Các biến và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CÁC CÔNG TY NGÀNH THỰC PHẨM ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 36 - 43)

3.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

3.3.1 Các biến và giả thuyết nghiên cứu

3.3.1.1 Biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc chính là nhân tố trung tâm để xác định ảnh hưởng tác động của các biến khác. Trong nghiên cứu này biến phụ thuộc chính là giá cổ phiếu thị trường của 10 công ty ngành thực phẩm trên sàn giao dịch chứng khoán. Giá thị trường của cổ phiếu được

sử dụng là giá đóng cửa đã điều chỉnh tại ngày giao dịch cuối

cùng của quý. Cách lựa

chọn tham số này giống với nhiều nghiên cứu của các tác giả

trước như nghiên cứu của

Arslan và các tác giả (2015), Ali và các tác giả (2015),... 3.3.I.2. Biến độc lập

Các mơ hình nghiên cứu trước đã cho thấy rằng các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu khá đa dạng và phức tạp, gồm cả các nhân tố mang tinh định lượng và định tính, do vậy khơng thể lựa chọn tồn bộ các nhân tố để đưa vào mơ hình định lượng. Trong giới hạn của đề tài, luận văn lựa chọn các nhân tố đưa vào mơ hình dựa trên các tiêu chí:

Thứ nhất, ảnh hướng của các nhân tố đến giá cổ phiếu phải phản ánh được trong dài hạn và xuyên suốt. Ảnh hưởng của các nhân tố đến giá cổ phiếu mà đề tài nghiên cứu là ảnh hưởng trong dài hạn. Do vậy các biến động trong ngắn hạn của giá chứng khốn do những thay đổi bất ngờ về chính trị, thiên tai,... có thể được bỏ qua.

Thứ hai, các nhân tố được lựa chọn của mơ hình là những nhân tố có thể lượng hóa được,

bao gồm cả các nhân tố đại diện cho các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Thứ ba, giữa các nhân tố có sự độc lập tương đối để tránh làm giảm tính phù hợp của mơ

hình hồi quy. Dựa trên lập luận này, mơ hình sẽ loại bỏ một số nhân tố được cho là có quan hệ phụ thuộc với các nhân tố khác, chẳng hạn như: thu nhập trên mỗi cổ phiếu và hệ số giá trên thu nhập (PE), giá trị tài sản ròng và lợi nhuận sau thuế, địn bẩy tài chính và giá trị tài sản ròng, ...

Thứ tư, việc lựa chọn nhân tố đưa vào mơ hình phải dựa trên một số nghiên cứu trước đây, tình hình thực tế tại Việt Nam cũng như khả năng thu thập số liệu.

Các nhân tố được cho rằng sẽ ảnh hưởng tới giá cổ phiếu của cơng ty, cũng chính là các biến độc lập được xem xét trong mơ hình, bao gồm 5 biến sau:

Cổ tức là phần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp chia cho cổ đông, cổ tức phản ánh một phần lợi nhuận của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp. Sự tác động của cổ tức đối với giá cổ phiếu phải thơng qua tác động của nó đến đặc điểm của nhà đầu tư. Miller và Rock (1985) cho rằng các nhà đầu tư khơng phản ứng với chính sách cổ tức mà phản ứng với thông tin chứa đựng trong chính sách cổ tức. Việc cơng ty tăng tỷ lệ chi trả cổ tức được xem như một tín hiệu chứng tỏ cơng ty có nhiều dự án triển vọng

trong tương lai và do đó thu hút vốn đầu tư, làm tăng giá cổ phiếu. Giải thích trên cơ sở của mơ hình định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khẩu cổ tức, cổ tức tăng tạo tiền đề cho sự gia tăng giá trị nội tại của cổ phiếu. Giá trị nội tại của cổ phiếu tăng làm cổ phiếu có sức hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư, từ đó làm tăng cầu cổ phiếu và cuối cùng là tăng giá trị thị trường.

Trong mơ hình nghiên cứu, tác giả sử dụng tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt để đánh giá sự tác động của cổ tức đến giá cổ phiếu. Sự tác động của cổ tức đối với giá cổ phiếu phải

thơng qua tác động của nó đến đặc điểm của nhà đầu tư, tùy vào sự kỳ vọng của của nhà đầu tư mà cổ tức có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với giá cổ phiếu. Do tính chất phức tạp của thị trường chứng khốn Việt Nam mà khơng thể lường hóa chính xác được sự tác động là cùng chiều hay ngược chiều. Tuy nhiên, trong nhiều nghiên cứu được khảo lược như nghiên cứu của Afolabi và Taiwo (2016), Iqbal và các tác giả (2014),

Sharma (2011), các tác giả đã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa cổ tức và giá cổ phiếu.

