sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256 BLHS).
Nhận định ĐÚNG.
CSPL: Điều 255, Điều 256 BLHS 2015.
Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy không chỉ cấu thành tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 256 BLHS 2015.
Đối với hành vi người nào đó cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy dù biết người thuê, người mượn địa điểm không phải dùng địa điểm đó để sử dụng chất ma túy trái phép chỉ nhằm thỏa mãn bản thân mà dùng địa điểm đó để tổ chức sử dụng chất ma túy trái phép đưa ma túy vào cơ thể của người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 255 BLHS 2015.
Phần 2: Bài tập Bài tập 32
A có một cửa hàng bán các phụ liệu ngành may có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do UBND Quận X cấp và được Chi cục Thuế Quận X ấn định mức thuế khoán, doanh thu nộp thuế hàng tháng. Trong 2 năm, A đã đến Chi cục Thuế Quận X mua 32 quyển hóa đơn bán hàng. Khi A đang sử dụng quyển hóa đơn cuối cùng thì bị phát hiện hành vi vi phạm. Trong quá trình kinh doanh nói trên, có nhiều khách hàng đến mua hàng với số lượng ít nhưng lại yêu cầu A ghi hóa đơn với số lượng lớn hơn hoặc họ không mua hàng của A nhưng đã đến nhờ A ghi khống hóa đơn bán hàng. A đồng ý yêu cầu của khách hàng và mỗi lần ghi khống hóa đơn như vậy, A thu của họ 5% trên tổng số tiền ghi thêm vào hóa đơn. Bằng cách này, A đã ghi khống tổng cộng 327 hóa đơn với số tiền 1,75 tỷ đồng, thu lợi bất chính 87,5 triệu đồng.
Anh (chị) hãy xác định: Hành vi trên của A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Hành vi của A phạm tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước theo điều 203 BLHS.
Đối tượng tác động: Hóa đơn bán hàng do Nhà nước thống nhất phát hành cụ thể là hóa đơn bán hàng do UBND quận X cấp
Khách thể: xâm phạm đến quan hệ nhà nước về quản lý thuế
Khách quan:
- Hành vi: Ghi hóa đơn bán hàng trái phép cho số lượng lớn khách hàng, làm giả hóa đơn cho khách hàng, ghi nội dung hóa đơn sai, gian dối, ghi hóa đơn khống cho khách hàng nhằm mục đích mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước để thu lợi bất chính. Như vậy, A biết rằng hành vi ghi hóa đơn sai, ghi khống hóa đơn nhằm mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách ngân nhà nước là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng A vẫn thực hiện hành vi đó để mua bán hóa đơn trái phép thu về nguồn lợi nhuận bất chính
- A đã ghi khống tổng cộng 327 hóa đơn với số tiền 1,75 tỷ đồng, thu lợi bất chính 87,5 triệu đồng.
Mặt chủ quan: Lỗi có ý trực tiếp
Bài tập 36
A đã thuê người vào chặt phá 4,6 ha rừng thuộc khu vực rừng sản xuất tự nhiên cạnh bản Khe Dây, do UBND xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh quản lý, bảo vệ để chiếm đất trồng keo lai. Theo ước tính ban đầu, hành vi của A đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 300 triệu đồng.
Theo anh (chị) A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao? Trả lời:
Theo nhóm, tình huống trên có thể chia làm hai trường hợp: A là cán bộ quản lý khu rừng sản xuất tự nhiên và B là người bình thường; hoặc A là người bình thường, không có chức năng quản lý tài sản của Nhà nước.
a) Trường hợp 1: A là cán bộ quản lý khu rừng sản xuất tự nhiên.
Với trường hợp này, A phạm Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219 BLHS 2015)
- CSPL: Điều 219 BLHS 2015
- Khách thể: xâm phạm chế độ quản lý, quyền sử dụng đất rừng sản xuất của UBND xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh.
- Đối tượng tác động: 4,6 ha rừng thuộc khu rừng sản xuất tự nhiên thuộc sự quản lý của UBND xã.
- Chủ thể: A là chủ thể đặc biệt, là cán bộ của UBND cấp xã, người được Nhà nước giao quản lý, tài sản của Nhà nước.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A có hành vi trái pháp luật, thuê người chặt phá 4,6 ha rừng sản xuất tự nhiên. + Hậu quả: làm thất thoát của Nhà nước gần 300 triệu đồng
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Hành vi của A là lỗi cố ý trực tiếp. Dù A biết đó là tài sản do Nhà nước quản lý, thế nhưng vẫn thuê người chặt phá.
