Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên trường đại học nha trang (Trang 28)

1.4.1. Nghiên cứu ngoài nước

Những tư tưởng về định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ dưới dạng sơ khai và biểu hiện thông qua việc phân chia, phân cấp lao động tuỳ thuộc vào địa vị và nguồn gốc xuất thân của mỗi người trong xã hội. Vào những năm 1940, nhà tâm lý học Mỹ J.L Holland đã nghiên cứu và thừa nhận sự tồn tại của các loại nhân cách và sở thích nghề nghiệp tác giả đã chỉ ra tương ứng với mỗi kiểu nhân cách nghề nghiệp đó là một số những nghề nghiệp mà cá nhân có thể chọn để có được kết quả làm việc cao nhất [5].

Đến thập niên 80, David W. Chapman (1981) đã triển khai nghiên cứu mang tầm phổ quát các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh. Tác giả cho rằng “yếu tố về đặc điểm” và “yếu tố về các ảnh hưởng bên ngoài” là hai nhân tố chính. Trong khi đó, đặc điểm cố định của trường đại học như học phí, vị trí địa lý hay các chương trình hỗ trợ về chi phí hay môi trường ký túc xá cũng như nỗ lực giao tiếp của trường đại học với học sinh là những yếu tố có ảnh hưởng [15]. Mô hình Daivid W. Chapman (1981) đã được nghiên cứu bổ sung bởi Hanson và Litten (1982). Κết quả nghiên cứu của nhóm đã chỉ ra các yếu tố về thuộc tính cá nhân, môi trường, chính sách cộng đồng, hoạt động của trường đại học có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định chọn trường của học sinh.

Trong nghiên cứu của mình, Mei Tang, Wei Pan và Mark D.Newmeyer [18] đã áp dụng mô hình lý thuyết phát triển xã hội nghề nghiệp để khảo sát các yếu tác động đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học.

Bromley H. Kniveton (2004) đã khảo sát 384 thanh thiếu niên (bao gồm 174 nam và 174 nữ) trong độ tuổi từ 14 đến 18. Κết quả chỉ ra rằng cả nhà trường và gia đình đều có thể cung cấp những thông tin và hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên. Giáo viên có thể xác định những

17

năng khiếu và khả năng qua đó khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá, tham gia lao động hướng nghiệp hoặc tham quan những cơ sở sản xuất. Trong khi đó phụ huynh học sinh có ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp những hỗ trợ thích hợp nhất định cho sự lựa chọn nghề nghiệp. Ngoài ra còn có sự tác động của anh chị em trong gia đình, bạn bè…đến quyết định này [12].

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường tại Philipine được Christine Joy Tan (2009) chỉ ra rằng “cơ hội nghề nghiệp trong tương lai” “sự an toàn” và “chương trình học tập” là ba nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định chọn trường của học sinh. Bên cạnh đó tác giả cũng cho rằng sự tác động của cha mẹ có ảnh hưởng lớn hơn bạn bè và nhân viên tư vấn trong quá trình chọn trường học của học sinh [13].

Joseph Kee Ming Sia (2010) đã phát triển mô hình của David W. Chapman (1981) và Nurlida (2009) ở khía cạnh khác. Tác giả đã chứng minh rằng yếu tố danh tiếng, cơ sở vật chất và những hỗ trợ về tài chính của trường Đại học có tác động mạnh đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh. Ngoài ra tác giả cũng dẫn giải ra rằng sự hài lòng về thông tin cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh [16].

Ở một nghiên cứu khác, kết quả nghiên cứu bởi Andriani Kusumawati (2010) đã chỉ ra rằng Chi phí; danh tiếng; trường gần nhà; cơ hội nghề nghiệp trong tương lai là năm nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh. Trong đó, cơ hội nghề nghiệp trong tương lai là một trong các nhân tố quan trọng nhất. Tuy vậy giới hạn của nghiên cứu là chưa mở rộng phạm vi nghiên cứu mà mới chỉ tập trung vào đối tượng nghiên cứu là học sinh tại các trường công lập và ở những vùng kinh tế phát triển ở Indonesia [11].