Hơn nữa, đối với thị trường cổ phiếu của Việt Nam, phân tích kỹ thuật vẫn thường được sử dụng để ra quyết định đầu tư. Sự gia tăng cổ tức thường có tác động tức thời đến giá trị nội tại của doanh nghiệp (theo cách định giá chiết khấu dòng cổ tức), giá trị nội tại thay đổi tạo tiền đề cho sự thay đổi giá trị thị trường. Do đó, tác giả kỳ vọng dấu (+) khi đánh giá ảnh hưởng của DIV đến giá cổ phiếu.

Để tìm hiều rõ hơn về ảnh hưởng của chính sách cổ tức đối với giá cổ phiếu của các công

ty ngành thực phẩm được niêm yết trên sàn giao dịch HOSE, ta đặt giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết Hi: Chi trả cổ tức có tác động cùng chiều (+) với giá cổ phiếu. > Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động trong năm của doanh nghiệp, đồng thời cũng cho biết một đồng vốn nhà đầu tư bỏ ra thu

được bao nhiêu lợi nhuận, do vậy thu nhập càng cao càng thu hút các nhà đầu tư vào cổ phiếu, làm giá cổ phiếu tăng. Thu nhập của cổ phiếu được biểu hiện thông qua chỉ số EPS (tỷ lệ thu nhập trên cổ phiếu). Chỉ số EPS cho thấy phần lợi nhuận mà doanh nghiệp

phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. Chỉ số này được tính tốn dựa trên cơng thức:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế - cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/Lượng cổ phiếu đang lưu hành (3.3)

Chỉ số EPS còn đại diện cho thu nhập vốn của cổ đông, EPS tăng đồng nghĩa với việc vốn của cổ đông được sử dụng hiệu quả hơn, cổ phiếu càng thu hút các nhà đầu tư, tức là có mối quan hệ cùng chiều (+). Các nghiên cứu được khảo lược như nghiên cứu của Afolabi và Taiwo (2016), nghiên cứu của Amanullah và Muhammad (2012), của Ali và các tác giả (2015), Arslan và các tác giả (2015), Sharma (2011)... cũng chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa EPS và giá cổ phiếu. Do đó, tác giả kỳ vọng sự tác động cùng chiều (+) giữa EPS đến SP.

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu được xem là một nhân tố quan trọng khi tính tốn giá cổ phiếu. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu càng cao phản ánh năng lực kinh doanh của doanh nghiệp càng mạnh, từ đó giá cổ phiếu cũng tăng cao. Vì vậy, nghiên cứu này xây dựng giả thuyết như sau:

Giả thuyết H2: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu có tác động cùng chiều (+) với giá cổ phiếu. > Giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu

Trong doanh nghiệp, giá trị tài sản ròng thường được gọi là giá trị sổ sách hay vốn chủ sở hữu riêng. Giá trị tài sản rịng là thước đo tài chính chính xác nhất để biết được một cơng ty, doanh nghiệp có thế mạnh tài chính như thế nào. Đây là một nhân tố khá mới khi các nghiên cứu khảo lược ít khi có biến này, tuy nhiên một số nghiên cứu như nghiên

cứu của Afolabi và Taiwo (2016), Faris (2010) đều cho kết quả là giá trì tài sản rịng tác động cùng chiều (+) đến giá cổ phiếu. Do đó trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng giá trị tài sản rịng có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu. Để tìm hiều rõ hơn về ảnh hưởng

của giá trị tài sản ròng đối với giá cổ phiếu của các công ty ngành thực phẩm được niêm yết trên sàn giao dịch HOSE, ta đặt giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H3: Giá trị tài sản rịng trên mỗi cổ phiếu có tác động cùng chiều (+) với giá cổ phiếu.

> Quy mô doanh nghiệp

Thuyết đánh đổi cấu trúc vốn của Scott (1977) theo phân tích của Nguyễn Thị Thu Hà (2010) cho rằng Quy mô doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng dễ chiếm lĩnh thị trường hơn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình, tiềm lực tài chính càng mạnh, rủi ro phá sản càng thấp. Thuyết trật tự phân hạng của Myers và Majluf (1984) về cấu trúc vốn theo phân tích của Tugba Bas và các tác giả (2009) lại cho rằng quy mô doanh nghiệp càng lớn, lợi nhuận doanh nghiệp càng ít biến động, hơn nữa vấn đề bất cân xứng

