Mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì cấu thành Tội gây ô

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN HÌNH SỰ CÁC TỘI PHẠM (Trang 50 - 54)

ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS).

Nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: Điều 235 BLHS 2015

Không phải mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS). Hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường phải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác thì mới cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Vì vậy nhận định trên là sai.

Phần 2: Bài tập Bài tập 16

A và B đến gặp M tại quán nhậu X để bàn chuyện làm ăn (B không quen M trước đó). Sau khi bàn bạc công việc, A nói có việc phải đi trước và nói B tự đi về. B đề nghị M cho đi nhờ xe một đoạn. M đồng ý và để B chở bằng xe gắn máy của M. Trên đường đi, B vờ đánh rơi cặp xách để M xuống xe nhặt giúp. Lợi dụng lúc M đang nhặt cặp xách thì B phóng xe đi mất. Sau đó, B đã bị bắt cùng tang vật là chiếc xe gắn máy của M (trị giá 20 triệu đồng). Hãy xác định tội danh đối với hành vi của B trong vụ án này và giải thích tại sao?

Trả lời:

B phạm tội cướp giật tài sản theo Điều 171 BLHS 2015.

- Khách thể: xâm phạm quyền sở hữu xe máy của M, quyền nhân thân của M. - Đối tượng tác động: xe máy của M.

- Chủ thể: B có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS. - Mặt khách quan:

+ Hành vi: B đã giả vờ đánh rơi cặp sách rồi nhờ M xuống nhặt giúp để có cơ hội cho việc chiếm đoạt tài sản là chiếc xe máy của M. Lợi dụng lúc M đang nhặt cặp sách, B đã phóng xe đi mất, hành vi này cho thấy rõ B đã chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng.

Bài tập 17

A là chủ một xe chở xăng dầu. A đã ký hợp đồng với nhà máy sản xuất bột ngọt T.H vận chuyển dầu chạy máy cho nhà máy từ công ty xăng dầu đến nhà máy. Sau vài lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn bớt dầu vận chuyển cho nhà máy như sau: Khi nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu ra bán cho B mỗi lần vài trăm lít. Sau đó chất lên xe mấy thùng nước có trọng lượng tương đương với số dầu đã rút ra. Đến địa điểm giao dầu, chiếc xe được cân đúng trọng lượng quy định nên được nhập dầu vào kho. Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe. Với cách thức như vậy, A đã nhiều lần lấy dầu được thuê vận chuyển của nhà máy bột ngọt T.H với tổng trị giá là 38.565.000 đồng. Sau đó thì A bị phát hiện.

Hãy xác định tội danh trong vụ án này. Trả lời:

A phạm Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 BLHS 2015.

- Khách thể: Xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản của nhà máy sản xuất bột ngọt T.H. - Đối tượng tác động: xăng dầu.

- Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS. - Mặt khách quan:

+ Hành vi: A đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản (trị giá 38.565.000 đồng) thông qua hợp đồng vận chuyển dầu cho nhà máy sản xuất bột ngọt T.H.

- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp.

Bài tập 25

Công ty bảo vệ thực vật A nhập từ nước ngoài về Việt Nam 32 tấn nguyên liệu sản xuất thuốc trừ sâu BPMC hàm lượng khai báo là 97%. Qua kiểm định của Trung tâm kiểm định thực vật phía Nam thì hàm lượng chỉ có 94,6%. Với cách thức như vậy, Công ty sẽ không phải đóng thuế thay vì phải nộp 10% khi áp đúng mã thuế. Do vậy Công ty A tránh được việc nộp thuế với giá trị 1tỷ 450 triệu đồng.

Hãy xác định tội danh trong vụ án này. Trả lời:

Hành vi của Công ty A đã đủ để cấu thành tội trốn thuế tại Điều 200 BLHS.

- Chủ thể của tội phạm: Công ty A là pháp nhân đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự.

- Khách thể của tội phạm: xâm phạm chính sách thuế của Nhà nước, làm thất thu ngân sách Nhà nước.

- Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi: Công ty A nhập khẩu 32 tấn nguyên liệu sản xuất thuốc trừ sâu BPMC hàm lượng khai báo là 97% nhưng qua kiểm định thì hàm lượng thực tế chỉ là 94,6%. Với cách thức như vậy, Công ty sẽ không phải đóng thuế thay vì phải nộp 10% khi áp đúng mã thuế. Thủ đoạn của công ty A được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 200 BLHS.

+ Hậu quả: Công ty A tránh được việc nộp thuế với trị giá 1 tỷ 450 triệu đồng, đồng nghĩa ngân sách Nhà nước sẽ thất thu 1 tỷ 450 triệu đồng.