1.4.2. Nghiên cứu trong nước

Hoạt động nghiên cứu khoa học hướng nghiệp ở Việt Nam, theo các chuyên gia thì ngành hướng nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ vào những năm 1970, 1980. Một trong những người có đóng góp rất lớn cho giáo dục hướng nghiệp Việt Nam là Giáo sư Phạm Tất Dong, ông đã dày công nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn cho giáo dục hướng nghiệp như xác định mục đích, ý nghĩa, vai trò của hướng nghiệp; hứng thú, nhu cầu và động cơ nghề nghiệp; hệ thống các quan điểm, nguyên tắc hướng nghiệp, các nội dung, phương pháp, biện pháp giáo dục hướng

nghiệp. Tiếp bước là Giáo sư Nguyễn Văn Hộ, người rất tâm đắc và nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục hướng nghiệp. Gần đây, giáo sư cũng đã cho xuất bản cuốn sách “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy kĩ thuật trong trường Trung học phổ thông”, cuốn sách đã trình bày một cách hệ thống về cơ sở lí luận của giáo dục hướng nghiệp, vấn đề tổ chức giáo dục hướng nghiệp trong trường Trung học phổ thông và giảng dạy kĩ thuật ở nhà trường Trung học phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trường và sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay [1].

Công tác hướng nghiệp của học sinh phổ thông được khảo sát, đánh giá thực tế của nhóm nghiên cứu của Khoa Tâm lý, trường Đại học sư phạm Hà Nội (2005). Κết quả chỉ ra ba vấn đề cần chú trọng, thứ nhất, các hình thức hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông hiện tại chưa thực sự phong phú và được tổ chức thường xuyên. Nhiều hình thức hấp dẫn, có sức thuyết phục tốt như tham quan thực tế các cơ sở sản xuất địa phương, nghe các nghệ nhân nói chuyện về nghề nghiệp ít được thực hiện. Thứ hai, nhu cầu tìm hiểu nghề là nhu cầu chính đáng của học sinh, nhưng khi tìm hiểu về nghề thì các em gặp phải rất nhiều khó khăn như nhà trường ít tổ chức hướng nghiệp, các nội dung hướng nghiệp thực hiện không đồng bộ. Thứ ba, do tác động của nhà trường trong việc hướng nghiệp chưa cao nên các thông tin về nghề mà học sinh thu nhận được khi chọn nghề phần lớn từ các kênh ngoài nhà trường, ngoài giáo viên như từ cha mẹ người thân, từ những người đang làm trong nghề đó hay từ các sách báo hoặc phương tiện thông tin đại chúng khác [4]. Trong khi đó, nghiên cứu của Trần Đình Chiến (2008) nêu ra thực trạng về xu hướng chọn nghề nghiệp của học sinh thì nhận thấy đa số học sinh chịu ảnh hưởng một cách thụ động, không nhận thức được sự phù hợp của bản thân với nghề. Họ có xu hướng chủ yếu tập trung chọn những ngành nghề đang được xã hội quan tâm, đánh giá cao, những nghề có thu nhập cao và dễ kiếm việc làm. Việc chọn này còn xuất phát từ sở thích cá nhân mà thiếu định hướng từ nhà trường. Ngoài ra, được học tập và làm việc tại các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp ngoài biên chế nhà nước cũng được học sinh quan tâm lựa chọn [1].

Κết quả nghiên cứu dựa trên phân tích 227 phiếu trả lời câu hỏi của học sinh lớp 12 năm học 2008-2009 của 5 trường Trung học phổ thông tại Quảng Ngãi của nhóm tác giả Trần Văn Quí và Cao Hào Thi cho thấy các yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai; thông tin có sẵn về trường Đại học; yếu tố về bản thân cá nhân học sinh; yếu

19

tố về cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh và yếu tố đặc điểm của trường đại học có ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn trường của học sinh Trung học phổ thông. Tác giả đã chứng minh được rằng có sự tác động gián tiếp của biến giới tính đến các biến nhân tố về cơ hội việc làm trong tương lai và nhân tố về cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh ở mức ý nghĩa 10%. Đặc biệt kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng 21,5% cho tổng thể về mối quan hệ của năm nhân tố trình bày ở trên có quan hệ chặt chẽ với quyết định chọn trường đại học của học sinh [6].

