- Văn hóa ứng xử với công việc.
3. Những điều cần tránh trong quan hệ đồng nghiệp
- Không nên có thái độ ganh đua không lành mạnh với đồng nghiệp. Những hành động khích bác, nói xấu sau lưng đồng nghiệp của mình sẽ khiến cho bạn bị đánh giá thấp đi dưới con mắt của những người khác và bạn sẽ không được gì ngoài sự xa lánh của những người xung quanh.
- Thái độ co mình, khép kín đối với các đồng nghiệp chỉ làm cho bạn gặp nhiều khó khăn hơn trong chính công việc của mình. Chia sẻ những ý kiến suy nghĩ của mình về công việc với mọi người trong công ty là biện pháp tốt nhất để bạn và đồng nghiệp có dịp gần gũi và hiểu về cách làm việc của nhau, từ đó những phối hợp trong công việc sẽ dễ dàng được thực hiện hơn
- Đừng tách mình ra khởi cộng đồng, hãy sống cùng tập thể.
- Tránh thái độ độc tài bảo thủ khi giải quyết công việc bởi ý kiến của bạn có thể đúng nhưng chưa đủ. Lắng nghe ý kiến của những người khác, cùng chung vai góp sức, vấn đề sẽ dễ giải quyết thành công - Không nên làm hộ phần việc của người khác với các lý do vô tình, bạn sẽ tạo nên tính ỷ lại trong các đồng nghiệp và tập thể. Mỗi người chỉ có lượng thời gian nhất định, đủ để giải quyết những công việc của mình. Nếu ôm đồm cùng lúc nhiều việc, chẳng khác nào bạn đã mua dây buộc mình.
- Không cư xử với đồng nghiệp với thái độ kẻ cả, thiếu tôn trọng cho dù bạn có thâm niên lớn hơn, tránh gây hiềm khích. Khi nảy sinh khúc mắc với đồng nghiệp cần giải quyết ngay, trước khi để tình hình căng thắng. Quỹ thời gian ở văn phòng của bạn còn nhiều hơn ở gia đình. Vì thế, nếu chỉ “bằng mặt mà không bằng lòng”, quả là chẳng dễ thở chút nào.
5.2. Văn hóa trong xây dựng và phát triển thương hiệu5.2.1 Văn hóa - chiều sâu của thương hiệu 5.2.1 Văn hóa - chiều sâu của thương hiệu