Đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên nếu chủ thể đã chủ động khai báo

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN HÌNH SỰ CÁC TỘI PHẠM (Trang 78 - 83)

báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội.

Nhận định Đúng. Cspl: Điều 364 BLHS 2017

Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Như vậy, việc đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên nếu chủ thể đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội.

Phần 2: Bài tập Bài tập 23

A là cán bộ Ngân hàng nông nghiệp huyện X được phân công phụ trách địa bàn xã Y. A có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu phát triển sản xuất ở địa phương để đề xuất với lãnh đạo ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của nông dân, thực hiện việc thẩm định, chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định và mức vốn cho vay trên địa bàn xã và thu hồi lại số tiền đã cho nông dân vay khi đến thời hạn thanh toán. Để thực hiện nhiệm vụ trên, A được cơ quan giao tiền dưới hình thức tạm ứng để A chi cho người vay.

Lợi dụng nhiệm vụ được giao, A đã thực hiện những hành vi sau đây: - Lập 7 hồ sơ giả để lấy 61 triệu đồng chi xài cá nhân.

- Đến thời hạn thu hồi vốn, A thu hồi của những người đã vay tín dụng được 40.605.000đ nhưng không nộp lại cho ngân hàng mà đem chi xài.

Hãy xác định A phạm tội gì? Cần áp dụng điều khoản nào BLHS đối với A?

Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội tham ô tài sản tại Điều 353 BLHS 2015.

Dấu hiệu pháp lý:

- Khách thể: hành vi của A xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Ngân hàng nông nghiệp huyện Xđồng thời xâm hại vào quyền sở hữu tài sản Ngân hàng nông nghiệp huyện X.

Đối tượng tác động: Tài sản bị chiếm đoạt trị giá 101.605.000đ do nhiệm vụ công tác một cách hợp pháp của A cho Ngân hàng nông nghiệp huyện X xâm phạm.

- Mặt khách quan:

+ Hành vi: A lập 7 hồ sơ giả để lấy 61 triệu đồng, đồng thời đến hạn thu hồi vốn A thu hồi của những người đã vay tín dụng được 40.605.000 đồng nhưng không nộp lại cho Ngân hàng mà đem chi xài cá nhân. Như vậy, A đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng mà mình được giao quản lý thành tài sản cá nhân.

+ Hậu quả: gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho Ngân hàng, làm giảm uy tín và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại cho Ngân hàng.

-Mặt chủ quan:

Lỗi: A thực hiện với lỗi cố ý.

-Chủ thể: chủ thể đặc biệt-A là cán bộ Ngân hàng được giao trách nhiệm quản lý tài sản là vốn và các khoản vay, thu hồi vốn cho Ngân hàng.

Bài tập 24

A là kế toán trưởng của một công ty tư nhân. Là một người có năng lực trong nghiệp vụ và năng nổ nên A giúp cho chủ doanh nghiệp nhiều việc và được tin dùng. Nhân một chuyến đi nước ngoài để thăm dò mở rộng thị trường, giám đốc công ty đã giao cho A nhiệm vụ thanh lý một số hợp đồng tới hạn và thu tiền về cho công ty. Sau khi thu được 300 triệu đồng tiền hàng do thanh lý hợp đồng, A bỏ trốn cùng với số tiền trên.

Hãy xác định tội danh trong vụ án này?

Tội danh trong vụ án này: Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS 2015).

Dấu hiệu pháp lý:

-Khách thể: hành vi của A xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, đồng thời xâm hại vào quyền sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức.

Đối tượng tác động: 300 triệu đồng tiền hàng của doanh nghiệp. -Mặt khách quan

+ Hành vi: Trong chuyến đi nước ngoài để thăm dò mở rộng thị trường, giám đốc công ty đã giao cho A nhiệm vụ thanh lý một số hợp đồng tới hạn và thu tiền về cho công ty. Sau khi thu được 300 triệu đồng tiền hàng do thanh lý hợp đồng, A bỏ trốn cùng với số tiền trên. Như vậy, A đã có hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí.

+ Hậu quả: gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho doanh nghiệp.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

-Mặt chủ quan:

Lỗi: A thực hiện với lỗi cố ý.

