TIÊU CHUẨN 4– THỰCHIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC.

Một phần của tài liệu TĐG THCS (Trang 49 - 63)

- Đổi mới công tác Giáo dụ c Đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện cho CBGV học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.

4-TIÊU CHUẨN 4– THỰCHIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC.

Tiêu chí 1- Nhà trường thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định của Bộ GD-ĐT và các cơ quan có thẩm quyền.

a) Thực hiện kế hoạch thời gian năm học theo quy định;

b) Thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học theo quy định; c) Hàng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập.

1- Mô tả hiện trạng:

- Nhà trường có kế hoạch thời gian cho từng năm học theo Công văn chỉ đạo của Bộ, Sở, phòng GD-ĐT và xây dựng cụ thể cho nhà trường.

[H4.04.01.01]

Khung thời gian năm học cụ thể: 1. Ngày tựu trường, ngày khai giảng.

2. Ngày bắt đầu và kết thúc học kỳ I, ngày bắt đầu và kết thúc học kỳ II. 3. Ngày kết thúc năm học.

4. Ngày thi học sinh giỏi, ngày thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và bổ túc THPT, ngày hoàn thành xét công nhận hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, ngày hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS). 5. Ngày hoàn thành tuyển sinh vào các lớp đầu cấp học.

6. Các ngày nghỉ lễ, tết.

7. Thời gian nghỉ đối với giáo viên trong năm học.

8. Kế hoạch thời gian năm học có thể bao gồm thêm các ngày nghỉ khác (nghỉ giữa học kỳ, nghỉ cuối học kỳ, nghỉ theo mùa vụ, nghỉ Tết của đồng bào dân tộc, nghỉ lễ hội truyền thống của địa phương).

- Trường có kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn học rất cụ thể và thực hiện trên tinh thần theo công văn hướng dẫn và hướng dẫn giảng dạy, phân phối chương trình của Bộ, Sở, phòng GD-ĐT. [H4.04.01.02]

- Hàng tháng, hàng tuần nhà trường rà soát có kế hoạch lịch công tác tuần, tháng, năm cụ thể và thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy học tập. [H4.04.01.03]

2- Điểm mạnh:

- Nhà trường luôn luôn là trường Tiên tiến xuất sắc của huyện, tỉnh ở tất cả các mặt hoạt động vì nhà trường đă xây dựng được kế hoạch cụ thể cho từng năm học theo bộ kế hoạch năm, tháng, tuần ở từng bộ phận và triển khai rõ sát tới từng cán bộ giáo viên, công nhân viên chức trong nhà trường.

- Các bộ phận chuyên môn có kế hoạch cụ thể chỉ đạo việc giảng dạy từng môn học theo hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng giáo dục. Nề nếp sinh hoạt chuyên môn đă đi vào chiều sâu và ổn định.

3- Điểm yếu :

Do hướng dẫn thực hiện phân phối chương tŕnh của Bộ GD&ĐT thường xuyên thay đổi vì vậy nhà trường bị ảnh hưởng đến kế hoạch và thời gian học. Trong 1 năm có tới 5 đến 6 lần xếp lại thời khoá biểu.

4- Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Nhà trường duy trì tốt bộ kế hoạch thời gian năm học do Hiệu trưởng điều chỉnh theo bộ kế hoạch năm, tháng, tuần cụ thể cho từng cán bộ giáo viên, công nhân viên chức.

- Ban giám hiệu và Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lên kế hoạch giảng dạy và học tập cụ thể cho từng môn học theo Quyết định của Bộ, Sở, phòng cho từng giáo viên tương ứng với 4 giai đoạn trong năm học.

- Hàng tháng Ban giám hiệu kết hợp với Ban thanh kiểm tra và các bộ phận chuyên trách của nhà trường rà soát đánh giá, kiểm tra chéo bộ phận từng việc thực hiện kế hoạch của cá nhân và các bộ phận. Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng kiểm duyệt các kế hoạch, giáo án hàng tuần, tháng, năm và có cả từng giai đoạn.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.