Qua các yếu tố phân tích ở trên, đủ căn cứ định A vi phạm Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí Điều 219 BLHS.
B là người được A thuê để trực tiếp chặt phá rừng, tuy nhiên, do B là chủ thể thường, vậy nên B tuy là đồng phạm với A, nhưng phạm Tội hủy hoại rừng (Điều 243 BLHS 2015)
- CSPL: Điều 243 BLHS 2015
- Khách thể: xâm phạm đến chế độ quản lý rừng của Nhà nước, cụ thể ở đây là xâm phạm đến chế độ quản lý rừng của UBND xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh.
- Đối tượng tác động: 4,6 ha rừng thuộc khu rừng sản xuất tự nhiên thuộc sự quản lý của UBND xã.
- Chủ thể: B là chủ thể thường, có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS. - Mặt khách quan: Có hành vi chặt phá 4,6 ha rừng sản xuất tự nhiên. - Hậu quả: làm thất thoát của Nhà nước gần 300 triệu đồng.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Hành vi của B là lỗi cố ý trực tiếp. B biết (hoặc phải biết) rằng diện tích đất rừng được nêu là diện tích đất do Nhà nước quản lý, và hành vi chặt phá rừng là trái pháp luật, thế nhưng B vẫn làm.
+ Mục đích: Tư lợi cá nhân, nhận tiền công từ A.
Vì vậy, B đã vi phạm Tội hủy hoại rừng theo quy định tại Điều 243.
b) Trường hợp 2: A và B là các chủ thể thường, không có khả năng quản lý Nhà nước. Với trường hợp này, A và B đều phạm Tội hủy hoại rừng (Điều 243 BLHS).
Các dấu hiệu pháp lý định tội như dấu hiệu pháp lý định tội của B được phân tích tại trường hợp 1 được nêu trên.
Bài tập 46
A 17 tuổi bị bắt quả tang đang mang trong người 3 tép heroin với trọng lượng 0,155 gam. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong các tình huống sau:
a. A là con nghiện nên mua về để sử dụng cho cá nhân.
Khách thể: Xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy. Đối tượng tác động của tội này là các chất ma túy(cụ thể là heroin).
Mặt khách quan:
Hành vi: A có hành vi tàng trữ 0.155gam heroin trong người. Mặt chủ quan:
Lỗi cố ý
Mục đích: Để sử dụng cá nhân, không nhằm mua bán, vận chuyển, sản xuất. Chủ thể: Chủ thể thường.
b. A mua giùm cho người bạn là B đang lên cơn nghiện nhờ mua.
A phạm điểm c khoản 1 Điều 250 BLHS về Tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Khách thể: Xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy. Đối tượng tác động của tội này là các chất ma túy(cụ thể là heroin).
Mặt khách quan:
Hành vi: A có hành vi vận chuyển trái phép 0.155gam heroin. Mặt chủ quan:
Lỗi cố ý
Mục đích: mua giùm B, không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ. Chủ thể: Chủ thể thường.
c. A đang mang đến cho người mua do mẹ A sai.
- Trường hợp nếu A không biết mẹ sai A mang đến cho người mua là ma túy thì A không phạm tội vì không thỏa mãn dấu hiệu về mặt chủ quan của tội vận chuyển trái phép chất ma túy là lỗi của người vận chuyển là lỗi cố ý.
- Trường hợp nếu A biết mẹ sai A mang đến cho người mua là ma túy, mà vẫn thực hiện thì A phạm tội. A phạm khoản 1 Điều 251 BLHS về Tội mua bán trái phép chất ma túy.
- Khách thể: Xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy. - Đối tượng tác động của tội này là các chất ma túy(cụ thể là heroin).
Mặt khách quan:
- Hành vi: A có hành vi vận chuyển trái phép 0.155gam heroin để giao cho khách hàng mua ma túy của mẹ mình.(Đồng phạm).
Mặt chủ quan:
Lỗi cố ý
Mục đích: A vận chuyển giúp mẹ (Mẹ A mua bán trái phép chất ma túy).
Chủ thể: Chủ thể thường.
Bài tập 47
A thuê cửa hàng để bán vật liệu xây dựng. Cơ quan công an bắt quả tang B đang sử dụng trái phép chất ma túy trong cửa hàng của A.
Hãy xác định tội danh đối trong các tình huống sau:
a. B là bạn của A. Vì nể bạn nên thỉnh thoảng A đã đồng ý cho B vào cửa hàng của mình để hút heroin.
A phạm khoản 1 Điều 256 BLHS về Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy. Khách thể: Xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy. Đối tượng tác động của tội này là các chất ma túy(cụ thể là heroin).
