Kiểm định dữ liệu

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CÁC CÔNG TY NGÀNH THỰC PHẨM ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 47 - 53)

4.2 Kết quả nghiên cứu

4.2.2 Kiểm định dữ liệu

Bảng 4.3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

Biến độc lập Hệ số phóng đại phương sai VIF

DIV 1,04

EPS 1,32

NAV 1,32

SIZE 1,08

GDP 1,03

Nguồn: tác giả thu thập từ Stata

Hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi hệ số phóng đại phương sai VIF lớn hơn 2. Nhìn vào bảng kết quả kiểm định đa cộng tuyến chúng ta có thể thấy các hệ số VIF đều có giá trị nhỏ hơn 2, điều này cho thấy các biến độc lập của mơ hình khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

4.2.2.2 Kiểm định tính dừng

Phương pháp kiểm định tính dừng mà tác giả sử dụng trong nghiên cứu này được phát triển bởi hai nhà thống kê Dickey và Fuller, gọi là thống kê Dickey-Fuller.

Giả thuyết mà tác giả đặt ra là kiểm định: HO: Chuỗi dữ liệu khơng dừng

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định tính dừng

Biến Test Statistic Critical value Kết luận

SP -20,592 -3,477 -2,883 -2,573 Chuỗi dừng DIV -14,386 Chuỗi dừng EPS -15,940 Chuỗi dừng NA V -18,235 Chuỗi dừng SIZ E -9,939 Chuỗi dừng GD P -2,368 Chuỗi không dừng

Nguồn: tác giả thu thập từ Stata

Kết quả cho thấy giá trị tuyệt đối (Test Statistic) của các biến SP, DIV, EPS, NAV, SIZE lớn hơn giá trị tuyệt đối của các giá trị ở Critical value. Nên chúng ta chấp nhận HO, nghĩa

là các biến SP, DIV, EPS, NAV, SIZE là chuỗi dừng. Ngược lại, biến GDP là chuỗi không dừng, để khắc phục sai phạm này tác giả tiến hành lấy sai phân của biến GDP và kiểm tra tiếp xem sai phân của chuỗi này đã dừng hay chưa. Kết quả cho thấy:

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định tính dừng biến GDP

Test Statistic Critical value Kết luận

GDP sai phân -14,036 -3,477 -2,883 -2,573 Chuỗi dừng

Nguồn: tác giả thu thập từ Stata

Vậy sau khi sai phân để khắc phục chuỗi không dừng của biến tổng sản phẩm quốc nội GDP, kết quả cho thấy sai phân của chuỗi này đã dừng. Vậy nghiên cứu này sẽ dùng biến sai phân này đưa vào mơ hình hồi quy thay thế cho biến độc lập GDP.

4.2.2.3 Kiểm định sự phù hợp của mơ hình và ý nghĩa từng phần của các biến

Kết quả mơ hình hồi quy OLS cho biết nếu giá trị p-value của thống kê F nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% thì biến độc lập đó có ý nghĩa thống kê trong mơ hình.

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định sự phù hợp và ý nghĩa từng phần của các biến

Mơ hình 1 Mơ hình 2

p-value của DIV 0,001* 0,001*

p-value của EPS 0,000* 0,000*

p-value của NAV 0,000* 0,000*

p-value của SIZE 0,000* 0,000*

p-value của GDP sai phân 0,728 (loại bỏ)

R-Squared 0,666 0,667

Adj R-Squared 0,658 0,660

Pro > F 0,000* 0,000*

*: Mức ý nghĩa 1 %

Nguồn: tác giả thu thập từ Stata

Kết quả cho thấy p-value của tổng sản phẩm quốc nội GDP sau khi lấy sai phân ở mơ hình 1 cho giá trị p-value là 0.728 lớn hơn mức ý nghĩa 10% nên biến này khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình nên tác giả tiến hành loại bỏ.