Tiêu chí 2: Mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

a) Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) đảm bảo dự ít nhất 01 tiết/giáo viên; tổ trưởng, tổ phó đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn ít nhất 04 tiết/giáo viên, mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, 04 tiết dạy hội giảng hoặc thao giảng do nhà trường tổ chức và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngoài nhà trường.

b) Hàng năm, khi các cơ quan cấp trên tổ chức, nhà trường có giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện, quận, thị xã hoặc thành phố trực thuộc

tỉnh trở lên (sau đây gọi chung là cấp huyện); trong 04 năm liên tiếp tính từ năm được đánh giá trở về trước, có ít nhất 30% giáo viên trong tổng số giáo viên của nhà trường đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên và không có giáo viên xếp loại yếu theo Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

c) Định kỳ, rà soát, đánh giá các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

1. Mô tả hiện trạng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cán bộ giáo viên trong nhà trường thực hiện tốt hoạt động dự giờ đồng nghiệp để nâng cao trình độ tay nghề theo đúng quy đinh. Cụ thể:

+ Hiệu trưởng dự 3 tiết/tuần + Hiệu phó dự 4 tiết/tuần + Tổ trưởng dự 2 tiết/tuần

Mỗi giáo viên thực hiện 2 tiết hội giảng cấp trường có ứng dụng công nghệ thông tin và dự được nhiều giờ của đồng nghiệp trong và ngoài trường, tập trung chủ yếu vào đợt hội giảng các cấp trường, huyện, tỉnh.[H4.04.02.01]

- Hàng năm khi các cơ quan cấp trên tổ chức, nhà trường đều có giáo viên tham gia hội giảng thi giáo viên giỏi các cấp. Năm học nào nhà trường cũng có giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh. Tính đến nay nhà trường có:

+ 29/28 giáo viên = 103% đạt giáo viên giỏi cấp huyện.

+ 12/28 giáo viên = 42% đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh [H5.01.01.02]

+ Nhà trường thường xuyên kiểm tra công tác dự giờ của giáo viên. [H5.01.01.03]

2. Điểm mạnh:

- 100% cán bộ giáo viên đều có ý thức thực hiện nghiêm túc quy định về công tác dự giờ đồng nghiệp và thực hiện đủ định mức quy định.

- 100% cán bộ giáo viên đều có tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp cao, tính tự giác trong công tác tự học tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề. Từ đó giáo viên có ý thức tích cực dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm.

- Từng tổ chuyên môn có tinh thần đoàn kết, tương trợ đồng đội cao trong công tác hội giảng, hội học để giúp đỡ đồng nghiệp đạt kết quả cao trong mỗi kỳ hội giảng.

- Nhà trường, các tổ chuyên môn có kế hoạch rõ ràng cụ thể và chỉ đạo sát sao kế hoạch hội giảng, hội học các cấp.

3. Điểm yếu:

- Hầu hết các giáo viên có năng lực của trường đều đã nhiều lần đạt giáo viên dạy giỏi huyện và tỉnh nên họ không muốn đi thi nữa

- Các trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin chưa có đến từng phòng bộ môn nên giáo viên dạy tại pḥòng bộ môn vẫn phải chuyển thiết bị đi các Phòng gặp khó khăn.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Nhà trường, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hội giảng các cấp ngay từ đầu năm học và triển khai thực hiện tốt kế hoạch đó. Sau từng giai đoạn kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, khen thưởng kịp thời những giáo viên xuất sắc.

- Nhà trường cùng với tổ chuyên môn chọn cử những giáo viên có tay nghề giỏi tổ chức dạy thao giảng cho giáo viên toàn tổ dự giờ, hội giảng và rải đều công việc dự giờ trong suốt năm học, tránh tập trung nhiều vào 1 giai đoạn c̣òn giai đoạn khác thì bỏ trống.