Một nghiên cứu tương tự được tác giả Nguyễn Phương Toàn thực hiện năm 2011 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đối với nhóm đối tượng là học sinh lớp 12 Phổ thông trung học. Mô hình nghiên cứu giải thích được 27,6% trên tổng thể về mối quan hệ đồng biến của năm yếu tố (Đặc điểm trường Đại học; Mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành đào tạo; Khả năng đáp ứng sự mong đợi sau khi ra trường; Nỗ lực giao tiếp hay Đặc điểm của trường Đại học) với biến quyết định chọn trường Đại học của học sinh. Sự khác biệt giữa nhóm học sinh theo đơn vị trường Trung học phổ thông, theo giới tính hay theo học lực trong sự đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố khi quyết định chọn trường Đại học của học sinh [9]. Hay tác giả Phạm Thành Long cũng thực hiện trên đối tượng là học sinh lớp 12 THPT trong tỉnh Khánh Hòa. Mô hình nghiên cứu cũng đã giải thích được 23,3% sự biến thiên của biến phụ thuộc, trong đó, nhân tố “Đáp ứng mong đợi trong tương lai” tác động lớn nhất đến quyết định chọn trường của học sinh và nhân tố “Các cá nhân có ảnh hưởng” tác động ít nhất trong khi đó hai nhân tố “Danh tiếng trường Đại học” và “Cơ hội trúng tuyển” không có ý nghĩa thống kê trong việc tác động đến việc quyết định chọn tường Đại học [5].

Nhóm tác giả Nguyễn Minh Hà trường Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường nhưng đối tượng nghiên cứu được nhóm khảo sát trên 1894 sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy với bảy nhân tố tác động đến việc sinh viên chọn trường. Κết quả nghiên cứu chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa hành vi chọn trường/ngành học với đặc điểm của bản thân sinh viên cũng như công việc trong tương lai. Sinh viên quan tâm đến tỉ lệ đấu chọi, thi đầu vào và điểm chuẩn của ngành học đăng kí. Trong khi việc chọn ngành/trường của người học bị chịu tác động rất lớn từ phía người thân trong và ngoài gia đình [3].

1.4.3. Đánh giá chung về các nghiên cứu liên quan đến đề tài

Việc thu thập và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu và tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan thì các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào giáo dục hướng nghiệp, trong đó xu hướng chọn trường, chọn nghề của học sinh là một thành tố quan trọng, nó có mối quan hệ tác động với nhiều thành tố khác nhau. Các nghiên cứu đã tìm ra được những yếu tố căn bản mang tính tổng quát (David W. Chapman, 1981; Hanson và Litten, 1982) hay về sau này các nghiên cứu đã cụ thể phát triển các yếu tố trong mô hình tổng quát đó để nghiên cứu cụ thể hóa yếu tố ảnh hướng đến việc lựa chọn trường, ngành nghề (Bromley H. Kniveton, 2004; Mei Tang et al., 2008; Christine Joy Tan, 2009; Joseph Kee Ming Sia, 2010; Andriani Kusumawati, 2010).

Trong khi đó các nghiên cứu trong nước cũng đã kế thừa và vận dụng các mô hình nghiên cứu thế giới vào thực tiễn ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường, lựa chọn nghề của học sinh, sinh viên tại Việt Nam (Trần Đình Chiến, 2008; Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009; Nguyễn Phương Toàn, 2011; Nguyễn Minh Hà, 2012; Phạm Thành Long, 2013). Đây là một thuận lợi cho nghiên cứu hiện tại của tác giả trong việc xây dựng mô hình nghiên cứu bao gồm các yếu tố tổng quát, mặc dù vậy các nghiên cứu hiện tại là các công trình nghiên cứu có liên quan đến việc hướng nghiệp, lựa chọn ngành nghề chuyên môn và chưa có một nghiên cứu hay khảo sát nào liên quan đến lựa chọn một trung tâm ngoại ngữ dành cho đối tượng học sinh, sinh viên. Đó là lý do cần được xây dựng và nghiên cứu một cách có hệ thống các biến quan sát ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của học sinh, sinh viên. 1.5. Các mô hình nghiên cứu liên quan

1.5.1. Một số mô hình của các tác giả ngoài nước 1.5.1.1. Mô hình tổng quát của David W. Chapman 1.5.1.1. Mô hình tổng quát của David W. Chapman

Một mô hình tổng quát đã được David W. Chapman xây dựng (1981) về quyết định chọn trường của học sinh (Hình 1.3). Theo tác giả thì “đặc điểm cá nhân” và “các ảnh hưởng bên ngoài” (bao gồm các cá nhân có ảnh hưởng; đặc điểm cố định của trường Đại học và nỗ lực giao tiếp của trường Đại học với học sinh) là hai nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định chọn trường của học sinh.