Để làm rõ hơn điều này, tác giả đã thực hiện kiểm định riêng tác động của biến GPD với Y và thu được kết quả biến GDP tác động cùng chiều với Y tại mức ý nghĩa 1%. Như vậy, mặc dù bị loại khỏi mơ hình, song trên thực tế nếu chỉ tính riêng tác động của tổng sản phẩm quốc nội với giá cổ phiếu mà khơng tính đến ảnh hưởng của các nhân tố cịn lại, thì nhân tố này vẫn tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên do giới hạn về tính phù hợp và các giả thuyết của mơ hình nên khơng thể đưa biến GDP vào mơ hình hồi quy.

Mơ hình hồi quy phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) thứ 2 đưa ra tương đối phù hợp với mức ý nghĩa 1%. Hệ số R bình phương hiệu chỉnh là 0,660 nghĩa là các biến độc

lập DIV, EPS, NAV, SIZE giải thích được 66% giá cổ phiếu thị trường của các công ty ngành thực phẩm trên sàn HOSE. Còn lại 34% nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thị trường được giải thích bằng các yếu tố khác.

4.2.2.4 Kiểm định tự tương quan

Tác giả sử dụng kiểm định phổ biến đối với sự tự tương quan bậc nhất là kiểm định Durbin-Watson.

Giả thuyết đặt ra:

H0: Khơng có hiện tượng tự tương quan HI: Có hiện tượng tự tương quan

Kết quả cho giá trị Prob > F của kiểm định Durbin-Watson là 0,079 lớn hơn 5%. Vì vậy, mơ hình chấp nhận giả thiết HO, có nghĩa là mơ hình khơng có hiện tượng tự tương quan.

4.2.2.5 Kiểm định phương sai thay đổi

Để phát hiện hiện tượng phương sai sai số thay đổi, tác giả sử dụng kiểm định White. Giả thuyết kiểm định:

HO: Phương sai đồng nhất

H1: Phương sai khơng đồng nhất

Kết quả chạy mơ hình cho giá trị p-value là 0 nhỏ hơn 5%, từ đó bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là mơ hình có phương sai sai số thay đổi. Để khắc phục sai phạm này tác giả tiến hành chạy mơ hình sai số chuẩn mạnh (Robust Standard Errors).

Bảng 4.7 Kết quả chạy mơ hình sai số chuẩn mạnh

p-value của DIV 0,000* 0,000* p-value của EPS 0,176 (loại bỏ)

p-value của NAV 0,000* 0,000*

p-value của SIZE 0,000* 0,000*

R-Squared 0,667 0,629

Pro > F 0,000* 0,000*

*: Mức ý nghĩa 1 %

Nguồn: tác giả thu thập từ Stata

Sau khi chạy mơ hình sai số chuẩn mạnh tuy đã khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi nhưng biến độc lập thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS khơng cịn mang ý nghĩa thống kê. Để mơ hình trở nên gọn hơn và nhằm loại bỏ các biến khơng có ý nghĩa ra khỏi

mơ hình, tác giả tiến hành xây dựng mơ hình điều chỉnh 4 bằng việc loại bỏ biến EPS khơng có ý nghĩa trong mơ hình từ đó xác định được mơ hình mới có ý nghĩa hơn. Mơ hình 4 có hệ số R bình phương hiệu chỉnh là 0.629 nghĩa là các biến độc lập DIV, EPS, NAV, SIZE giải thích được 62,9% giá cổ phiếu thị trường của các công ty ngành thực phẩm trên sàn HOSE. Còn lại 37,1% nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thị trường được

giải thích bằng các yếu tố khác.

4.2.2.6 Kiểm định giả thuyết thống kê

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định giả thuyết thống kê

p-value NAV SIZE

DIV 0,000 0,000

Ta thấy, các giá trị p-value đều nhỏ hơn 5%, nên ta chấp nhận giả thuyết H0: các biến khơng đồng thời bằng 0. Vậy mơ hình khơng vi phạm giả thuyết thống kê.

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CÁC CÔNG TY NGÀNH THỰC PHẨM ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 47 - 53)