Các yếu tố bên ngoài khác

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỖ TRỢ NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH GIA ĐỊNH (Trang 41 - 88)

- Đây là nhóm nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động cho vay mua nhà mà ngân hàng không thể tác động được mà chỉ có thể tận dụng điều hành hoạt động sao cho phù hợp. Các nhân tố khách quan bao gồm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô, môi trường pháp luật, môi trường kinh tế chính trị, môi trường văn hoá xã hội,..

- Yếu tố pháp luật: Pháp luật là công cụ quản lý đắc lực của nhà nước, và

mọi cá nhân cũng như tổ chức đều chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật. NHTM hoạt động dưới sự quản lý bởi NHNN, mọi sự phát triển đều dựa trên khung pháp lý do nhà nước ban hành và định hướng của NHNN. Vì vậy, những quy định của các cơ quan có chức năng càng chặt chẽ bao nhiêu thì càng thúc đấy hoạt động kinh doanh của NHTM nói riêng và hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở nói riêng. Nếu pháp luật có quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở quá sơ sài, chưa đủ hành lang pháp lý cho các NHTM hoạt thì cũng không giúp các NHTM kinh doanh hiệu quả được. Nói cách khác, pháp luật chính là chất xúc tác giúp hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở càng phát triển nhanh chóng.

- Yếu tố kinh tế - chính trị: Đây cũng là 1 yếu tốt không kém phần quan

trọng so với yếu tố pháp luật. Những chỉ tiêu như GDP, chỉ số tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ lạm pháp,... sẽ phản ánh trung thực nền kinh tế hiện hữu của một quốc gia. Nếu một quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì nhu cầu tiêu dùng, ổn định đời sống của người dân cũng được phát triển theo, kéo theo đó là nhu cầu nhà ở trong xã hội cũng sẽ tăng mạnh. Bên cạnh đó, chính trị sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như nhu cầu định cư mua nhà của người dân. Một quốc gia thường xuyên có bạo loạn,biểu tình, đảo chính và bất ổn về chính trị,..dẫn đến nền kinh tế cũng không thể phát triển được, thì hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở tại các NHTM sẽ không thể triển khai.

- KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

- Trong chương 1, luận văn đã trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở của các NHTM. Trong đó, luận văn đã đề cập đến khái, niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở đối với cá nhân, ngân hàng và với nền kinh tế - xã hội, và đối tượng nhà ở được tác giả đi sâu vào nghiên cứu là loại hình nhà ở phát triển theo hình thức dựa án, nhà ở chung cư. Đề tài cũng khái quát các hình thức cho vay hỗ trợ nhà ở theo 2 tiêu chí là mục đích vay vốn và phương thức hoàn trả vốn vay. Ớ từng tiêu chí, tác giả cũng nêu ra những điểm cơ bản của hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở. Từ đó, làm noi bật lên 3 hình thức hỗ trợ mà tác giả muốn hướng đến: (1) Hỗ trợ cách thức tiếp cận sản phàm cho vay đối với dự án ngoài liên kết; (2) Hỗ trợ lãi suất cho dự án ngoài liên kết và (3) Hỗ trợ về tài sản đảm bảo.

- Trên cơ sở hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở, tác giả đưa ra các nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động này gồm: (1) Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về quy mô và thị phần, (2) Nhóm chỉ tiêu phản án chất lượng khoản vay và (3) Chỉ tiêu cuối cùng là thu nhập của hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở mang lại. Để từ đó có thể nhìn nhận 1 cách trực quan các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở tại NHTM.

- Việc phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ nhà ở là việc làm tất yếu của các NHTM để phát triển và tăng tưởng doanh thu kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, phát triển như thế nào cho đúng thì còn tuỳ thuộc vào chiến lược và chính sách riêng của mỗi ngân hàng.. Chương tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu rõ hơn vào một ngân hàng cụ thể, để có thể đi sâu vào chiến lược và chính sách riêng đó.

- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỖ TRỢ NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM -

- CHI NHÁNH GIA ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Gia Định

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (tên gọi tắt là ngân hàng Techcombank-TCB) được thành lập theo giấp phép hoạt động số 0040/NH- GP ngày 06/08/1993. Giấp phép hoạt động ngân hàng do NHNN Việt Nam cấp có thời hạn 20 năm kể từ ngày cấp và được gia hạn thêm 99 năm theo quyết định số 330/QĐ-NH5 do NHNN Việt Nam ban hành ngày 08/10/1997. Chính thức thành lập ngày 27/09/1993, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam là một trong những NHTM cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt. Đến hiện tại, Techcombank đã trở thành ngân hàng lớn hàng đầu về vốn điều lệ. Sự thành công của Techcombank đến từ chiến lược tập trung giải quyết nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng, Techcombank đã cung cấp nhiều loại sản phàm, dịch vụ đa dạng cho hơn 6 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam.

