Xây dựng bảng câu hỏi và đánh giá sơ bộ các thang đo

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên trường đại học nha trang (Trang 48)

2.2.3.1. Xây dựng bảng câu hỏi

Công cụ trong thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng là bảng câu hỏi chi tiết, các câu hỏi sử dụng chủ yếu là câu hỏi đóng với các trả lời được đo lường theo cấp độ thang đo rõ ràng (Nguyễn Đình Thọ, 2011 – Saris &Gallhoffer, 2007; Schuman & Presser, 1981). Một bảng câu hỏi tốt sẽ giúp nhà nghiên cứu thu thập được dữ liệu cần thiết với mức độ tin cậy cao (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Vì vậy dựa trên những hiểu biết và tham khảo các nghiên cứu trước tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi với nhiều mục hỏi, các nội dung xoay quanh vần đề các nhân tổ tác động đến quyết định chọn TTNN của sinh viên, bên cạnh đó cũng có mục hỏi liên quan đến thông tin cá nhân người được khảo sát. Bảng câu hỏi khảo sát chi tiết được bố trí cuối luận văn (xem phụ lục 2).

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo Likert với dãy giá trị 1÷5 để đo lường cảm nhận của đối tượng được khảo sát về tác động của 9 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn TTNN của họ. Thang đo của các biến với 5 mức độ: Mức 1: Hoàn toàn đồng ý; Mức 2: Đồng ý; Mức 3: Không có ý kiến; Mức 4:Không đồng ý; Mức 5:Hoàn toàn không đồng ý.

2.2.3.2. Xây dựng thang đo

Căn cứ vào thang đo sơ bộ tiến hành khảo sát thử trên mẫu khoảng 50 sinh viên để điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi với kích thước mẫu là n = 50. Bảng câu hỏi được phát ra cho sinh viên thuộc các Khoa Kinh tế, Khoa kế toán - tài chính, Khoa công nghệ thực phẩm, Khoa ngoại ngữ, Khoa Cơ khí, sau đó thu lại và kiểm tra đánh giá sơ bộ về mức độ trả lời các mục hỏi trong bảng khảo sát, đồng thời tham khảo ý kiến của cán bộ hướng dẫn, loại bỏ những mục hỏi chưa rõ ràng, mục hỏi xấu, sau đó hiệu chỉnh lần cuối trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức bằng việc sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để điều chỉnh các thang đo. Nếu các biến có hệ số tương quan giữa các biến - tổng (item- total correlation) nhỏ hơn 0,3 trong phân tích Cronbach’s Alpha thì sẽ bị loại bỏ và chỉ lấy nếu kiểm tra hệ số Cronbach alpha tổng lớn hơn 0,6, hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng 0,7 – 0,8. Nếu Cronbach’s Alpha >= 0,6 là thang đo có thể chấp nhận được được về mặt độ tin cậy (Nunnally & Bernstein, 1994 “Nguyễn Đình Thọ, 2011”). Kế tiếp các biến quan sát có trọng số (hay hệ số tải nhân tố, Factor loading) dưới 0,5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ và kiểm tra tổng phương sai trích (≥50%) [20]. Cuối cùng các biến còn lại sẽ được đưa vào bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức.

37

Thang đo chính thức gồm có 09 nhóm định lượng với 37 yếu tố nghiên cứu là nhóm các yếu tố kỳ vọng sẽ ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Nha Trang. Thang đo được sử dụng trong mô hình là thang đo Likert 5 bậc được sử dụng cho nghiên cứu với mức độ đồng ý giảm dần từ 1 đến 5.

1. Thang đo Vị trí địa lý

Thang đo vị trí địa lý được tác giả xây dựng gồm bốn mục hỏi căn cứ vào sự tác động của các yếu tố như khoảng cách, sự thuận tiện về phương tiện giao thông, hay gần nơi trung tâm du lịch nơi có khách nước ngoài để thuận tiện cho việc giao tiếp,…

Bảng 2.1: Vị trí địa lý Mã

hóa BIẾN QUAN SÁT NGUỒN

Vị trí địa lý (H11 – H14)

H11 TTNN gần trường ĐHNT thuận tiện, an toàn cho việc đi lại của người học Tác giả điều chỉnh từ Nguyễn Phương Toàn, 2011 H12 TTNN ở xa ĐHNT nhưng chi phí đi lại và học phí thấp Tác giả

