có đều cấu thành Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 323 BLHS 2015.
Hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có, có thể không cấu thành Tội chưa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bởi lẽ, bàn về hành vi này đòi hỏi người chứa chấp tài sản phải có đủ các yếu tố như sau: không hứa hẹn trước mà chứa chấp tài sản mà mình biết rõ là do người khác phạm tội mà có. Do đó, nếu một người cố ý chứa chấp tài sản sản do người khác phạm tội mà có mà bản thân người chứa chấp không biết rõ tài sản đó là tài sản do người khác phạm tội mà có. Cụ thể, không biết rõ ở đây được hiểu là không có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội thì không bị truy cứu TNHS về tội này.
20. Mọi trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi đều cấu thành Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS).
Nhận định sai.
Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Do vậy, nếu người thực hiện hành vi mua dâm người dưới 13 tuổi thì không bị truy cứu TNHS về Điều 329 mà bị truy cứu TNHS về Điều 142 BLHS 2015. Bên cạnh đó, nếu người thực hiện hành vi mua dâm có độ tuổi dưới 18 tuổi thực hiện hành vi mua dâm với người dưới 18 tuổi thì cũng không phải là chủ thể của tội này.
Phần 2: Bài tập Bài tập 1
Sau khi đội tuyển bóng đá Việt Nam thắng trận trong một trận bóng quốc tế, A đã tụ tập một số thanh niên có xe gắn máy và tuyên bố treo giải đua xe với giải thưởng một xe Dream “đập thùng” cho người thắng trong cuộc đua. Điều kiện của cuộc đua là các tay đua phải dùng xe không thắng. Nhiều thanh niên đã hưởng ứng và tham gia vào cuộc đua ngay trên đường phố.
Hãy xác định tội danh đối với các hành vi được nêu trong các tình huống sau:
a. Đám đua xe bị bắt giữ trong đó có cả A và họ không gây tai nạn gì.
Hành vi của A đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Tội danh của A là tội tổ chức đua xe trái phép theo Điều 265 BLHS 2015.
- Khách thể:
Quan hệ xã hội: Xâm phạm đến an toàn giao thông đường bộ và trật tự công cộng.
Đối tượng tác động: Những người tham gia đua xe.
- Chủ thể: Chủ thể thường: A có đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS. - Mặt khách quan:
Hành vi: Tổ chức đua xe (A tụ tập một số thanh niên có xe gắn máy tham gia vào cuộc đua xe ngay trên đường phố. Đồng thời A là người đứng ra điều hành cuộc đua xe, tuyên bố treo giải đua xe với giải thưởng một xe Dream “đập thùng” cho người thắng trong cuộc đua. Điều kiện của cuộc đua là các tay đua phải dùng xe không thắng.)
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý.
Đối với những người tham gia đua xe trái phép, trong trường hợp này không xảy ra tai nạn, chưa từng bị xử xý hành chính nên không cấu thành tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS).
b. Trong quá trình đua xe do không làm chủ được tốc độ B và C đã tông phải một chị phụ nữ đang đi xe đạp cùng chiều làm chị này chết vì chấn thương sọ não.
Tội danh của B và C là Tội đua xe trái phép theo Điều 266 BLHS 2015. - Khách thể:
Quan hệ xã hội: Xâm phạm đến an toàn giao thông đường bộ và trật tự công cộng.
- Chủ thể: Chủ thể thường: B và C có đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS. - Mặt khách quan:
Hành vi: B và C tham gia cuộc đua xe trái phép do A tổ chức. Trong quá trình đua xe do không làm chủ được tốc độ B và C đã tông phải một chị phụ nữ đang đi xe đạp cùng chiều.
Hậu quả: chị này chết vì chấn thương sọ não. - Mặt chủ quan: Lỗi cố ý.
c. Đám đua xe bị các chiến sỹ công an dùng biện pháp bắt giữ đã chạy thoát một số theo nhiều ngã ngách khác nhau. Trong quá trình bỏ chạy do xe không thắng nên đã gây tai nạn ở một đường phố khác làm một người bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 65%.
Tội danh của đám đua xe là Tội đua xe trái phép theo Điều 266 BLHS 2015. - Khách thể:
Quan hệ xã hội: Xâm phạm đến an toàn giao thông đường bộ và trật tự công cộng.
Đối tượng tác động: một người bị thương 65%.
- Chủ thể: Chủ thể thường: có đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS. - Mặt khách quan:
Hành vi: đám đua xe trái phép do A tổ chức. Trong quá trình đua xe, nhóm bị công an dùng biện pháp bắt giữ đã bỏ chạy và gây thương tích cho người ở một đường phố khác do xe không thắng.
