Mọi trường hợp biết người khác phạm tội, tuy không hứa hẹn trước mà giúp họ lẩn trốn đều

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN HÌNH SỰ CÁC TỘI PHẠM (Trang 84 - 96)

đều cấu thành tội che giấu tội phạm (Điều 389 BLHS).

Nhận định sai

Để cấu thành Tội che giấu tội phạm (Điều 389 BLHS) thì tội được che dấu phải thuộc một trong các tội được quy định từ điểm a đến điểm i khoản 1 Điều 389 BLHS, đồng thời hành vi che dấu tội phạm này phải không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 BLHS: ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội. Như vậy, tội được che dấu phải không thuộc một trong các tội được quy định từ điểm a đến điểm i khoản 1 Điều 389 BLHS hoặc người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì không cấu thành tội che giấu tội phạm.

CSPL: khoản 2 Điều 18 BLHS, Điều 389 BLHS.

Phần 2: Bài tập Bài tập 33

A là điều tra viên của Phòng cảnh sát hình sự thuộc công an tỉnh. B là người đang bị truy tố về tội buôn lậu. Biết A là điều tra viên nên B nhờ A giúp cho hồ sơ của B nhẹ tội. A nhận lời và đến gặp trưởng phòng điều tra để nhờ vả nhưng bị từ chối. A vẫn gặp B và nói dối rằng đã lo xong và yêu cầu đưa 6 triệu đồng để A đi “chạy” giùm. B đưa cho A đủ số tiền như đã được yêu cầu. Sau một thời gian, không thấy yêu cầu của mình được thực hiện, B đòi trả tiền lại, nhưng A không trả. Vụ việc bị phát giác.

Hãy xác định tội danh trong vụ án này.

Hành vi của A cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS.

Khách thể: xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ + Đối tượng tác động: Số tiền 6 triệu đồng thuộc sở hữu của B

Mặt khách quan:

+ Hành vi: A đã sử dụng thủ đoạn gian dối thông qua việc lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình nói dối với B để B giao cho A 6 triệu đồng và hứa sẽ “chạy” giùm cho B, tuy nhiên thực tế sau khi nhận tiền A lại không thực hiện hành vi đã hứa.

+ Hậu quả: thiệt hại số tiền 6 triệu đồng thuộc sở hữu của B

+ Quan hệ nhân quả: hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại về tài sản của B.

Chủ thể: A đủ tuổi TNHS, đủ năng lực TNHS.

Mặt chủ quan: Lỗi cố ý. A biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện.

Hành vi của B phạm Tội đưa hối lộ theo Điều 364 BLHS.

Khách thể: hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; quyền sở hữu của Nhà nước, tổ chức.

Mặt khách quan:

+ Hành vi: B đã có hành vi đưa cho A là điều tra viên 6 triệu đồng để A “chạy” giùm giúp mình nhẹ án.

Chủ thể: B đủ tuổi chịu TNHS, đủ năng lực TNHS.

Mặt chủ quan: Lỗi cố ý. B nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm nhưng vẫn cố tình thực hiện.

Bài tập 34

A công tác tại Sở giao thông công chánh tỉnh M với nhiệm vụ quản lý hồ sơ xe và cấp giấy phép lái xe. Lợi dụng cương vị công tác, A dùng con dấu của cơ quan ký và đóng dấu nhiều giấy phép lái xe để bán cho người khác với giá 5 chỉ vàng/1 giấy phép. Vụ việc bị phát giác. A bị đình chỉ công tác và chờ xét kỷ luật. Trong thời gian này, A thuê B khắc dấu giả rồi dùng con dấu giả và các biểu mẫu in sẵn trong cơ quan tiếp tục làm 10 giấy phép lái xe bán cho người khác. Những người mua giấy phép do A bán cũng bị phát hiện.

Hãy xác định tội danh trong vụ án này.

Hành vi của A cấu thành Tội giả mạo trong công tác theo quy định tại Điều 359 BLHS và Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 BLHS.

