- Văn hóa ứng xử với công việc.
4. Xây dựng câu khẩu hiệu
Khẩu hiệu là phần không được pháp luật bảo hộ, nhưng nó lại là những dấu hiệu quan trọng để thể hiện ý tưởng và thông điệp mà doanh nghiệp muốn đưa tới người tiêu dùng.
Thông qua khẩu hiệu:
- Khách hàng có thể cảm nhận phần nào chiến lược và định hướng của doanh nghiệp cũng như những lợi ích đích thực và tiềm năng mà hàng hóa mang lại cho họ.
- Phân biệt, thậm chí chỉ gọi thay tên doanh nghiệp và cũng từ sự phân biệt mới thấy được bản chất văn hóa, triết lý kinh doanh của từng doanh nghiệp.
- Thấy ngay tiền đồ của doanh nghiệp được xác định như thế nào.
Khẩu hiệu của thương hiệu về nguyên tắc phải ngắn gọn, chứa đựng thông điệp quan trọng cần truyền tải và tốt nhất hãy khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tạo cảm giác sang trọng hoặc tò mò khi tiêu dùng sản phẩm
Cần chú ý:
- Cần phải đối chiếu ý nghĩa của khẩu hiệu trong những ngôn ngữ khác nhau. - Không chọn những khẩu hiệu chung chung.
- Không nên sử dụng các khẩu hiệu nhạt nhẽo, vô bổ, nghèo nàn ý nghĩa.
Nên nghiên cứu giá trị và đặc tính văn hóa các dân tộc để lồng vào sản phẩm chứ không thể áp đặt những giá trị văn hóa của mình trên sản phẩm bán cho người bản địa.
Những hình ảnh tốt về các thương hiệu quốc tế cần phải được cân đối với mức độ sở thích của người tiêu dùng tại mỗi nước. Một sự pha trộn hợp lý những kiểu “văn hóa kinh doanh” khác nhau tại các nước khác sẽ kích thích việc kinh doanh”.
Thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng ở các nền văn hóa khác nhau cũng rất khác nhau. Thương hiệu cũng phải thay đổi nhất định về cách thức, kỹ thuật để phù hợp với thị hiếu, văn hóa của mỗi vùng khác nhau.
5.3. Văn hóa trong hoạt động Marketing 5.3.1. Văn hoá trong quảng bá thương hiệu 5.3.1. Văn hoá trong quảng bá thương hiệu
Khi nói tới văn hoá trong chính sách sản phẩm không thể không nhắc tới văn hoá Thương hiệu. “Chúng ta có thể tự tin, vượt lên sóng to gió cả nếu như có văn hoá Thương hiệu” đó là lời khẳng định của rất nhiều doanh nhân và các chuyên gia kinh tế Việt Nam.
Thương hiệu là linh hồn, là sức sống của một doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. Thương hiệu giờ đây có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của không chỉ một doanh nghiệp, một nền kinh tế mà cả một quốc gia, một dân tộc. Thương hiệu là một thành phần phi vật thể nhưng lại là một thành phần thiết yếu của một doanh nghiệp
5.3.2. Văn hoá trong định giá sản phẩm
Chính sách giá thường bị ảnh hưởng bởi các thái độ văn hoá đối với sự thay đổi thông qua cái gọi là “giá tâm lý”. Ở một số nơi, sự thay đổi thường xem là tích cực nên hàng thời trang mốt được đặt giá rất cao vì nó tượng trưng cho sự thay đổi. Nhưng ở nơi khác sự thay đổi có thể đựơc xem là không
tốt, một mức giá cao hơn cho sản phẩm mới thường chỉ làm sản phẩm trở nên quá đắt cho người tiêu dùng bình thường.
5.3.3. Văn hoá trong chính sách phân phối
Hệ thống kênh phân phối là một phần rất quan trọng trong những nỗ lực tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Loại kênh phân phối mà chúng ta chọn có thể là trực tiếp (bán thẳng đến người sử dụng sau cùng) hoặc gián tiếp (bán thông qua người trung gian, nhà phân phối, nhà buôn sỉ đến người bán lẻ) hoặc chuyên ngành (bán thông qua kênh riêng biệt chuyên ngành cùng các sản phẩm dịch vụ khác).
a, Tổ chức kênh phân phối, xây dựng hệ thống phân phối đưa sản phẩm đến với nhiều người tiêu dùng. Tổ chức các kênh phân phối của doanh nghiệp trên thị trường là một công việc quan trọng và phức tạp.
b, Xây dựng mối quan hệ với khách hàng, văn hóa bán hàng. Trong các yếu tố cấu thành nên văn hoá kinh doanh, từ cách quản lý, quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ, đến cách bài trí cảnh quan doanh nghiệp, cách ăn mặc... biểu hiện trong quan hệ với khách hàng được xem là yếu tố quan trọng, có thể ảnh hưởng quyết định tới sự thành công của mỗi doanh nghiệp
5.3.4. Văn hoá trong chính sách xúc tiến bán hàng (chiêu thị)
Quảng cáo là một công cụ Marketing và phương tiện thúc đẩy bán hàng rất quan trọng. Quảng cáo có vai trò và ý nghĩa đặc biệt to lớn trong hoạt động kinh doanh. Trong các kỹ thuật xúc tiến yểm trợ thì quảng cáo là hoạt động xúc tiến yểm trợ quan trọng nhất. Và hoạt động quảng cáo chịu tác động rất nhiều của yếu tố văn hóa, cái mà người ta gọi là “văn hóa quảng cáo”
Những giá trị văn hoá truyền thống cơ bản: là những giá trị văn hoá hết sức bền vững của một
xã hội được truyền từ đời này sang đời khác, được kế thừa và duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở Việt Nam do văn hoá luôn hướng về tình cảm gia đình thì những quảng cáo mang hình ảnh gia đình luôn gây ấn tượng và dễ dàng được chấp nhận.
Những giá trị văn hoá thứ phát: là những xu thế văn hoá mới hình thành, tính bền vững của nó
không cao, dễ thay đổi. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể lợi dụng điểm này để đưa ra những quảng cáo tạo khuynh hướng tiêu dùng mới, đem lại cơ hội kinh doanh
Các nhánh văn hoá khác: Trong bất kỳ xã hội nào cũng có những nhánh văn hoá, tức là những nhóm người có chung những hệ thống giá trị đã xuất hiện do họ có chung kinh nghiệm, hoàn cảnh sống. Đó là các nhóm tôn giáo, dân tộc, thanh niên… Đây chính là các đoạn thị trường đặc thù mà những nhà hoạch định chiến lược quảng cáo nên xem xét để nâng cao chất lượng của dịch vụ quảng cáo, tập trung vào một đối tượng nào đó thuộc một nhánh văn hoá để mang lại hiệu quả cao nhất.
5.4. Văn hóa ứng xử trong đàm phán và thương lượng
5.4.1. Quan niệm về đàm phán và thương lượng trong hoạt động kinh doanh
1. Quan niệm
Khi hai bên đối tác có những mâu thuẫn, xung đột thì cần tổ chức thương lượng để đi dần đến ký kết hòa giải, những hợp đồng kinh doanh. Mỗi bên sẽ cử một người đại diện hay một đoàn đại diện để ngồi vào bàn đàm phán. Muốn thương lượng thành công thì hai bên phải tuân theo một số nguyên tắc và có phương pháp khoa học để tham khảo nhau, cùng nhau phát huy sáng kiến gỡ thế găng, đi đến hòa giải, hợp đồng.