- Kết hợp với các trường bạn trong cụm, trong câu lạc bộ, các trường tiên tiến tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường cho giáo viên dự giờ để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Tổ chức các đợt tham quan, học hỏi, giao lưu với các trường ngoài huyện, ngoài tỉnh.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.

Tiêu chí 3: Sử dụng thiết bị trong dạy học, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên thực hiện kế hoạch của nhà trường.

a) Giáo viên thực hiện đầy đủ và có hiệu quả thiết bị hiện có của nhà trường trong hoạt động dạy học;

b) đánh giá, vận dụng sáng kiến kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường;

c) Mỗi học kỳ, tự rà soát, đánh giá để cải tiến việc sử dụng thiết bị dạy học, việc đánh giá, vận dụng sáng kiến kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên

1. Mô tả hiện trạng:

- Sử dụng thiết bị dạy học trong trường phổ thông là vấn đề rất cần thiết. Hầu hết các môn học của nhà trường được cung cấp đủ số lượng và có chất lượng cao phục vụ tốt cho các giờ lên lớp. Các thiết bị nhìn chung được sử dụng tốt và được sử dụng tối đa. Xây dựng 5 phòng học bộ môn và 2 kho để chứa thiết bị. Nhìn chung các thiết bị đảm bảo tính đồng bộ trong một bộ môn và liên thông giữa các phân môn. Mỗi phân môn có 1 giáo viên trực tiếp quản lý và xây dựng sổ mượn trả có ký mượn, ký trả. Mỗi phòng bộ môn có một giáo viên phụ trách chung, có kế hoạch giảng dạy trên các phòng bộ môn.và cập nhật thường xuyên các loại hồ sơ, sổ sách thiết bị. [H4.04.03.01]

- Đầu mỗi năm học nhà trường yêu cầu 100% giáo viên đăng ký viết sáng kiến kinh nghiệm. Đầu tháng năm (Cuối năm học) có tổ chức hội thảo báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trước Hội đồng khoa học của nhà trường. Các sáng kiến được đánh giá theo cấp độ A, B, C. Các sáng kiến có chất lượng được Hội đồng khoa học nhà trường đề nghị dự thi cấp trên. [H4.04.03.02]

- Nhà trường thành lập Hội đồng khoa học đánh giá các sáng kiến kinh nghiệm khoa học hàng năm.[H4.04.03.02]

2. Điểm mạnh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong năm học vừa qua (từ năm học 2004-2005 đến nay) nhà trường đã tích cực sử dụng thiết bị dạy học phục vụ cho các giờ dạy và đạt kết quả cao. Tiêu biểu như các môn Sinh học, Vật lý, Hoá học, Công nghệ, ...

- Mẫu mã các thiết bị có hình thức đẹp đảm bảo mỹ quan và tính sư phạm. - Đối với giáo viên dạy đúng phân môn đào tạo, có kỹ năng sử dụng thành thục.

- Ngoài việc sử dụng thiết bị do Bộ giáo dục và Đào tạo cung cấp, nhà trường còn tổ chức các phong trào tự làm đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cao. 100% giáo viên đă tham gia tự làm đồ dùng dạy học, một số đồ dùng có hiệu quả trong thực tiễn giảng dạy.

- Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm được mọi giáo viên hưởng ứng tích cực. Việc đánh giá sáng kiến kinh nghiệm cơ bản là chính xác và khoa học, có tác dụng thúc đẩy phong trào.

3. Điểm yếu:

- Hầu hết các phân môn đều được cung cấp đồ dùng nhưng thiết bị còn ít chưa được sử dụng, một số phân môn chưa đồng bộ. Chất lượng một số thiết bị không đảm bảo.

- Số lượng thiết bị chưa đáp ứng với số lượng học sinh nên tần số sử dụng trên một thiết bị lớn. Nhiều thiết bị có chất lượng thấp chưa đáp ứng được tần số sử dụng.

- Bên cạnh đó còn có những hạn chế về đội ngũ cán bộ sử dụng thiết bị dạy học như:

+ Chưa được đào tạo cơ bản về quản lý đồ dùng thiết bị.