có thể được giảm nhẹ, vì thế mang lại cảm giác an toàn hơn cho các nhà đầu tư. Khi đó, sự tăng lên của quy mơ doanh nghiệp làm kỳ vọng của các nhà đầu tư vào sự tăng trưởng

trong tương lai của cơng ty tăng, do đó tác động làm tăng giá cổ phiếu. Bằng cách này, sự thay đổi của quy mô doanh nghiệp làm thay đổi kỳ vọng của nhà đầu tư. Mà kỳ vọng của các nhà đầu tư theo phân tích của Nguyễn Văn Dần (2007) cũng là một trong những yếu tố tác động đến cầu hàng hóa, trong trường hợp này là cầu cổ phiếu. Kỳ vọng về sự tăng trưởng của cơng tytăng làm tăng cầu cổ phiếu, do đó làm tăng giá cổ phiếu.

Các mơ hình nghiên cứu trước thơng qua nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá quy mơ của một cơng ty như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu hay tổng doanh thu.. .Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung vào chỉ tiêu doanh thu thuần của doanh nghiệp để nghiên cứu sự tác động của quy mô doanh nghiệp lên giá cổ phiếu.

Để kiểm nghiệm điều này trên thị trường chứng khoán Việt Nam cụ thể là các công ty ngành thực phẩm được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, ta xây dựng được giả thuyết như sau:

Giả thuyết H4: Quy mơ doanh nghiệp có tác động cùng chiều (+) với giá cổ phiếu. > Tổng sản phẩm quốc nội

Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) là tổng giá trị các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một năm, khơng bao gồm các hàng hóa trung gian, được sản xuất bởi công dân của một nước. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm là tổng giá trị các hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một năm trong phạm vi biên giới đất

nước, gồm cả sản lượng được sản xuất bởi cư dâu nước ngoài sống trong nước.

Tổng sản phẩm quốc nội GDP có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ đối với nền kinh tế của một quốc gia mà cịn có tác động tới sự phát triển của ngành, lĩnh vực hoạt động trong đó. Các nghiên cứu trước thường cho kết quả GDP có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu như nghiên cứu của Amanullah và Muhammad (2012), Faris (2010) tuy nhiên vẫn có một số nghiên cứu cho rằng GDP khơng ảnh hưởng đến giá cổ phiếu như Hussein và các tác giả (2011), Zeeshan và các tác giả (2015).

Trong mối quan hệ với giá cổ phiếu, khi nền kinh tế phát triển, nguồn lực tài chính tăng, nhu cầu cho đầu tư lớn hơn so với nhu cầu tích luỹ, thu nhập và đầu tư tăng. Theo Phí Mạnh Hồng (2013), một trong các nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa là thu nhập của người dân. Với ý nghĩa là một loại hàng hóa đặc biệt của thị trường cổ phiếu, thu nhập chung của cả nước tăng sẽ tác động làm cầu cổ phiếu tăng, do vậy làm tăng giá cổ phiếu.

Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế còn cho thấy sự tăng trưởng của

đầu tư nói chung và đầu

tư vào thị trường cổ phiếu nói riêng. Luồng vốn đầu tư tăng

trong điều kiện lượng cung

cổ phiếu không đổi sẽ tác động làm tăng giá cổ phiếu. Nói cách

khác, tăng trưởng kinh

tế làm tăng cầu cổ phiếu, từ đó tác động làm giá cổ phiếu có xu

hướng tăng lên và ngược

lại. Do đó tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu tiếp theo như sau:

Giả thuyết H5: Tổng sản phẩm quốc nội có tác động cùng chiều (+) với giá cổ phiếu. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Như vậy, chương 3 đã thực hiện việc thiết kế mơ hình bắt đầu từ 6 bước để xây dụng mơ

hình nghiên cứu, đưa ra lý thuyết về các phương pháp, lựa chọn các nhân tố và các tham

số đại diện cho các tham số đưa vào mơ hình, giả thích các biến cũng như đặt giả thuyết về dấu của mơ hình. Các nhân tố được lựa chọn ban đầu gồm: Mức chi trả cổ tức (DIV), thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiêu (NAV), quy mô doanh nghiệp (SIZE) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Kết quả của chương 3 sẽ là cơ sở để thực hiện hồi quy và kiểm định mơ hình ở chương 4.

CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ

Qua chương 4 tác giả đã sẽ nêu khái quát tình hình của ngành Thực phẩm. Tiếp đó, tác giả phân tích kết quả giá cổ phiếu của các cơng ty ngành Thực phẩm trong giai đoạn 5 năm 2015 đến 2019.

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CÁC CÔNG TY NGÀNH THỰC PHẨM ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 36 - 43)