cực.
3.2.3.2 Phân tích định lượng
Bảng 3.2: Đánh giá kết quả của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực nghiệm
Lớp Điểm số Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 5 2 5 0 0 6 3 7,5 2 5 7 9 22,5 5 12,5 8 11 27,5 10 25 9 10 25 14 35 10 5 12,5 9 22,5
Biểu đồ 3.2: Đánh giá kết quả của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực nghiệm
Nhận xét: Qua bảng và biểu đồ cho thấy:
- Tỉ lệ % điểm giỏi của lớp thực nghiệm là 57,5% (cao hơn nhiều so với đối chứng là 27,5%).
- Tỉ lệ % điểm khá của lớp thực nghiệm là 37,5%, lớp đối chứng là 50%. - Tỉ lệ % điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 5% (thấp hơn so với lớp đối chứng 12,5%).
Bảng 3.3: Đánh giá mức độ hứng thú của học sinh sau thực nghiệm
Lớp Mức độ Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Rất thích 17 42,5 24 60 Thích 14 25 14 35 Bình thường 9 22,5 2 5 Không thích 0 0 0 0
Biểu đồ 3.3: Đánh giá mức độ hứng thú của học sinh sau thực nghiệm
Nhận xét: Qua bảng và biểu đồ cho thấy:
- Tỉ lệ % học sinh có mức độ hứng thú rất thích và thích ở lớp thực nghiệm là 60% và 35%, còn ở lớp đối chứng mức độ rất thích và thích là 42,5% và 25%.
- Tỉ lệ % học sinh có mức độ hứng thú bình thường ở lớp thực nghiệm là 5% (ít hơn so với lớp đối chứng).
- Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng không có học sinh không thích tiết học. Như vậy, các kết quả phân tích định tính, định lượng trên các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh đều cho thấy thực nghiệm sư phạm thành công, các nguyên tắc và cách thức xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ theo nguyên tắc tích hợp được đề xuất trong đề tài bước đầu thể hiện tính khả thi, góp phần làm giàu vốn từ cho học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học.
Tiểu kết chương 3
Sau khi tổ chức thực nghiệm ở hai lớp 2B và 2C trường Tiểu học Lê Lợi để kiểm chứng hiệu quả của việc xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển tư duy cho học sinh, chúng tôi thấy rằng, hầu hết học sinh tham gia giải bài tập với mức độ hứng thú cao. Đặc biệt với các bài tập xây dựng, các em đã biết sử dụng vốn từ đã có của mình để hoàn thành bài tập một cách nhanh nhất. Điều này cho thấy, việc sử dụng bài tập làm giàu vốn từ theo nguyên tắc tích hợp cho học sinh đã đạt được hiệu quả nhất định, đáp ứng được mục đích mà đề tài đặt ra.
KẾT LUẬN
Sau quá trình thực hiện đề tài, đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã đạt được kết quả sau:
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về vốn từ, làm giàu vốn từ cho học sinh; phân tích hệ thống bài tập làm giàu vốn từ lớp 2.
- Điều tra, khảo sát thực trạng việc xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ theo nguyên tắc tích hợp cho học sinh lớp 2.
- Đưa ra các nguyên tắc và cách thức nhằm nâng cao hiệu quả khi xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ theo nguyên tắc tích hợp cho học sinh lớp 2 một cách hiệu quả.
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy việc làm giàu vốn từ cho học sinh thông qua việc xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ của lớp 2 là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, việc xây dựng các bài tập này còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần thiết phải có những biện pháp, nguyên tắc phù hợp để việc làm giàu vốn từ cho học sinh qua các bài tập thực sự đạt hiệu quả.
Đề tài là những nghiên cứu bước đầu về việc làm giàu vốn từ cho học sinh thông qua xây dựng hệ thống bài tập. Hy vọng rằng đề tài có thể được phát triển hơn nữa trong thời gian sắp tới và có thể trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên Tiểu học và sinh viên chuyên ngành Giáo dục Tiểu học.
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
1. Với các trường Tiểu học
- Lãnh đạo các trường Tiểu học cần có chính sách khuyến khích các giáo viên xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh theo từng chủ điểm. Trên cơ sở đó thống nhất việc sử dụng hệ thống bài tập để tiến hành dạy học.
- Tổ chức các hội thảo, các chuyên đề, các buổi giao lưu giữa các trường để giáo viên học tập kinh nghiệm và trao đổi tài liệu, đặc biệt là trao đổi kinh nghiệm xây dựng hệ thống bài tập phục vụ công tác giảng dạy.
2. Với các giáo viên
- Giáo viên cần chú trọng hơn nữa vào việc xây dựng hệ thống bài làm giàu vốn từ cho học sinh phù hợp với yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với từng bài học, từng chủ điểm cụ thể.
- Giáo viên cần cập nhật thông tin từ nhiều nguồn thông tin một cách thường xuyên, tham khảo tài liệu và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp về việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và xây dựng hệ thống bài tập nhằm làm giàu vốn từ cho học sinh.
3. Đối với sinh viên chuyên ngành Giáo dục Tiểu học:
- Cần học tập nghiêm túc, thường xuyên rèn luyện kĩ năng sư phạm để trau dồi kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp.
- Chú trọng đến việc tìm hiểu và thực hành đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là xây dựng hệ thống bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A, Thành Thị Yên Mỹ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1994), Phương pháp dạy tiếng Việt, NXB Giáo dục Hà Nội.
2. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1995), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 và Sách giáo viên lớp 2 chương trình 2018, NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ giáo dục tiểu học (2005), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy học các môn học, tập 1.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ giáo dục tiểu học (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học, tập 2.
6. Lê Phương Nga (Chủ biên) – Lê A – Đặng Kim Nga – Đỗ Xuân Thảo, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học tập 1 (4/2017), NXB Đại học Sư phạm.
