1.2.1 .Tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện mức sống của người dân
1.6 Cơ chế của sự tăng trưởng
1.6.3 Ứng dụng phân tích chính sách tiết kiệm và hiệu ứng đuổi kíp
Các nghiên cứu trên cho thấy, một quốc gia sẽ có mức đầu tư cao và tăng trưởng nhanh khi có sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm (s).
Giả sử chính phủ một nước theo đuổi chính sách tăng tỷ lệ tiết kiệm từ s1 lên thành s2 (minh họa ở hình 1-6 dưới đây). Khi tiết kiệm nhiều hơn, các nguồn lực dành cho sản xuất hàng tiêu dùng giảm xuống và nguồn lực dành cho sản xuất hàng đầu tư tăng lên. Kết quả là khối lượng vốn tư bản trong nền kinh tế tăng, tạo điều kiện làm tăng năng suất và tạo ra tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế đạt được trạng thái ổn định dài hạn cao hơnso với trước, mức sống của người dân được cải thiện đáng kể.
Hình 1-6. Tốc độ tăng tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế
Tuy nhiên, điều này không phải là mãi mãi, mô hình trạng thái ổn định dài hạn cho thấy khi không có sự cải thiện về khoa học công nghệ thì khi khối lượng tư bản tăngđến một mức nào đó, mức sản lượng được sản xuất thêm từ một đơn vị tư bản bổ sung thêm vào sẽ giảm xuống (MPK giảm). Nói cách khác, sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm chỉ dẫn tới tăng trưởng nhanh hơn trong một thời gian nào đó. Vì tỷ lệ tiết kiệm tăng cho phép tư bản được tích luỹ nhiều hơn, nhưng lợi ích thu được từ khối lượng tư bản tăng thêm ngày càng giảm xuống và tăng trưởng chậm dần. Quy luật này được gọi là quy luật năng suất cận biên giảm dần.
Quy luật này còn có một ý nghĩa quan trọng khác đó là lý giải thực trạng tại sao khi các yếu tố khác không thay đổi, một nước có xuất phát điểm thấp thường sẽ tăng trưởng với tốc độ cao hơn. Vào năm 1960, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ bằng 1/10 của Mỹ, một phần vì đầu tư trước đó thấp.Với khối lượng tư bản ban đầu nhỏ, lợi ích thu được từ tích luỹ tư bản đổi với Hàn Quốc rất lớn và điều này giúp Hàn Quốc có tỷ lệ tăng trưởng sau đó cao hơn(6%/năm). Có thể minh họa trường hợp của Hàn Quốc là xuất phát điểm là điểm E trên đồ thị của hình 1-4. Trong khi đó Mỹ là nước có xuất phát điểm là điểm E’ với tốc độ tăng trưởng trung bình chỉ đạt 2%/năm. Sau khoảng 30 năm Mỹ và Hàn Quốc đã có tỷ trọng đầu tư trong tổng GDP tương đương nhau. Lời giải đáp cho thực tế này đó là hiệu ứng đuổi kịp. Nghĩa là nước xuất phát điểm thấp hơn sẽ có MPK lớn hơn trên mỗi đồng vốn được đầu tư thêm, dẫn đến lượng vốn tích lũy tăng nhanh hơn. Trong khi đó, nước xuất phát điểm cao hơn thì MPK thường nhỏ hơn, nên lượng vốn tích lũy gia tăng chậm hơn. Cuối cùng nước xuất phát điểm thấp đã đuổi kịp nước xuất phát điểm ở vị trí cao hơn.