7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
1.3.1 Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh
NHTM VÀ BÀI HỌC CHO BIDV CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN
1.3.1 Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chinhánh Đông Sài Gòn nhánh Đông Sài Gòn
VietinBank Đông Sài Gòn đã tiếp tục tái cơ cấu toàn diện mọi mặt hoạt động, chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu, từ dựa vào tăng trưởng quy mô là chính sang cải thiện chất lượng dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, gia tăng cơ cấu thu nhập ngoài lãi, kiểm soát tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn và chi phí hoạt động của ngân hàng; cơ cấu khách hàng chuyển dịch tích
cực theo hướng tăng tỷ trọng của các phân khúc có hiệu quả sinh lời cao như bán lẻ và SMEs.
Năm 2020, cho vay khách hàng tăng 8,9%, Ngân hàng đã chủ động điều hành tín dụng tập trung vào các ngành, lĩnh vực được Chính phủ, NHNN khuyến khích phát triển, đóng góp tích cực vào sự ổn định và phát triển của đất nước. Đáng chú ý, tiền gửi của khách hàng tăng 11% và tăng đều cả tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn, biến động theo nhu cầu thanh khoản của ngân hàng và cân đối với việc rút
giảm quy mô huy động tiền gửi từ KBNN. Ngoài ra, trong bối cảnh NHNN đang có những điều chỉnh về giảm trần lãi suất, việc tăng quy mô huy động vốn đã thể hiện được vị thế của VietinBank với mạng lưới rộng khắp và được sự tin tưởng của các tổ chức và dân cư. Cuối năm 2020, Ngân hàng đã hoàn thành cơ bản các yêu cầu của Thông tư 41 và các tiêu chuẩn Basel II, tích cực phát triển các sản phẩm mới, đa dạng
hóa SPDV phù hợp nhu cầu khách hàng.
Trong điều kiện vẫn còn nhiều yếu tố khó khăn, không thuận lợi của cả khách quan và chủ quan, nhằm tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả, Hội đồng thành viên
và Ban điều hành Vietinbank xác định nhiệm vụ, mục tiêu
năm 2021 cần tập trung
triển khai:
- Thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng phù hợp, cân đối nguồn vốn, tập trung tín dụng cho lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với các lĩnh vực xanh, bảo vệ môi trường theo định hướng của NHNN về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
- Chú trọng tăng trưởng bền vững, thúc đẩy tăng trưởng phân khúc SME và Bán lẻ, ưu tiên tín dụng cho SXKD, tăng tỷ trọng các sản phẩm có lợi suất cao và rủi ro trong hạn mức. Nâng tầm hoạt động KHDNL, FDI.
- Đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản.
- Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, đảm bảo sự tuân thủ, an toàn trong hoạt động,
phát triển kinh doanh gắn liền với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng.