- Đổi mới công tác Giáo dụ c Đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện cho CBGV học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.
1. Mô tả hiện trạng.
- Trong những năm vừa qua, nhất là những năm gần đầy 2004-2005 đến năm học 2008-2009 việc đảm bảo trật tự an ninh xã hội trong trường học của trường THCS Tôn Quang Phiệt thực hiện tốt: Không bao giờ để xảy ra mất an ninh an toàn, chính trị xã hội trong nhà trường.[H2.02.12.01]
- Ban giám hiệu nhà trường đã phối kết hợp với Công an huyện Thanh Chương mở hội nghị tại trường để kết 3 tự “Tự quản – tự phòng – tự bảo vệ”. Để làm được việc đó, trường đã quan tâm đặc biệt đến tiêu chí này. [H2.02.12.02]
- Hàng năm, có tổ chức thành lập ban chỉ đạo, cuối kỳ, cuối năm có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, cụ thể ban chỉ đạo gồm:[H2.02.12.03]
+ Đ/c Hiệu trưởng: trưởng ban + Đ/c Tổng phụ trách: phó ban
+ Các uỷ viên: chủ tịch hội học sinh, và toàn thể giáo viên chủ nhiệm.
2. Điểm mạnh
- Tổ chức chặt chẽ, khoa học, phối hợp được các lực lượng, làm thường xuyên liên tục, không để xảy ra tình huống xấu.
3. Điểm yếu: không
- Tiếp tục giữ mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân địa phương, tạo sự quan tâm ủng hộ để đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
- Kiện toàn lại ban chỉ đạo
- Bổ sung thêm thành phần vào ban chỉ đạo (các đ/c trưởng thôn) - Họp ban chỉ đạo, triển khai các nội dung cụ thể
- Triển khai nội dung này tới từng học sinh và viết cam kết thực hiện.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
Tiêu chí 13: Nhà trường thực hiện quản lý hành chính theo các quy định hiện hành.
a) Hệ thống hồ sơ, sổ sách theo quy định của Điều lệ trường trung học; b) Chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về các hoạt động giáo dục với các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định;
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến công tác quản lý hành chính.
1. Mô tả hiện trạng
- Trong 5 năm qua nhà trường có đầy đủ các hệ thống hồ sơ sổ sách hành chính theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo theo quy định tại điều 27 của Điều lệ trường trung học
sổ trực ban giám hiệu; sổ đầu bài; sổ điểm lớp; sở theo dõi quản lý số lượng, thi đua, chất lượng[H2.02.13.01]
- Sau mỗi hoạt động giáo dục hoặc thời gian quy định nhà trường đều có báo cáo tŕnh với Pḥòng giáo dục về các hoạt động của nhà trường: như báo cáo khai giảng, báo cáo thi các giai đoạn, báo cáo sơ kết, tổng kết... đúng theo quy định của ngành.[H2.02.13.02]
- Sau mỗi học kỳ nhà trường đều đánh giá công tác quản lý hành chính của trường và có điều chỉnh các mặt chưa đảm bảo yêu cầu.[H2.02.13.03]
2. Điểm mạnh
- Bộ hồ sơ quản lý hồ sơ quản lý hành chính của nhà trường đúng mẫu quy định, ghi chép đầy đủ, chính xác.
- Bam giám hiệu nhà trường kiểm tra kiểm duyệt đầy đủ, từng tuần, từng tháng;
- Có kế hoạch điều chỉnh và uốn nắn các thiếu sót, sai phạm của từng bộ phận.
3. Điểm yếu:
- C̣òn một số thông tin vào sai chưa theo thông tư 40/2006/QĐ - BGD&ĐT.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tiếp tục triển khai thực hiện các mẫu sổ sách theo quy định tại điều 27 Điều lệ trường phổ thông.
- Bổ sung các thông tin trong các hệ thống sổ sách theo từng giai đoạn. - Kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các sai sót.
- Cần bổ sung các chế tài đánh giá thi đua, xử lý kỷ luật đối với những cá nhân thiếu trách nhiệm trong việc quản lý sổ sách và ghi chép các thông tin.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
Tiêu chí 14: Công tác thông tin của nhà trường phụ vụ tốt các hoạt động giáo dục.
a) Trao đổi thông tin kịp thời và chính xác trong nội bộ nhà trường, giữa nhà trường – học sinh, nhà trường – cha mẹ học sinh, nhà trường – địa phương, nhà trường – các cơ quan quản lí nhà nước;
b) Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh được tạo điều kiện khai thác thông tin để phục vụ các hoạt động giáo dục;
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến công tác thông tin của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
- Nhà trường có đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để giáo viên và học sinh sử dụng.[H2.02.14.01]
- Cuối năm nhà trường lập bảng đăng ký sách giáo khoa năm mới có đủ các khối lớp để triển khai đủ 100% học sinh có sách giáo khoa. Học sinh diện chính sách được cấp, học sinh con nhà nghèo được mượn.[H2.02.14.02]
- Thư viện có lịch từng ngày cho học sinh theo khối mượn sách, báo, truyện đọc. Mỗi giáo viên đều có đủ bộ sách giáo khoa và tham khảo theo môn dạy. Ngoài ra c̣òn có sách tham khảo, tạp chí giáo dục để giáo viên tự học tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giáo dục.
[H2.02.14.03]
- Nhà trường co 01 phòng máy vi tính gồm 19 máy, phục vụ cho học sinh toàn trường học môn tin, các pḥòng kế toán, pḥòng hiệu phó, hiệu trưởng làm việc.[H2.02.14.04]
- Hàng năm những tiết tham gia hội giảng các cấp, giáo viên đã xây dựng bài giảng trên máy và giảng dạy bằng giáo án điện tử. ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác báo cáo, thống kê gửi qua mạng. Nhà trường sử dụng phần mềm kế toán để quản lý công tác tài chính, phần mềm dạy học, 100% cán bộ giáo viên quản lí đều sử dụng thành thạo máy vi tính.[H2.02.14.05]
- Nhà trường có nối mạng Internet năm 2008 phục vụ hiệu quả hoạt động dạy học, lấy những thông tin ngành và văn bản chỉ đạo chuyên môn, tham khảo các điển hình tiên tiến, tự học, tự bồi dưỡng. Học sinh tham gia thi giải toán Violympic trên mạng.[H2.02.14.06]
- Nhà trường đã tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn cho giáo viên tim kiếm thông tin trên mạng để giáo viên tìm, nghiên cứu, tham khảo các thông tin liên quan đến hoạt động giáo dục để nâng cao chất lượng giảng dạy. [H2.02.14.07]
2. Điểm mạnh
- Trường lập hồ sơ về tổng hợp phát hành sách hàng kỳ, hàng năm.
- Hồ sơ thư viện mượn, trả được theo dõi quản lí cập nhật đầy đủ thường xuyên.
- Mua sắm đầy đủ máy tính cho làm việc và học tập. - Lập hồ sơ đầy đủ sử dụng bảo quản tốt.
- Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên học tin học và tìm kiếm thông tin trên mạng.
- Việc thanh lý sách cũ không c̣òn phù hợp với yêu cầu sử dụng chưa kịp thời.
- Việc thanh lí máy hỏng không hoạt động được c̣òn chậm chưa đúng thời gian.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Duy trì việc phát hành để đảm bảo đủ sách cho học sinh và giáo viên phục vụ hiệu quả cho dạy và học, thường xuyên bổ sung nguồn sách thư viện để giáo viên và học sinh tham khảo.
- Kiện toàn hồ sơ theo dõi đồng bộ khoa học để quản lý và sử dụng hiệu quả.
- Đảm bảo máy tính hoạt động thường xuyên phục vụ hiệu quả cho hoạt động dạy học.
- Tiếp tục dành kinh phí mua sắm thêm máy tính cho các pḥòng làm việc, các lớp học để dạy có hiệu quả tốt.
- Tăng cường quỹ thời gian để đội ngũ giáo viên tự học đến hết năm 2010 có 100% giáo viên dùng giáo án điện tử.
5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.
Tiêu chí 15: Nhà trường thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh theo các quy định hiện hành.
a) Quy trình khen thưởng, kỷ luật đảm bảo tính khách quan, công bằng theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo và các quy định khác của pháp luật;
b) Khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh thực hiện theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định hiện hành;
c) Khen thưởng, kỷ luật có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng
- Nhà trường xây dựng kế hoạch, thang điểm, biểu điểm thi đua đối với cán bộ, giáo viên và học sinh [H2.02.15.01].
- Kết thúc mỗi đợt thi đua có đánh giá công nhận khen thưởng cho tập thể và cá nhân đạt thành tích xuất sắc đảm bảo công khai dân chủ công bằng.
[H2.02.15.02].
- Hình thức kỷ luật học sinh theo 3 hình thức: Khiển trách; cảnh cáo; đình chỉ học 1 buổi đến 3 buổi. [H2.02.15.03].
2. Điểm mạnh
- Nhà trường phát huy được thành tích quy trình khen thưởng, kỷ luật. - Khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh theo điều lệ trường phổ thông và các quy định hiện hành.
- Khen thưởng kỷ luật có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng nhà trường.
- Các quyết định khen thưởng và kỷ luật theo điều 42 – Điều lệ trường trung học và các quy định hiện hành đều được Hội đồng Thi đua – Khen thưởng, kỷ luật lưu trữ tại nhà trường.
3. Điểm yếu:
- Biểu điểm thi đua khen thưởng hàng năm c̣òn có những bất cập. - Kinh phí đầu tư cho việc thi đua khen thưởng c̣òn hạn hẹp.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Duy trì phát huy việc thi đua khen thưởng hàng năm nhằm khích lệ cán