Hậu quả: làm người này bị tổn thương cơ thể 65%. - Mặt chủ quan: Lỗi cố ý.
Bài tập 4
Tối 9/1, A và B trèo tường vào khu vực W9B đường băng sân bay Tân Sơn Nhất tháo trộm các bộ đèn tìm đường băng, bị lực lượng an ninh phát hiện. Tại công an, A và B đã khai ba lần lẻn vào đường băng tháo trộm các bộ đèn tìm đường để lấy nhôm đem bán. Tổng thiệt hại của 3 lần lấy các bộ đèn tìm đường băng của A và B là 506 triệu đồng.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao?
A và B đã phạm Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia quy định tại khoản 1 Điều 303 BLHS 2015.
- Khách thể:
Quan hệ xã hội: xâm phạm an toàn công cộng.
Đối tượng tác động: các bộ đèn đường.
- Chủ thể: A và B đã đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. - Mặt khách quan:
Hành vi: A và B đã tháo trộm đèn tìm đường băng gây mất an toàn bay của sân bay Tân Sơn Nhất.
Hậu quả: thiệt hại 506 triệu đồng. - Mặt chủ quan:
Lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích nhằm kiếm tiền, không nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân.
Bài tập 8
Khoảng 10h, A và B ngồi nhậu tại một quán vỉa hè gần trường PTTH X. Đến khoảng 14h45 phút thì A lấy xe chở B đến trường X để tìm bạn gái của A (là P) đang học ở trường này rủ đi chơi. Dù đang trong giờ học nhưng A vẫn chạy xe thẳng vào khu vực lớp học và gọi P ra rủ đi chơi nhưng bị P từ chối. Bảo vệ trường đến nhắc nhở A và B thì A liền nẹt pô, rú ga chạy xe ra khỏi trường rồi quay lại quán nhậu tiếp. Đến khoảng 15h45 phút, sau khi đã nhậu say, A chở B quay lại trường X và chạy xe thẳng vào trước dãy phòng học, tiếp tục nẹt pô và rú ga cho xe nổ máy thật to. Bảo vệ trường thấy vậy nên khóa cổng trường lại. Lúc này, A và B đứng la hét, chửi bới và đe dọa các chú bảo vệ ngay trước dãy phòng học.
Sau đó, cả hai trèo tường ra ngoài. A chạy đến nhà người quen mượn một cái búa bổ củi và một cái rựa nói là để đi chặt cây. Có rựa và búa trong tay, A quay lại trường rồi cùng với B dùng rựa và búa phá tường rào lưới B40 của trường X để chui vào lấy xe ra. Sau khi lấy xe ra, A và B đứng trước cổng trường la hét, chửi bới, đập phá làm cho cổng trường bị hỏng gây thiệt hại 10 triệu đồng. Sau đó, cả hai tiếp tục cầm rựa và búa chạy vào trường gây sự với các bảo vệ. Hành vi của A và B đã làm cho các giáo viên, học sinh hoảng sợ và 2 tiết học cuối chiều hôm đó phải dừng lại.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A, B và giải thích tại sao?
A, B phạm tội Gây rối trật tự công cộng (Điều 318) và tội cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178).
Về tội gây rối trật tự công cộng:
- Khách thể: xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng - Mặt khách quan:
+ Hành vi gây rối trật tự công cộng: A chạy xe thẳng vào khu vực lớp học; A và B thì A liền nẹt pô, rú ga chạy xe ra khỏi trường; A và B đứng la hét, chửi bới và đe dọa các chú bảo vệ ngay trước dãy phòng học.
+ Nơi thực hiện hành vi: trường PTTH X
+ Hậu quả: Gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự khu vực trường học. - Chủ thể: A và B chủ thể thường
- Mặt chủ quan: A và B thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Về tội cố ý làm hư hỏng tài sản:
- Khách thể: xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản
Đối tượng tác động: tường rào lưới B40 của trường, cổng trường học. - Mặt khách quan:
+Hành vi huỷ hoại tài sản: A quay lại trường rồi cùng với B dùng rựa và búa phá tường rào lưới B40 của trường X để chui vào lấy xe ra. A và B đứng trước cổng trường la hét, chửi bới, đập phá cổng trường.
+ Hậu quả: lưới B40 bị cắt, làm cho cổng trường bị hỏng gây thiệt hại 10 triệu đồng.
+ Mối quan hệ nhân quả: Hành vi huỷ hoại tài sản của A là nguyên nhân trực tiếp gây nên hậu quả lưới B40 bị cắt và cổng trường bị hỏng.
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp
- Chủ thể: A và B chủ thể thường đủ tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự.
THẢO LUẬN LẦN THỨ 10 Phần 1: Nhận định