Mặt khách quan:
Hành vi:Có hành vi chứa chấp, cho B đến cửa hàng để sử dụng trái phép chất ma túy. Mặt chủ quan:
Lỗi cố ý
Chủ thể: chủ thể thường.
b. A mua giùm cho B 0,2 gam heroin để B sử dụng. Khi B đến cửa hàng của A để lấy heroin thì lên cơn nghiện nên A đã cho B sử dụng heroin ngay tại cửa hàng của mình.
A phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo Điều 250 BLHS và tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 256 BLHS.
Về tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo Điều 250 BLHS:
- Chủ thể: Chủ thể thường là A có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
- Khách thể: Chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước. Đối tượng tác động: 0,2 gam heroin.
- Mặt chủ quan:
Hành vi: A đã có hành vi mua giùm B 0,2 gam heroin để B sử dụng. Việc A mua heroin không nhằm mục đích mua đi bán lại, sản xuất hay tàng trữ mà chỉ để đưa đến cho B. Khối lượng heroin A mua là 0,2 gam thỏa mãn điều kiện định lượng được quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 250 BLHS.
- Mặt khách quan:
Lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp. A biết việc mua 0,2 gam heroin của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.
Về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 256 BLHS:
Theo điểm b khoản 6 Mục 2 la mã của Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BTP thì tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong đó có hành vi cung cấp chất ma túy, địa điểm.
Về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256 BLHS).
Khách thể: Xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy. Đối tượng tác động của tội này là các chất ma túy(cụ thể là heroin).
Mặt khách quan:
Hành vi:
Có hành vi chứa chấp, cung cấp địa điểm để cho B sử dụng trái phép chất ma túy tại cửa hàng của mình.
Mua giùm 0,2 gam heroin để B sử dụng(cung cấp). Mặt chủ quan:
Lỗi cố ý
Chủ thể: chủ thể thường.
Như vậy A phạm Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256 BLHS).
c. A và B đều nghiện ma túy. A đã mua 0,2 gam heroin và rủ B đến cửa hàng của A để cùng sử dụng.
Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP: tại điểm a khoản 6.2 mục 2 la mã có quy định: “a) Người nghiện ma túy có chất ma túy (không phân biệt nguồn gốc ma túy do đâu mà có) cho người nghiện ma túy khác chất ma túy để cùng sử dụng trái phép thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.”
A phạm Tội tàng trữ trái phép chất ma túy(điểm c khoản 1 Điều 249 BLHS).
Khách thể: Xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy. Đối tượng tác động của tội này là các chất ma túy(cụ thể là heroin).
Mặt khách quan:
Hành vi: A có hành vi tàng trữ 0.2 gam heroin(A đã mua)
Mặt chủ quan:
Lỗi cố ý
Mục đích: Để sử dụng cá nhân, không nhằm mua bán, vận chuyển, sản xuất. Chủ thể: Chủ thể thường.
THẢO LUẬN LẦN THỨ 09 Phần 1: Nhận định
Câu 1: Hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong công trường thi công gây tai nạn chết người thì cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS).
Nhận định sai.
Trường hợp phương tiện giao thông đường bộ di chuyển, hoạt động nhưng không tham gia giao thông đường bộ (như di chuyển, hoạt động trong trường học, công trường đang thi công hoặc đang khai thác) mà gây tai nạn thì người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng khác nếu thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm đó như tội vô ý làm chết người, tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính hoặc tội vi phạm quy định về an toàn lao động, về an toàn ở những nơi đông người.
CSPL: Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC- TANDTC.
Câu 4: Người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS).
Nhận định sai.
Người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì không chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đua xe trái phép theo Điều 266 BLHS mà còn có thể chịu thêm tội khác. Theo quy định tại Điều 266 BLHS thì hành vi gây thiệt hại của Tội đua xe trái phép (Điều 266) được thực hiện với lỗi vô ý.
Trong trường hợp thực hiện người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác với lỗi cố ý thì ngoài việc chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 266 thì còn phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội tương ứng: Tội giết người (Điều 123), Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178).
Vì vậy, tuỳ theo lỗi, người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì không chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS) mà còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích, Tội giết người nếu thực hiện hành vi vi phạm với lỗi cố ý.
CSPL: Điểm b khoản 5 Điều 7 Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC- TANDTC.
Câu 9: Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí đó thì cấu thành hai tội: Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS) và Tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS).
Nhận định sai.
Không phải mọi trường hợp tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí đó thì cấu thành hai tội: Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS) và Tội mua bán trái phép