- Với 1 trụ sở chính, 2 văn phòng đại diện và 314 điểm giao dịch tại 45 tỉnh thành trên cả nước, không chỉ đáp ứng nhu cầu giao dịch ngân hàng thông thường mà còn đảm bảo nhu cầu an toàn tài chính cho người Việt. Năm 2019, trong số 9 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) lớn nhất cả nước, Techcombank là ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ doanh thu ngoài lãi, chi phí trên doanh thu, lợi nhuận ròng trên tài sản, và thu nhập hoạt động trung bình trên mỗi cán bộ nhân viên (Techcombank.com, 2021).

- Với Techcombank, khi đặt ra tầm nhìn trong tương lai, thành công không chỉ

phải là đích đến cuối cùng mà còn là dấu ấn của cả một quá trình chuyển đổi. Năm 2019 cũng là năm đánh giá một cột mốc quan trọng, khi Techcombank hoàn thành thương vụ IPO lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam, và tiến hành niêm yết trên Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh. Sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược đã cũng cố thêm vị thế của Techcombank.

- Techcombank sẽ không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Dù đó là khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp, mục tiêu của Techcombank là trở thành điểm tập trung cho mọi giải pháp tài chính. Với tầm nhìn và sứ mệnh của Techcombank là trở thành ngân hàng số 1 của Việt Nam, đồng hành của người dân và doanh nghiệp Việt Nam trên con đường chinh phục những ước mơ.

- Cùng với sự phát triển của hệ thông ngân hàng trên cả nước, Ngân hàng TMCP Kỹ Thuơng Việt Nam - Chi nhánh Gia Định ra đời như một sự tất yếu trong Chiến lược mở rộng mạng lưới giao dịch của Techcombank.

- Theo quyết định số 886/QĐ.NHNT.TCCB.ĐT, ngày 28/11/2005 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam về việc thành lập Chi nhánh Techcombank Gia Định tại Một phần tầng trệt, lửng và tầng 2 Toà nhà Q.Mobile số 36 Phan Đăng Lưu Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh. Vị trí thuận lợi là nơi tiếp giáp với khu vực trung tâm Thành phố với các Quận khu phía Bắc của TP.Hồ Chí Minh, tạo điều kiện phục vụ khách hàng và đem đến các dịch vụ Techcombank quanh khu vực, nhằm góp phần trong sự phát triển của toàn hàng.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự

- Ngành ngân hàng Việt Nam còn non trẻ, Techcombank - CN Gia Định đặc biệt chú trọng tuyển dụng nhân tài là những người được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế. Mặt khác, Chi nhánh còn hết sức quan tâm đến các chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ, nhân viên cả về vật chất và tinh thần, trong đó quan tâm đúng mức đến yếu tố gia đình. Toàn bộ Chi nhánh Gia Định có hơn 200 nhân viên đều thực sự năng động, dám nghĩ dám làm, thường

- trong hệ thống. Chi nhánh có 4 phòng trực thuộc chi

nhánh, bao gồm phòng dịch vụ

khác hàng, phòng khách hàng cá nhân; phòng Priority; một trung

tâm khách hàng

doanh nghiệp, bộ phận hành chính nhân sự và bộ phận kế toán. - Sơ đồ tổ chức chinh nhánh như sau:

-

-

- Hình 2.1 - Sơ đồ cơ cấu các phòng ban, tổ chức của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - CN Gia Định

- Mỗi phòng ban thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo sự phân công và chỉ đạo của Ban Giám đốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chức năng, nhiệm vụ mỗi bộ phận

- Giám đốc: Là người đứng đầu của chi nhánh, người tổ chức quản lý mọi

hoạt động kinh doanh của chi nhánh, phụ trách về công tác cán bộ, chỉ đạo hoạt động của các phòng ban, chịu trách nhiệm chung về hoạt động của cả chi nhánh, là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Ban Quản Trị của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.

- o Là bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng là doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ hoặc ngoại tệ. Xử lý các nhu cầu phát sinh từ doanh nghiệp.

- o Phân tích khách hàng thường xuyên để nhận biết cơ hội kinh doanh. - o Duy trì mối quan hệ lâu bền với khách hàng hiện hữu, tìm kiếm, phát

- triển khách hàng mới theo đúng định hướng của ngân hàng trong từng thời kỳ. - o Đấy mạnh hoạt động bán hàng nhắm tới doanh số kinh doanh để đạt - được chỉ tiêu của đơn vị và cá nhân.

- o Thường xuyên cập nhật thông tin, chương trình, chính sách ưu đãi đến

- khách hàng để tăng trải nghiệm của khách hàng tại ngân hàng.

- o Đề xuất, tham mưu xây dựng các chương trình, sản phấm phù hợp với

- tập khách hàng.