21

Hình 1.3: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của David W. Chapman.

(Nguồn: D.W. Chapman, 1981)

Đây là mô hình nền tảng của các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng có tác động lớn đến việc chọn trường Đại học của học sinh phổ thông (Joseph Kee Ming Sia, 2010 [14]), hay các nghiên cứu về hướng nghiệp cho các học sinh phổ thông hay các nghiên cứu ngoài lĩnh vực giáo dục của các tác trong nước được trình bày trong phần tổng quan các vấn đề nghiên cứu (mục 1.6).

1.5.1.2. Mô hình của Hanson và Litten

Việc phát triển chuyên sâu hơn so với mô hình của David W. Chapman, nhóm tác giả Hanson và Litten (1982) đã đưa ra mô hình nghiên cứu chi tiết hơn (Hình 1.4) và cho rằng yếu tố về Đặc điểm của học sinh; Đặc điểm trưởng phổ thông; Thuộc tính

Ấn tượ n g về tr ườ n g Đ ại h ọc Q u yế t đ ịn h c h ọn tr ườ n g Đại h ọc

Đặc điểm của học sinh

Tình trạng kinh tế

Nguyện vọng học tập Thái độ Năng lực

Các ảnh hưởng bên ngoài

Các cá nhân có ảnh hưởng: - Bạn bè

- Gia đình

- Thầy cô ở trường cấp 3 Đặc điểm cố định trường Đại học:

- Học phí - Vị trí - Hỗ trợ tài chính Nỗ lực giao tiếp với học sinh của trường Đại học: - Tài liệu có sẵn - Viếng thăm trường ĐH - Tuyển sinh

cá nhân; Môi tường; Chính sách cộng đồng; Đặc điểm của trường Đại học; Hoạt động của trường Đại học và Những cá nhân, truyền thông là những nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh.

Hình 1.4: Mô hình quyết định chọn trường của Hanson và Litten. (Nguồn: Chris Hampton, 2008)

1.5.1.3. Mô hình động cơ học tập của Uwe Wilkesmann

Đề tài được Uwe Wilkesmann và cộng sự thực hiện tại ba trường Đại học ở Đức trong năm học 2009-2010. Mẫu nghiên cứu được khảo sát trên 3687 sinh viên thuộc các ngành học khác nhau như xã hội học, kinh tế và ngành kỹ thuật. Các mục đều được đánh giá và đo lường theo thang đo Likert [13]. Biến về động cơ học tập của Uwe Wilkesmann được đo lường thông qua các yếu tố nêu tại Bảng 1.1

Đặc điểm của học sinh: - Chủng tộc

- Thu nhập - Trình độ cha mẹ - Tình trạng KT-XH - Văn hóa gia đình - Phẩm chất cha mẹ - Tôn giáo - Giới tính Đặc điểm trường phổ thông: - Thành phần xã hội - Chất lượng giảng dạy - Chương trình giảng dạy - Các hoạt động thể dục thể thao Những cá nhân, truyền thông ảnh hưởng: - Cha mẹ - Nhân viên tư vấn - Bạn bè - Nhân viên trường Đại học

Khát vọng

học tập nghiên cứu Quá trình Tìm kiếm thông tin Nộp đơn Tuyển sinh

Thuộc tính cá nhân: - Thứ bậc trên lớp - Khả năng học tập - Năng lực học tập - Giá trị cá nhân - Phẩm chất - Phong cách sống Hoạt động của trường Đại học: - Họa động tuyển sinh - Chính sách học tập Hoạt động của trường Đại học: - Số lượng thừa nhận/từ chối - Số lượng hỗ trợ

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên trường đại học nha trang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)