H13 TTNN có sự thuận tiện về giao thông, có chỗ để xe cho học viên Tác giả H14 TTNN gần trung tâm du lịch nơi có nhiều cơ hội tiếp xúc, nói chuyện với

khách nước ngoài

Tác giả

2. Thang đo Marketing

Thang đo Marketing gồm 04 biến quan sát liên quan đến chính sách marketing của TTNN như quảng cáo, chương trình khuyến mại dành cho học viên,…

Bảng 2.2: Thang đo Marketing Mã

hóa BIẾN QUAN SÁT NGUỒN

Marketing (H21 – H24)

H21 Được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng Tác giả điều chỉnh từ Nguyễn Phương Toàn, 2011 H22 Có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến mại hấp dẫn như giảm học phí, tặng quà cuối khóa. Tác giả điều chỉnh từ Nguyễn Phương Toàn, 2011

H23

Có chính sách tặng học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó. Hoàn phí thi chứng chỉ quốc tế nếu đạt điểm cao

Tác giả

3. Thang đo Chương trình đào tạo

Gồm 05 biến quan sát được mã hóa từ H31- H35 gồm nội dung đào tạo, giáo trình phục vụ cho đào tạo cũng như các hoạt động ngoại khóa dành cho học viên của trung tâm. Các nội dung này được thể hiện trong bảng 2.3

Bảng 2.3: Thang đo Chương trình đào tạo Mã

hóa BIẾN QUAN SÁT NGUỒN

Chương trình đào tạo (H31 – H35) H31 Nội dung rộng, bao gồm tất cả các kỹ năng

Nghe-Nói-Đọc-Viết

Tác giả

H32 Có giáo trình riêng được chuẩn hóa phù hợp nhu cầu người học Tác giả

H33 Giáo trình luôn được cập nhật với phương pháp và phương tiện giảng dạy hiện đại nhất Tác giả điều chỉnh từ Nguyễn Phương Toàn, 2011

H34

Có nhiều hoạt động học ngoại khóa bổ ích cho học viên (Câu lạc bộ Ngoại ngữ, câu lạc bộ làm phim ngắn bằng ngoại ngữ, hoạt động dã ngoại…)

Tác giả điều chỉnh từ Nguyễn Phương Toàn, 2011 H35 Chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế Tác giả

4. Thang đo Chất lượng đào tạo

Nội dung của thang đo này liên quan đến các câu hỏi như việc đảm bảo chất lượng đầu ra và cấp chứng chỉ. Việc học ngoại ngữ thì có nhiều mục đích: học lấy bằng, học lấy chất lượng. Kết quả của thang đo này sẽ chỉ ra cho thấy mục đích học ngoại ngữ của sinh viên là gì, thể hiện trong bảng 2.4.

Bảng 2.4: Thang đo Chất lượng đào tạo Mã

hóa BIẾN QUAN SÁT NGUỒN

Chất lượng đào tạo (H41 – H44) H41

Đảm bảo chất lượng đầu ra và được cấp chứng

chỉ nội bộ của trung tâm Tác giảTác giả điều chỉnh từ Nguyễn Minh Hà, 2012

H42 Đảm bảo chất lượng đầu ra theo cam kết, không cấp chứng chỉ cuối khóa

Tác giả điều chỉnh từ Nguyễn Minh Hà, 2012 H43

Có phương pháp giảng dạy hiệu quả: lấy người học làm trung tâm, Cuối khóa học viên được sàng lọc nếu không đạt cho học lại miễn phí

Tác giả điều chỉnh từ Trần Văn Quý, 2009

39 5. Thang đo Đội ngũ giáo viên

Thang đo Đội ngũ giáo viên gồm 04 biến quan sát được mã hóa từ H51- H54, đề cập đến nội dung về thái độ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, yếu tố giáo viên nước ngoài,… Đây là yếu tố mà tác giả cho rằng có tính chất tương đối quan trọng quyết định đến việc chọn TTNN của sinh viên.

Bảng 2.5: Thang đo Đội ngũ giáo viên Mã

hóa BIẾN QUAN SÁT NGUỒN

Đội ngũ giáo viên (H51 – H54)

H51

Thái độ phục vụ, giảng dạy của đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, có bằng cấp và nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, vui vẻ, lịch sự

Tác giả điều chỉnh từ Nguyễn Phương Toàn, 2011

H52 100% là giáo viên bản địa (GV nước ngoài) Tác giả H53 Có đội ngũ trợ giảng người Việt để hỗ trợ học

viên, kết nối giữa người dạy và người học

Tác giả

H54 Có độ ngũ giáo viên chuyên nghiệp được đào tạo chuyên môn ở nước ngoài về

Tác giả điều chỉnh từ Trần Văn Quý, 2009

6. Thang đo “Học phí”

Học phí là một trong những yếu tố rất đáng quan tâm đối với sinh viên khi họ có ý định tham gia một chương trình đào tạo nào đó. Với nguồn chi tiêu hoàn toàn phụ thuộc gia đình nên họ phải tự cân đối nguồn tài chính có hạn, chính vì vậy yếu tố học phí rất cần thiết khi họ quyết định lựa chọn nơi học. Vì thế tác giả xây dựng thang đo học phí với bốn biến quan sát như bảng sau:

Bảng 2.6: Thang đo Học phí Mã

hóa BIẾN QUAN SÁT NGUỒN

Học phí (H61 – H64)

H61 Học phí thấp nhưng đảm bảo chất lượng đầu ra

Tác giả điều chỉnh từ Nguyễn Minh Hà, 2012

H62 Học phí cao, cam kết đảm bảo chất lượng đầu ra Tác giả H63 Học phí vừa phải so với thu nhập bình

quân, cam kết đảm bảo chất lượng đầu ra

Tác giả điều chỉnh từ Nguyễn Phương Toàn, 2011 H64 Cam kết thi không đạt chứng chỉ, hoàn lại

học phí

7. Thang đo Cơ sở vật chất

Cở sở vật chất là yếu tố được xây dựng đầu tiên khi một TTNN được thành lập. Xuất phát từ nhu cầu người học hiện nay và tình hình thực tế tại các TTNN của Nha Trang, tác giả thấy rằng ngoài các yếu đóng vai trò nòng cốt của một TTNN như chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo, đội ngũ giáo viên,…thì yếu tổ cơ sở vật chất cũng chiếm một ví trí quan trọng không nhỏ tác động đến quyết định chọn TTNN của sinh viên. Và các yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất được tác giả trình bày trong bảng 2.7, gồm bốn mục hỏi:

Bảng 2.7: Cơ sở vật chất Mã

hóa BIẾN QUAN SÁT NGUỒN

Cơ sở vật chất (H71 – H74)

H71 Cơ sở vật chất của TTNN hiện đại, đầy đủ tiện nghi nhưng học phí cao

Tác giả điều chỉnh từ Nguyễn Phương Toàn, 2011

H72 Cơ sở vật chất của TTNN đảm bảo điều kiện tối thiểu nhưng học phí thấp

Tác giả

H73 Cung cấp đầy đủ thông tin cho người học một cách thuận tiện nhất

Tác giả

H74

Cơ sở vật chất tốt, có hệ thống website được thiết kế nhiều nội dung để học viên dễ dàng cập nhật thông tin, làm bài tập hay thi test thử online, hoặc tự học ở nhà.

Tác giả điều chỉnh từ Phạm Thành Long, 2013

8. Thang đo Gợi ý/Tư vấn của người thân

Gợi ý, tư vấn của người thân cũng là một yếu tố tác động đến tâm lý của sinh viên khi họ đang đứng trước một sự lựa chọn. Sự gợi ý, tư vấn có thể từ người thân trong gia đình hay chính là các Thầy, Cô hoặc bạn bè. Tùy theo hoàn cảnh, lứa tuổi, môi trường học tập mà các đối tượng tác động đến tâm lý của sinh viên là khác nhau. Vì lúc này các sinh viên cũng đã là người trưởng thành, có suy nghĩ độc lập vậy nên sự tư vấn không nhất thiết chỉ là từ phía gia đình nữa. Xuất phát từ việc tham khảo các nghiên cứu trước, tác giả đưa ra bốn mục hỏi về sự gợi ý, tư vấn của người thân tác động đến quyết định của sinh viên như sau:

41

Bảng 2.8: Gợi ý/Tư vấn của người thân Mã

hóa BIẾN QUAN SÁT NGUỒN

Gợi ý/Tư vấn của người thân (H81 – H84)

H81

Anh/Chị sẽ chọn TTNN theo sự gợi ý/tư vấn từ Cha, Mẹ, anh, chị, em, người thân trong gia đình

Tác giả điều chỉnh từ Nguyễn Phương Toàn, 2011

H82 Anh/Chị sẽ chọn TTNN theo sự gợi ý/tư vấn từ Thầy, Cô, bạn bè

Tác giả điều chỉnh từ Nguyễn Thị Lan Hương, 2012

H83

Anh/Chị sẽ chọn TTNN theo sự gợi ý/tư vấn của những sinh viên đã và đang theo học tại TTNN đó giới thiệu

Tác giả điều chỉnh từ Trần Văn Quý , 2009

H84 Anh/Chị sẽ chọn TTNN theo sự gợi ý/tư vấn từ các chuyên viên tư vấn của TTNN đó

Tác giả điều chỉnh từ Trần Văn Quý , 2009

9. Thang đo Thương hiệu

Thang đo này gồm 04 biến quan sát bao gồm các nội dung về thương hiệu của một TTNN được trình bày trong bảng 2.9.