- - Phòng kế toán: Phòng kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó

giám

- đốc phụ trách tài chính. Dưới phòng giám đốc là các kiểm soát viên và các bạn giao

dịch viên. Theo đó, phòng kế toán trực tiếp quản lý các công việc liên quan đến tiền mặt, ATM, huy động vốn,... và các công việc phát sinh liên quan đến phòng ngân quỹ; phòng dịch vụ khách hàng của chi nhánh và các công việc thuộc sự uỷ quyền từ Giám đốc chi nhánh

- o Phòng DVKH: Là bộ phận thực hiện giao dịch trực tiếp với khách

hàng, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước và Techcombank. Thực hiện các công tác liên quan đến thanh toán điện tử, thanh toán bù trừ liên ngân hàng trên tài khoản của khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp,..các định chế tài chính. Quản lý hệ thống giao dịch trên máy, thực hiện nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phấm và dịch vụ của ngân hàng. Kiểm soát, lưu giữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu lập và in báo cáo, đóng nhật kí theo quy định.

- o Phòng ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán; thu chi theo quy định của

ngân

- hàng. Sử dụng các quỹ chuyên dụng, đảm bảo an toàn kho quỹ theo quy định NHNN và của TCB, tiếp quỹ đầu ngày và đột xuất. Ngoài ra, kho quỹ còn là nơi trực tiếp quản lý, lưu trữ hồ sơ TSĐB gốc của khách như: hợp đồng tiền gửi; sổ tiết

- Phòng khách hàng cá nhân: Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp, tư vấn và cung

cấp các sản phàm, dịch vụ ngân hàng đến nhóm khách hàng là các cá nhân và hộ gia đình.

- o Thực hiện vai trò tư vấn, giới thiệu các sản phàm của ngân hàng đến - khách hàng qua đó phát hiện nhu cầu mới để tăng cường bán chéo sản phàm.

- o Duy trì mối quan hệ lâu bền với khách hàng hiện hữu, tìm kiếm, phát

- triển khách hàng mới theo đúng định hướng của ngân hàng trong từng thời kỳ. - o Thực hiện việc thấm định và đánh giá nhu cầu của khách hàng theo - đúng quy trình, quy định của ngân hàng.

- o Kiểm tra và giám sát khách hàng trước, trong và sau khi giải ngân - khoản vay, nhắc nhở khách hàng trả lãi và gốc định kỳ.

- Phòng Priority: Là bộ phận hỗ trợ, chăm sóc riêng cho các khách

hàng là cá nhân.

- o Chăm sóc riêng cho từng khách hàng được định danh Priority theo - quy định của ngân hàng.

- o Tư vấn về quản lý tài chính, sản

phấm đầu tư và bảo hiểm cho từng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- khách hàng quản lý.

- o Duy trì mối quan hệ lâu bền với khách hàng hiện hữu, tìm kiếm, phát

- triển khách hàng mới theo đúng định hướng của ngân hàng trong từng thời kỳ. - Bộ phận HC-NS: Là bộ phận thực hiện công tác quản lý, tổ chức

hành chính phục vụ cho các hoạt động tại chi nhánh, đảm bảo hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của chi nhánh được diễn ra suôn sẻ.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

- Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam xét về quy mô tổng tài sản, số lượng chi nhánh, vốn điều lệ. Lợi thế nổi trội của Techcombank là hoạt động dịch vụ tốt và đa dạng. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

- Với ưu thế là chi nhánh kinh doanh cấp 1 của hệ thống cùng với sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của ban lãnh đạo cùng với nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ, nhân viên, tất cả các hoạt động Techcombank - CN Gia Định trong 3 năm 2018-2020 đều có kết quả cao, năm sau tăng trưởng hơn năm trước.

- v Tình hình huy động vốn

- Nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng vì nó là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Nó quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng, quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Với ưu thế là chi nhánh cấp một và toạ lạc tại vị trí trung tâm của phía Bắc TP.Hồ Chí Minh, Techcombank - CN Gia Định là một trong những chi nhánh có khả năng huy động vốn tốt của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam trong khu vực miền Nam, chi nhánh có chức năng huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam hay ngoại tệ trong nước dưới các hình thức chủ yếu như:

- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn của mọi cá nhân, tổ chức trên địa bàn hoạt động.

- Huy động trái phiếu từ khách hàng.

- Nhìn chung, tổng nguồn huy động vốn của Techcombank - CN Gia Định liên tục tăng trong những năm gần đây với tốc độ cao. Để thấy rõ sự tăng trưởng nhanh của các nguồn vốn huy động được chúng ta phân tích qua bảng số liệu sau:

- Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm

- (Đơn vị: Tỷ đồng) - Năm Chỉ tiêu - N 20] - 18 - N 201 - 9 - N2020 - N 19/18 - N 20/19 - S

ố tiền -% ố tiền- S - % ố tiền- S - % - % - %

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỖ TRỢ NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH GIA ĐỊNH (Trang 41 - 88)