Tội giả mạo trong công tác

Khách thể: xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.

+ Đối tượng tác động: giấy tờ, tài liệu, chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

Mặt khách quan:

+ Hành vi: A đã lợi dụng nhiệm vụ của mình là người quản lý hồ sơ xe và cấp giấy phép lái xe để dùng con dấu của cơ quan ký và đóng dấu nhiều giấy phép lái xe để bán cho người khác.

Chủ thể: A là người có chức vụ, quyền hạn: có nhiệm vụ liên quan đến tài liệu, chữ ký và con dấu của Sở giao thông công chánh tỉnh.

Mặt chủ quan: A thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý, A nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện vì động cơ vụ lợi.

Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

Khách thể: xâm phạm trật tự quản lý hành chính Nhà nước, tổ chức và xâm phạm sự hoạt động bình thường, uy tín của cơ quan Nhà nước, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước về con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác.

+ Đối tượng: con dấu, tài liệu, giấy tờ giả.

Mặt khách quan:

+ Hành vi: A sau khi bị đình chỉ công tác còn thuê B khắc dấu giả, rồi sau đó sử dụng con dấu giả và các biểu mẫu in sẵn trong cơ quan để tiếp tục làm giấy phép lái xe bán cho người khác.

Chủ thể: A là chủ thể thường (đủ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự).

Mặt chủ quan: A thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp, A nhận thức rõ được hành vi của mình là trái với quy định của pháp luật nhưng vẫn thực hiện, thấy trước hậu quả nguy hiểm nhưng vẫn mong hậu quả đó xảy ra.

Tội danh đối với B là Tội làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 BLHS:

Khách thể: xâm phạm trật tự quản lý hành chính Nhà nước, tổ chức và xâm phạm sự hoạt động bình thường, uy tín của cơ quan Nhà nước, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước về con dấu, tài liêu hoặc giấy tờ khác

+ Đối tượng tác động: con dấu, tài liệu giả, giấy tờ giả.

Mặt khách quan: B làm giả con dấu của Sở giao thông công chánh tỉnh M theo yêu cầu thuê mướn của A.

Chủ thể: B là chủ thể thường (đủ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự).

Mặt chủ quan: B thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý gián tiếp, B nhận thức rõ được hành vi của mình là trái với quy định của pháp luật nhưng vẫn thực hiện, thấy trước hậu quả nguy hiểm nhưng để mặc hậu quả đó xảy ra.

Bài tập 35

A là Trưởng công an xã X, đã có những hành vi sau:

- Lợi dụng một số thương binh của xã nhờ lĩnh hộ số tiền trợ cấp nhân dịp A có công tác ở bên Phòng thương binh xã hội. A nhận được 15 triệu đồng rồi chiếm đoạt luôn;

- Lợi dụng danh nghĩa công an xã, A đã khám xét nhà một người dân nghi là chứa hàng buôn lậu và đe dọa sẽ bắt giữ nếu không nộp tiền cho hắn. Công dân này phải trao cho A 4 triệu đồng;

- A thả những người buôn lậu thuốc lá cùng hàng hóa của họ, vì trong số người bị bắt có người là bà con của A.

Hãy xác định tội danh trong các trường hợp trên.

1) Hành vi của A cấu thành tội Tội lạm dụng tín nhiệm theo Điều 175 BLHS 2015

- Chủ thể: A đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực chịu trách nhiệm đầy đủ. - Khách thể: quyền sở hữu tài sản

- Mặt khách quan:

+ Hành vi khách quan: A lợi dụng một số thương binh của xã nhờ lĩnh hộ số tiền trợ cấp

nhân dịp A có công tác ở bên Phòng thương binh xã hội. A nhận được 15 triệu đồng rồi chiếm đoạt luôn.

+ Hậu quả: một số thương binh bị chiếm đoạt 15 triệu đồng

+ Mối quan hệ nhân quả: A lợi dụng một số thương binh của xã nhờ lĩnh hộ số tiền trợ cấp nhân dịp A có công tác ở bên Phòng thương binh xã hội dẫn đến một số thương binh bị chiếm đoạt 15 triệu đồng.

+ Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.

2) Hành vi của A cấu thành Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 355 BLHS 2015

- Chủ thể: A đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực chịu trách nhiệm đầy đủ. - Khách thể: quyền sở hữu tài sản

- Mặt khách quan:

+ Hành vi khách quan: Lợi dụng danh nghĩa công an xã, A đã khám xét nhà một người dân nghi là chứa hàng buôn lậu và đe dọa sẽ bắt giữ nếu không nộp tiền cho hắn

+ Hậu quả: Công dân này bị A chiếm đoạt 4 triệu đồng

+ Mối quan hệ nhân quả: Lợi dụng danh nghĩa công an xã, A đã khám xét nhà một người dân nghi là chứa hàng buôn lậu và đe dọa sẽ bắt giữ nếu không nộp tiền cho hắn dân đến công dân bị chiếm đoạt 4 triệu đồng

+ Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.

3) Hành vi của A cấu thành Tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 356 BLHS 2015

- Chủ thể: A đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực chịu trách nhiệm đầy đủ.

- Khách thể: sự hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (trong hoạt động công vụ); lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Mặt khách quan:

+ Hành vi khách quan: A thả những người buôn lậu thuốc lá cùng hàng hóa của họ. + Hậu quả: những người buôn lậu được thả cùng với hàng hóa của họ.

+ Mối quan hệ nhân quả: A thả những người buôn lậu thuốc lá cùng hàng hóa của họ dẫn đến gây thiệt hại đến Nhà nước (những người buôn lậu được thả cùng với hàng hóa của họ) + Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.

Bài tập 36

Công an thành phố H (thuộc tỉnh T) bắt quả tang X cùng Y và Z đánh bạc. Tang vật thu được hơn 24 triệu đồng tiền đánh bạc. Lúc đó X mới 14 tuổi nên Công an thành phố H xin ý kiến cấp trên chỉ xử lý hành chính thiếu niên này, củng cố hồ sơ xử lý hình sự Y và Z về hành vi đánh bạc. Công an tỉnh T trả lời “thẩm quyền quyết định thuộc Công an thành phố H, đề nghị xử lý theo đúng quy định của pháp luật”. Nhưng sau đó, ông A là Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố H vì có quan hệ quen biết với Y và Z nên đã ra quyết định xử lý hành chính tất cả X, Y và Z. Vụ việc sau đó bị phát hiện.

Trong vụ án trên ai phạm tội? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

 Y và Z phạm Tội đánh bạc theo Điều 321 BLHS.

Khách thể: Xâm phạm trật tự công cộng.

Mặt khách quan: Y, Z đã có hành vi đánh bạc trái phép được thua bằng tiền với số tiền đánh bạc thu được là hơn 24 triệu đồng.

Chủ thể: Chủ thể thường. Y, Z đủ tuổi chịu TNHS, có đầy đủ năng lực TNHS.

Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. Y, Z nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện được hành vi đánh bạc.

 A phạm Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội (Điều 369 BLHS)

Khách thể: Xâm phạm đến hoạt động đúng đắn trong điều tra, truy tố. Đối tượng tác động: người có tội (Y, Z)

Mặt khách quan: A là người có thẩm quyền đã có hành vi không ra quyết định truy tố đối với người mà mình biết rõ là có tội. Thay vì ra quyết định, củng cố hồ sơ xử lý hình sự Y và Z về hành vi đánh bạc thì A lại ra quyết định xử lý hành chính.

Chủ thể: Chủ thể đặc biệt. A đủ tuổi chịu TNHS, có đầy đủ năng lực TNHS và là người có thẩm quyền trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự (cụ thể A là Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố H, và thẩm quyền quyết định trong trường hợp này cũng được Công an tỉnh T xác định là thuộc thẩm quyền Công an thành phố H)

Mặt chủ quan: Lỗi cố ý. A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm nhưng vẫn lợi dụng chức vụ quyền hạn không truy tố người mà A biết rõ là có tội.

- Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý. Hành vi của ông A cố ý bỏ lọt tội phạm chính là Y, Z. - Chủ thể của tội phạm: Ông A là Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố H. Ngoài ra thì X do mới 14 tuổi, không thuộc chủ thể của Tội đánh bạc theo Điều 321 BLHS và theo Điều 12 BLHS nên X chỉ bị xử phạt hành chính theo Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 do hành vi đánh bạc của X là cố ý.

THẢO LUẬN LẦN THỨ 13 Bài tập 40

Bà M đi làm giúp việc, bị nghi ngờ trộm cắp tiền của chủ nên hai cán bộ công an là A (điều tra viên) và B (cán bộ trinh sát) mời về trụ sở công an huyện để xác minh vụ việc. A, B đã xích chân, đánh đập, dùng roi điện chích điện buộc bà M phải khai nhận những sự việc không đúng sự thật. B cũng thừa nhận đánh bà M 4 lần, một lần dùng chổi lông gà đánh vào mu bàn tay, ba lần dùng gậy cao su đánh vào bắp tay và chân bà M. Theo kết luận của Bệnh viện Đa khoa tỉnh K, bà M bị “đa chấn thương”, trong đó có nhiều vết thương ở vùng đùi, tay, ngực... (tỷ lệ tổn thương cơ thể là 12%).

Anh (chị) hãy xác định hành vi của A, B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

Hành vi của A và B cấu thành tội Bức cung được quy định tại điều 374 BLHS 2015.

- Chủ thểcủa tội phạm: là chủ thể đặc biệt A (điều tra viên) và B (cán bộ trinh sát) đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự.

- Khách thể của tội phạm: xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan điều tra trong việc lấy lời khai để xác minh vụ việc.

- Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi: A, B đã xích chân, đánh đập, dùng roi điện chích điện buộc bà M phải khai nhận những sự việc không đúng sự thật. B cũng thừa nhận đánh bà M 4 lần, một lần dùng chổi lông gà đánh vào mu bàn tay, ba lần dùng gậy cao su đánh vào bắp tay và chân bà M. A và B đã có hành vi đã dùng những thủ đoạn khác nhau tác động đến ý chí của bà M để buộc bà M phải khai không đúng với sự thật được quy định tại điểm g khoản 2 điều 374 BLHS.

Hậu quả: dẫn tới người bị thẩm vấn tức là bà M đã khai sai và do vậy gây hậu quả nghiêm trọng cho việc giải quyết vụ án dẫn đến xét xử oan sai cho người vô tội.

- Mặt chủ quan của tội phạm: làlỗi cố ý trực tiếp.

Bài tập 41

A là Phó chánh án Tòa án huyện X và cũng là thẩm phán được phân công giải quyết vụ án Cố ý gây thương tích mà N là bị cáo trong vụ án này. Do biết A là người trực tiếp thụ lý vụ việc nên M là anh ruột của N đến gặp A đề nghị A giúp đỡ giải quyết vụ việc theo hướng tuyên bị cáo N không phạm tội với mức tiền bồi dưỡng 50 ngàn USD. A đề nghị 100

ngàn USD vì vụ việc phức tạp phải lo thu xếp nhiều nơi. M đồng ý và đưa trước 50 ngàn cho A và 50 ngàn một tuần sau sẽ gửi vào tài khoản riêng của A. Một tuần sau, khi nhận đủ 50 ngàn USD mà M chuyển vào tài khoản, dù không có đủ căn cứ nhưng với tư cách là phó chánh án phụ trách, A đã hủy bỏ việc áp dụng biện pháp tạm giam và cho bị cáo N tại ngoại. Sau đó, để giải quyết vụ việc theo yêu cầu của M, A đã tiêu hủy, sửa chữa, bổ sung

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN HÌNH SỰ CÁC TỘI PHẠM (Trang 84 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w