Bảng 2.9: Thang đo Thương hiệu Mã

hóa BIẾN QUAN SÁT NGUỒN

Thương hiệu (H91 – H94)

H91 Là TTNN lớn, nổi tiếng được nhiều người biết đến

Tác giả điều chỉnh từ Nguyễn Minh Hà, 2012

H92 Là TTNN có uy tín trên địa bàn Tác giả H93 Là TTNN hoạt động lâu năm lĩnh vực đào tạo

ngoại ngữ

Tác giả

H94 Là TTNN có sự hợp tác với các tổ chức quốc tế dạy ngoại ngữ nổi tiếng khác

Tác giả điều chỉnh từ Trần Văn Quý , 2009

10. Thang đo Quyết định

Thang đo Quyết định được đo lường bằng 06 biến quan sát, nội dung được xem là kết quả về quyết định chọn TTNN của sinh viên trường Đại học Nha Trang. Nội dung cụ thể được trình bày trong bảng 2.10.

Bảng 2.10: Quyết định

2.2.3.3. Nghiên cứu định lượng chính thức

Sử dụng phần mềm SPSS 18.0 sẽ được dùng để thống kê mô tả mẫu, đánh giá độ tin cậy của thang đo chính thức sau khi chuẩn hóa ở bước nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA.

Kết quả số liệu thu được sẽ được đưa vào phân tích hồi quy đa biến nhằm kiểm định các giả thuyết cũng như mô hình nghiên cứu đã xây dựng. Các yếu tố ảnh hưởng này có sự khác biệt nhau hay không theo thương hiệu; tiếp thị; chương trình đào tạo; chất lượng đào tạo; đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất; học phí; tư vấn; vị trí địa lý hay giới tính, trình độ, năm học dựa trên phân tích One - way Anova của phần mềm SPSS. 2.3. Thông tin mẫu nghiên cứu

Kích thước mẫu (n) là số lượng đối tượng quan sát phải thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu đạt độ tin cậy nhất định. Theo Hairt & ctg (2006) thì quy luật tổng quát cho cỡ mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố khám phá là gấp 5 lần so với biến quan sát. Trong nghiên cứu này có 37 biến quan sát, do đó cỡ mẫu tối thiểu là 185 mẫu. Nghiên cứu lấy số lượng điều tra là n = 340 mẫu. Tổng số mẫu khảo sát được phát ra là 400 mẫu. Qua bước kiểm tra gạn lọc có 60 mẫu không hợp lệ do để trống

hóa BIẾN QUAN SÁT NGUỒN

Quyết định chọn TTNN

H101 Anh/Chị chọn TTNN vì thương hiệu nổi tiếng và Marketing hẫp dẫn

Tác giả điều chỉnh từ Nguyễn Minh Hà, 2012

H102 Anh/Chị chọn TTNN vì chương trình đào tạo chuẩn và chất lượng đào tạo tốt

Tác giả điều chỉnh từ Nguyễn Minh Hà, 2012

H103 Anh/Chị chọn TTNN vì đội ngũ giáo viên có trình độ cao

Tác giả

H104 Anh/Chị chọn TTNN vì học phí phù hợp và cơ sở vật chất tốt

Tác giả điều chỉnh từ Nguyễn Phương Toàn, 2011 H105 Anh/Chị chọn TTNN vì có sự tư vấn Tác giả điều chỉnh từ Nguyễn

Minh Hà, 2012 H106 Anh/Chị chọn TTNN vì vị trí thuận lợi Tác giả

43

nhiều mục hay chỉ chọn duy nhất 1 cột. Do đó, số mẫu được sử dụng chính thức trong phân tích dữ liệu là n = 340 mẫu.

2.4. Một số phương pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu 2.4.1.Thống kê mô tả 2.4.1.Thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để so sánh các nhân tố liên quan nhằm làm nổi bật những đặc trưng của mỗi nhóm về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của mẫu nghiên cứu thông qua bảng tần số, bảng kết hợp nhiều biến, đồ thị, các đại lượng thống kê mô tả,...

2.4.2. Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha

Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp (biến rác) và hạn chế các biến rải rác trong quá trình nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu > 0,6 (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Thông thường thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo nghiên cứu có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo tốt nhất.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên trường đại học nha trang (Trang 48)