+ Mối quan hệ nhân quả: đơn trực tiếp. Từ hành vi khai báo sai hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật mà Công ty A tránh được việc nộp thuế từ đó làm ngân sách Nhà nước thất thu 1 tỷ 450 triệu đồng.

- Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi cố ý trực tiếp.

Bài tập 29

Lực lượng trinh sát đã phát hiện A đang vận chuyển số hàng có dấu hiệu nghi vấn. Qua kiểm tra, công an phát hiện 200 gói bột ngọt nhãn hiệu Thai Fermenttion Ind. A khai nhận số bột ngọt này có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được đóng gói với nhãn hiệu Thai Fermentation Ind. Bên cạnh đó A còn có hành vi mua bột ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc đem về đóng gói vào bao bì mang các nhãn hiệu Ajnomoto, Miwon, A-one, Thai Fermentation Ind,… rồi bán ra thị trường tổng cộng 8 tấn bột ngọt tương đương với giá trị của hàng thật là 300 triệu đồng. Theo kết luận giám định thì bột ngọt Trung Quốc có hàm lượng, định lượng chất chính chỉ đạt mức 60% so với tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước. Anh (chị) hãy xác định tội danh trong vụ án nêu trên.

Trả lời:

Tội danh mà A đã phạm là Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm ( Điều 193) và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ( Điều 226).

Đối với Tội sản xuất, buôn bán hàng giả và lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm ( Điều 193)

- Khách thể: Trật tự kinh tế về buôn bán hàng hóa, sản phẩm thị trường và xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng

- Đối tượng tác động: Hàng giả là chất phụ gia thực phẩm (Bột ngọt)

- Chủ thể: A là chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định – Chủ thể thường - Mặt khách quan: : Hành vi của A là mua bột ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc đem về đóng gói vào bao bì mang các nhãn hiệu Ajnomoto, Miwon, A-one, Thai Fermentation Ind,… rồi bán ra thị trường tổng cộng 8 tấn bột ngọt tương đương với giá trị của hàng thật là 300 triệu đồng. Theo Điều 3 NĐ 98/2020 quy định về các dấu hiệu được coi là hàng giả: “Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

Hàng hóa có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng” - Mặt chủ quan

+ Lỗi: Cố ý trực tiếp

+ Mục đích: Vì mục đích kinh doanh

Đối với Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

- Khách thể: Xâm phạm trật tự quản lý Nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. - Đối tượng tác động: các nhãn hiệu Ajnomoto, Miwon, A-one, Thai Fermentation Ind,…

- Chủ thể: A là chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định – Chủ thể thường - Mặt khách quan: Hành vi đóng gói 200 gói bột ngọt có nguồn gốc Trung Quốc với nhãn hiệu Thai Fermenttiom Ind.Co;Ltd…; mua bột ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc đem về đóng gói vào bao bì mang các nhãn hiệu Ajnomoto,Miwon, A-one, Thai Fermenttiom Ind.Co;Ltd… rồi bán ra thị trường tổng cộng 8 tấn bột ngọt tương đương với giá trị của hàng thật là 300 triệu đồng

- Mặt chủ quan: + Lỗi: Cố ý trực tiếp

THẢO LUẬN LẦN THỨ 08 Phần 1: Nhận định

50.Mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục nhiều lần mà còn vi phạm đều cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy theo Điều 247 BLHS.

Nhận định sai.

CSPL: Điểm a khoản 1Điều 247 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Trường hợp trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý, người thực hiện hành vi chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã được giáo dục từ 2 lần trở lên và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống.

Như vậy, nếu người thực hiện hành vi chỉ được giáo dục nhiều lần (từ 2 lần trở lên) mà chưa được tạo điều kiện ổn định cuộc sống thì không thể cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý theo Điều 247 BLHS.

Vậy câu nhận định trên là sai.

52.Mọi trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS).

CSPL: Điều 250 BLHS

Để được xem Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý Điều 250 thì hành vi vận chuyển này phải không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma tuý và phải thoả mãn định lượng chất ma tuý.

Ví dụ: A đang vận chuyển 10g heroin trên đường và bị Công an bắt. Nếu mục đích vận chuyển số ma tuý này là để bán thì A phạm Tội mua bán trái phép chất ma tuý Điều 251, nếu mục đích của A là vận chuyển số ma tuý này để sản xuất ra các chất ma tuý mới thì A phạm Tội sản xuất trái phép chất ma tuý Điều 248. Nếu trong tình huống này A chỉ vận chuyển với mục đích để lấy tiền công, không liên quan đến việc mua bán của người khác và không biết được mục đích của việc vận chuyển thì hành vi của A cấu thành Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý Điều 250. Vậy câu nhận định trên là sai.

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN HÌNH SỰ CÁC TỘI PHẠM (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w