- Chủ thể: chủ thể đặc biệt-A là kế toán trưởng của công ty tư nhân, được giao nhiệm vụ thanh lý một số hợp đồng tới hạn và thu tiền về cho công ty.

Bài tập 27

Lợi dụng cương vị công tác là cán bộ địa chính xã X, A đã thu của 14 người dân trong xã với số tiền 92 triệu đồng để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi thu tiền, A thông báo với người dân đó là số tiền nộp thuế chuyển mục đích sử dụng đất. Nhưng thực tế số tiền nộp thuế chỉ là 56 triệu đồng. Số tiền còn lại A chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân.

Hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

Hành vi của A có phạm tội.

Tội danh mà A đã phạm là Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 355 BLDS 2015.

 Khách thể:

 Khách thể: Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền.

 Đối tượng tác động: tài sản của người dân trong xã X (tiền của người dân).

 Mặt khách quan:

 Hành vi: A đã thu của người dân trong xã với số tiền là 92 triệu đồng để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi thu tiền A thông báo cho người dân đó là số tiền nộp thuế chuyển mục đích sử dụng đất, Nhưng trên thực tế số tiền nộp thuế chỉ là 56 triệu đồng, số tiền còn lại A đã chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân. A đã có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người dân để chiếm đoạt tài sản của họ.

 Hậu quả: gây thiệt hại về tài sản cho người dân.

 Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại về tài sản cho người dân.

 Chủ thể: A là cán bộ địa chính xã A (chủ thể đặc biệt), người đang có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để thực hiện hành vi phạm tội thỏa mãn điều kiện về chủ thể của tội này.

 Mặt chủ quan: A thực hiện với lỗi cố ý.

Bài tập 32

Đ là Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện X phụ trách hình sự. Biết Đ là lãnh đạo Tòa án huyện, K đã đến nhà tìm gặp và nhờ Đ giúp đỡ đòi lại ngôi nhà cho người khác ở nhờ đã

nhiều năm nay và vụ kiện đang được thụ lý ở Tòa án nhân dân huyện và hứa sẽ không quên ơn. Sau đó Đ đã trực tiếp nhờ thẩm phán giải quyết vụ kiện đó chú ý hộ, bảo K là người nhà của Đ. Kết quả là K được trả nhà, K đưa cho Đ một lượng vàng SJC.

Hãy xác định K và Đ có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?

Trả lời:

K và Đ có phạm tội. K phạm tội Đưa hối lộ tại Điều 364 BLHS 2015 và Đ phạm tội Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi tại Điều 358 BLHS 2015.

K phạm tội Đưa hối lộ tại Điều 364 BLHS 2015.

- Khách thể: hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế nhà nước.

- Đối tượng tác động: một lượng vàng SJC. - Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS. - Mặt khách quan:

+ Hành vi: K đã có hành vi đưa hối lộ là đưa cho Đ một lượng vàng SJC để Đ có thể giúp đỡ K đòi lại ngôi nhà cho người khác ở nhờ đã nhiều năm nay trong vụ kiện đang được thụ lý ở Tòa án nhân dân huyện (K Biết Đ là lãnh đạo Tòa án huyện). Kết quả là K được trả nhà.

- Mặt chủ quan:

+ Lỗi cố ý trực tiếp, cụ thể A biết hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả nguy hiểm nhưng vẫn mong hậu quả đó xảy ra.

+ Mục đích: Đòi lại ngôi nhà.

Đ phạm tội Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi tại Điều 358 BLHS 2015.

- Khách thể: hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế nhà nước.

- Đối tượng tác động: một lượng vàng SJC.

- Mặt khách quan:

+ Hành vi: Đ đã có hành vi dùng sự ảnh hưởng của mình do bản thân Đ là Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện X phụ trách hình sự và là lãnh đạo Tòa án huyện để có thể thúc đẩy, trực tiếp nhờ thẩm phán giải quyết vụ kiện đó chú ý K là người nhà của Đ. Sau đó Đ nhận một lượng vàng SJC từ K.

- Mặt chủ quan:

+ Lỗi cố ý trực tiếp, cụ thể A biết hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả nguy hiểm nhưng vẫn mong hậu quả đó xảy ra.

THẢO LUẬN LẦN THỨ 12 Phần 1: Nhận định

Một phần của tài liệu THẢO LUẬN HÌNH SỰ CÁC TỘI PHẠM (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w