- Cho vay hỗ trợ nhà ở là hoạt động cho vay giữa các chủ thể (chủ thể cung ứng vốn và chủ thể cầu vốn) liên quan đến việc mua sắm và xây dựng nhà ở. Các thành viên tham gia hoạt động này (xem bảng 1.1) có thể chia thành 2 nhóm chính:
(1) Chủ thể cầu vốn là các chủ sở hữu nhà ở (các chủ thể mong muốn thoả mãn nhu cầu sống, hoặc lợi tức thu được từ tiền cho thuê và gia tăng giá trị của nhà ở đó) và
(2) chủ thể cung vốn là người cho vay (các chủ thể mong muốn lợi tức từ lãi suất cho vay).
- Bảng 1.1 Tương tác giữa các thành viên trong hoạt động cho vay mua nhà ở
- - Nhà ở phục vụ nhu
cầu cư
trú trực tiếp của cá nhân, hộ gia đình. - Nhà ở dưới dạng cho thuê - Chủ thể cầu vốn (Người sở hữu nhà đất ở) - Cá nhân, hộ gia đình - Các chủ đầu tư ở các công ty kinh doanh BĐS và các quỹ tín thác BĐS - Chủ thể cung vốn (Người cho vay nhà ở) - Các tổ chức tín dụng trung
gian, người cho vay tư nhân
- Các tổ chứ tín dụng trung
gian, các nhà đầu tư cho vay BĐS nhà ở thế chấp.
- Nguồn: [19]
-
- Như vậy, hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở được coi là hoạt động căn bản của bất kì ngân hàng thương mại nào. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tế, có thể cho rằng, hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở được hiểu là một loại hình cho vay tiêu dùng, theo đó ngân hàng cho khách hàng vay lượng tiền để hình thành nhà ở nhằm mục đích tiêu dùng.
- Hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở trong thực tế phần lớn là nhà ở chung cư, là loại nhà phát triển và hình thành theo dự án, mục đích để ở và kinh doanh có sử dụng nguồn vốn vay. Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh. Như vậy có thể hiểu 01 nhà ở chung cư là 01 căn hộ nằm trong khu căn hộ theo dự án phát triển của chủ đầu tư được phê duyệt thoả các điều kiện nêu trên.
- Cho vay hỗ trợ nhà ở thực tế là việc ngân hàng thương mại cho khách hàng sử dụng một số tiền của ngân hàng vào mục đích mua sắm, xây dựng nhà với cam kết hoàn trả cả gốc và lãi đầy đủ cho ngân hàng với các điều kiện và pháp lý thông thoáng hơn. Ví dụ Vietcombank cam kết cho vay với tỷ lệ 70% đến 100% trong vòng 20 năm. Ngoài ra ở các NHTM khác, chính sách hỗ trợ cho vay rất đa dạng
- lãi suất, lãi suất cho vay hiện tại phổ biến ở mức dao động
13.8%, các NHTM tuỳ
theo chính sách phát triển của mình thường áp dụng các mức lãi
suất rất đa dạng và
linh hoạt khác nhau. Tuy nhiên theo quy định thì các NHTM phải lập
quỹ dự phòng
rủi ro, cũng như căn cứ và chỉ số lạm phát để đưa ra mức lãi suất
hợp lý theo thời
gian vay, điều này gây ra không ít khó khăn cho cả người vay và
NHTM một khi
xảy ra lạm phát hoặc điều chỉnh theo chính sách Ngân hàng Nhà Nước
(Lao Động,
2010). Trên thực tế việc thông thoáng hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn
vay cũng dựa trên
tài sản đảm bảo hoặc thu nhập đảm bảo của người đi vay. Điều này
xảy ra tình
trạng các NHTM cam kết hỗ trợ khách hàng ở những dự án mà họ bảo
lãnh, ví dụ
Techcombank hỗ trợ cho khách hàng mua dự án của Vingroup đầu tư,
các khách
hàng chọn dự án ngoài liên kết khó có được sự hỗ trợ này. Vấn đề
tài sản đảm bảo
cũng là vấn đề luôn được nhắc đến, thông thường khách hàng đảm bảo
bằng chính
giá trị căn hộ cho vay, ngoài ra một số NHTM cũng yêu cầu đảm bảo
bằng tài sản
khác, ví dụ ở ABBank, để vay được 90% giá trị trên mức giá 1 tỷ
của căn hộ vay,
khách hàng phải đảm bảo bằng tài sản khác có giá trị 1,5 tỷ đồng.
Điều này gây
không ít khó khăn cho khách hàng chưa có sở hữu tài sản khác đặc
biệt là nhóm
khách hàng trẻ.
- Các hình thức hỗ trợ cho hoạt động này bao gồm:
- Hỗ trợ về tiếp cận sản phàm cho vay ngoài liên kết nghĩa là chính sách hỗ trợ về điều kiện và pháp lý thông thoáng hơn để khách hàng vay mua căn hộ ngoài các dự án liên kết được tiếp cận nguồn vốn vay và chính sách hỗ trợ tương đương dự án có liên kết.
- Hỗ trợ về lãi suất cho dự án ngoài liên kết, đảm bảo công bằng và linh hoạt.
- Hỗ trợ về tài sản đảm bảo: giải quyết được mâu thuẫn về giá trị tài sản đảm bảo trong đánh giá giá trị tài sản đảm bảo ở những dự án ngoài liên kết.