7. Lê Phương Nga (Chủ biên) – Lê A – Đặng Kim Nga – Đỗ Xuân Thảo, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học tập 2 (4/2017), NXB Đại học Sư phạm.
8. Lê Phương Nga (2009), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, tập 2, NXB Đại học Sư phạm.
9. Lê Phương Nga (Chủ biên) (2009), Bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt ở tiểu học, NXB Đại học Sư phạm.
10. Hoàng Phê (2010), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa. 11. Ferdinand De Saussure, Cao Xuân Hạo dịch, Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (2005), NXB Khoa học Hà Nội.
12. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học Tiếng Việt, NXB Giáo dục. 13. Nguyễn Thiện Giáp, Giáo trình Ngôn ngữ học, NXB ĐHQG Hà Nội. 14. Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên) – Đoàn Thiện Thuật – Nguyễn Minh Thuyết, Dẫn luận Ngôn ngữ học, NXB Giáo dục.
PHỤ LỤC Phụ lục 1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT 2 BÀI 6: MỘT GIỜ HỌC
Tiết 4 : TỪ NGỮ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. CÂU NÊU ĐẶC ĐIỂM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
- Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm.
- Ghép các từ ngữ để tạo câu nêu đặc điểm.
- Đặt một câu nêu đặc điểm ngoại hình của một bạn trong lớp.
2. Năng lực:
- Phát triển vốn từ chỉ đặc điểm.
- Rèn kĩ năng đặt câu miêu tả người, tả vật. - HS phát triển năng lực sử dụng máy tính.
3. Phẩm chất:
- Hình thành cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ và trách nhiệm, biết giúp bạn bè, tích cực trong học tập và tự tin trao đổi ý kiến với bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, ti-vi để chiếu hình ảnh của bài học, GAĐT - HS: Sách giáo khoa, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động: Khởi động (2-3’)
- GV hát và vận động cùng HS.
- GV khen ngợi, tuyên dương HS. GV hỏi:
- HS hát và vận động theo bài hát: Chú thỏ con
- Dự kiến câu trả lời của HS:
+ Chú thỏ con có những điểm gì nổi bật đáng yêu?
Thỏ con có bộ lông trắng tinh; đôi mắt tròn xoe…
- GV nhận xét, giới thiệu bài:
Qua bài hát các con đã nêu được những điểm nổi bật, đáng yêu của thỏ con. Vậy, để nói được đặc điểm của nhiều sự vật,
chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học:Bài 6: Luyện tập- Từ ngữ chỉ đặc điểm. Câu nêu đặc điểm.
2. Hoạt động: Khám phá (10- 12’) Bài 1: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm
- GV trình chiếu slide và gạch chân các từ khóa trong yêu cầu bài:
“ Những từ ngữ nào dưới đây chỉ đặc điểm?”
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc từ ngữ trong bài.
- HS đọc các từ ngữ có trong bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 ( 2’) tìm từ ngữ chỉ đặc điểm.
- GV hỗ trợ HS. - GV chữa bài:
- HS thảo luận
+ Hình thức: Tổ chức trò chơi “ Hái táo”- ứng dụng công nghệ số.
+ Luật chơi: kích vào quả táo có chứa từ chỉ đặc điểm thì quả táo rơi, nếu quả táo không rơi là chọn từ không đúng. Khi đó
- HS đại diện các nhóm tham gia trò chơi: HS sử dụng chuột kích vào quả táo chứa từ ngữ chỉ đặc
HS mất lượt và phải dành quyền chơi cho HS nhóm khác. điểm: - Tình huống: HS chọn sai từ sẽ mất lượt - HS nhóm khác được chơi.
- Bài đúng: mượt mà, bầu bĩnh, sáng, cao, đen láy, đen nhánh.
- Tổng kết:
- GV cho HS đọc các từ chỉ đặc điểm vừa tìm được (GV trình chiếu). - HS đọc các từ chỉ đặc điểm vừa tìm được ? Từ nào chỉ màu sắc, hình dáng, kích thước? - HS nêu
+ Từ chỉ màu sắc: đen láy, đen nhánh, sáng, mượt mà.
+ Từ chỉ hình dáng, kích thước:
cao, bầu bĩnh.
- GV cho HS thảo luận nhóm 2:
Từ chỉ đặc điểm trong bài là những từ chỉ gì?
- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm.
+ Dự kiến HS trao đổi: Từ chỉ đặc điểm là những từ chỉ màu sắc, hình dáng, kích thước ...
- HS trình bày kết quả thảo luận
=> GV chốt: Từ chỉ đặc điểm là những từ chỉ màu sắc, hình dáng, kích thước..
- GV mở rộng: cho HS lấy ví dụ từ chỉ đặc điểm về: màu sắc, tính cách, hình dáng, … - GV liên hệ: ghi nhớ từ chỉ đặc điểm khi nói và viết.
- HS nêu
3. Hoạt động: Thực hành: (15-17’)
Bài 2: Ghép các từ ngữ ở bài 1 tạo thành
2. - GV cho HS tương tác phân tích mẫu trên màn hình theo nhóm 2.
- GV đưa mẫu
M: Đôi mắt đen láy. Định hướng câu hỏi thảo luận: + “Đen láy” là từ chỉ gì?
+ Từ chỉ đặc điểm đứng ở vị trí nào trong câu?
- Dự kiến HS phân tích mẫu.
+ Đen láy: là từ chỉ đặc điểm.
+ Từ chỉ đặc điểm thường đứng sau từ chỉ sự vật.
-> GV chốt màn hình: - 1- 2 nhóm trình bày trước lớp.
- GV phát thẻ từ chứa các từ ngữ có trong bài tập 1 và bảng nhóm cho HS làm bài