Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN HÌNH SỰ CÁC TỘI PHẠM (Trang 33)

chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản.

Nhận định sai.

Hành vi khách quan của tội xâm phạm quy định trong Chương các tội phạm sở hữu không chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn bao gồm hành vi chiếm giữ trái phép tài sản trái phép (Điều 176 BLHS), hành vi sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 BLHS), hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS), hành vi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180 BLHS).

2. Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Nhận định sai. Cspl: Điều 243 BLHS 2015.

Rừng không chỉ là đối tượng của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (được quy định tại Chương XVIII BLHS 2015 gồm 47 điều từ Điều 188 đến Điều 234). Rừng còn là đối tượng tác động của các tội phạm về môi trường, cụ thể phạm tội hủy hoại rừng được quy định tại Điều 243 BLHS 2015.

3. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội xâmphạm sở hữu. phạm sở hữu.

Nhận định Đúng.

Đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm sở hữu là tài sản. Tuy nhiên, không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng của tội xâm phạm sở hữu. Để trở thành đối tượng tác động của tội xâm phạm sở hữu thì tài sản đó phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định

Ví dụ: Vật muốn thành đối tượng tác động của tội phạm xâm phạm sở hữu thì vật đó không có tính năng đặc biệt ví dụ như ma túy, vũ khí quân dụng...

Nếu có hành vi xâm phạm đến quyền chiếm hữu, định đoạt, sử dụng những vật có tính năng đặc biệt như trên thì không cấu thành đối tượng tác động của các tội phạm sở hữu, mà cấu thành những tội riêng biệt. Như hành vi cướp ma túy của người khác không cấu thành tội cướp tài sản

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN HÌNH SỰ CÁC TỘI PHẠM (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w