+ Trong quá trình sử dụng đa số giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, tự sử dụng.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Xây dựng thêm các phòng học bộ môn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học.

- Đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học, thi đồ dùng dạy học.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.

Tiêu chí 4: Mỗi năm học, nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của nhà trường hoặc theo quy định của phòng giáo dục đào tạo, sở giáo dục và đào tạo và bộ giáo dục và đào tạo.

a) Có kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

b) các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện theo kế hoạch đề ra; c) Mỗi học kỳ rà soát đánh giá để cải thiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

1. Mô tả hiện trạng

- Hàng năm nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của cấp trên.

[H4.04.04.01]

- Ban giám hiệu và hội đồng sư phạm nhà trường có nhận thức rất sâu sắc vấn đề giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đây là môn giáo dục mới đưa vào chương trình cải cách thực hiện theo Quyết định số 03/2002 – QĐ -BGD & ĐT ra ngày 24/01/2002. Nó đã mang lại hiệu quả rất tốt cho các em học sinh, giúp các em học sinh có những giây phút nghỉ ngơi tích cực, giúp cho các em ôn lại những nội dung đã học trong chương trình phổ thông và các kiến thức ngoài xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho các em chủ động xây dựng nên nội dung hoạt động, giúp các em hiểu nhau hơn, gần gũi nhau hơn và phát hiện ra những năng khiếu đặc biệt của học sinh để quan tâm, bồi dưỡng và phát triển cho các em.

- Các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp được nhà trường chỉ đạo thực hiện đồng loạt theo phân phối chương trình. Các lớp chuẩn bị công phu về cơ sở vật chất và nội dung hoạt động theo chủ điểm hàng tháng tạo ra khí thế vui tươi, sôi nổi, gây hứng thú cho học sinh tham gia.[H4.04.04.03]

2. Điểm mạnh

- Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và các ban ngành đoàn thể có nhận thức sâu sắc về vấn để hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Các cấp lãnh đạo và ban giám hiệu nhà trường quan tâm, chỉ đạo các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp của từng tháng thiết thực, phù hợp với thời điểm, học sinh dễ dàng và hứng thú tham gia hoạt động.

- Học sinh hứng thú và nhiệt tình tham gia.

3. Điểm yếu:

Để thực hiện được một giờ Giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên phải soạn bài công phu, chuẩn bị các điều kiện chu đáo và phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên và ban cán sự lớp. vì vậy nếu giáo viên không chuẩn bị chu đáo thì buổi hoạt động đó sẽ không hiệu quả và gây ra sự nhàm chán cho các em.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đầu mỗi năm học, nhà trường thành lập chỉ đạo thực hiện môn HĐGDNGLL.

- Nhà trường tuyên truyền cho các thầy cô giáo và các em học sinh ý thức được mục tiêu, vai trò của môn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .

- Các thầy cô giáo có trách nhiệm soạn bài và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo từng lớp với từng chủ đề của tháng. Mỗi chủ đề có một hình thức hoạt động như: thảo luận nhóm, đóng vai, diễn đàn, giao nhiệm vụ…

- Trong quá trình hoạt động các em học sinh dẫn chương trình và chủ động trong các hoạt động. Giáo viên là người chỉ đạo, quan sát, góp ý và tổng kết lại các ý kiến.

- Cuối buổi hoạt động, giáo viên đánh giá kết quả qua các phiếu học tập để biết được các em đã nhận thức được vấn đề và có biện pháp hoạt động cho các buổi sau hiệu quả hơn.

5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.

Tiêu chí 5: Giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

a) Có kế hoạch chủ nhiệm, sổ chủ nhiệm, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được phân công theo quy định tại điều lệ trường trung học và các quy định khác.

b) Mỗi năm học, giáo viên chủ nhiệm được lănh đạo nhà trường đánh giá

Một phần của tài liệu TĐG THCS (Trang 49 - 63)