KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA MỘT

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIẺN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN (Trang 25 - 30)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.3 KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA MỘT

NHTM VÀ BÀI HỌC CHO BIDV CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN

1.3.1 Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chinhánh Đông Sài Gòn nhánh Đông Sài Gòn

VietinBank Đông Sài Gòn đã tiếp tục tái cơ cấu toàn diện mọi mặt hoạt động, chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu, từ dựa vào tăng trưởng quy mô là chính sang cải thiện chất lượng dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, gia tăng cơ cấu thu nhập ngoài lãi, kiểm soát tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn và chi phí hoạt động của ngân hàng; cơ cấu khách hàng chuyển dịch tích

cực theo hướng tăng tỷ trọng của các phân khúc có hiệu quả sinh lời cao như bán lẻ và SMEs.

Năm 2020, cho vay khách hàng tăng 8,9%, Ngân hàng đã chủ động điều hành tín dụng tập trung vào các ngành, lĩnh vực được Chính phủ, NHNN khuyến khích phát triển, đóng góp tích cực vào sự ổn định và phát triển của đất nước. Đáng chú ý, tiền gửi của khách hàng tăng 11% và tăng đều cả tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn, biến động theo nhu cầu thanh khoản của ngân hàng và cân đối với việc rút

giảm quy mô huy động tiền gửi từ KBNN. Ngoài ra, trong bối cảnh NHNN đang có những điều chỉnh về giảm trần lãi suất, việc tăng quy mô huy động vốn đã thể hiện được vị thế của VietinBank với mạng lưới rộng khắp và được sự tin tưởng của các tổ chức và dân cư. Cuối năm 2020, Ngân hàng đã hoàn thành cơ bản các yêu cầu của Thông tư 41 và các tiêu chuẩn Basel II, tích cực phát triển các sản phẩm mới, đa dạng

hóa SPDV phù hợp nhu cầu khách hàng.

Trong điều kiện vẫn còn nhiều yếu tố khó khăn, không thuận lợi của cả khách quan và chủ quan, nhằm tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả, Hội đồng thành viên

và Ban điều hành Vietinbank xác định nhiệm vụ, mục tiêu

năm 2021 cần tập trung

triển khai:

- Thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng phù hợp, cân đối nguồn vốn, tập trung tín dụng cho lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với các lĩnh vực xanh, bảo vệ môi trường theo định hướng của NHNN về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

- Chú trọng tăng trưởng bền vững, thúc đẩy tăng trưởng phân khúc SME và Bán lẻ, ưu tiên tín dụng cho SXKD, tăng tỷ trọng các sản phẩm có lợi suất cao và rủi ro trong hạn mức. Nâng tầm hoạt động KHDNL, FDI.

- Đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản.

- Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, đảm bảo sự tuân thủ, an toàn trong hoạt động,

phát triển kinh doanh gắn liền với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng.

1.3.2 Kinh nghiệm từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thônViệt Nam Việt Nam

Là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, Agribank luôn là đầu tàu cung cấp nguồn vốn đầu tư hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế, với tổng tài sản hơn 1,6 triệu tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay gần 1,3 triệu tỷ đồng với hơn 20 triệu khách hàng trong nước và quốc tế (chiếm thị phần lớn nhất trong hệ thống Tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế). Trong 5 năm qua, Agribank đã giải ngân được trên 6,5 triệu tỷ đồng, tăng gần gấp đôi giai đoạn 2010-2015. Đặc biệt, trong năm 2020, ở những ngành như

thương mại và dịch vụ, Agribank có mức tăng trưởng cao nhất, chiếm 50% mức tăng trưởng tín dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng Agribank. Những ngành như nông, lâm, thủy sản tiếp tục tăng trưởng ổn định, tăng 7,1%; cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn đang trên bước tiến ổn định với dư nợ cho vay vượt 840 nghìn tỷ đồng. Chất lượng tín dụng được cải thiện và kiểm soát được nợ xấu.

Agribank đã và đang ngày càng hoàn thiện công tác quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế với mô hình ngân hàng hiện đại, tiên tiến; ban hành các quy định, thiết lập hạn mức tín dụng trong hệ thống theo ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, đối tượng khách hàng,.. .theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN. Việc cho vay đối với các lĩnh vực

tiềm ẩn rủi ro cao được kiểm soát thường xuyên, liên

tục; dư nợ cho vay chỉ chiếm tỷ

trọng thấp trong cơ cấu dư nợ của Agribank (cho vay kinh

doanh chứng khoán, bất

động sản chiếm 1,4% dư nợ cho vay nền kinh tế). Hằng năm,

Agribank đã chỉ đạo

các đơn vị trong toàn hệ thống về việc tăng cường kiểm soát

tín dụng đối với các lĩnh

vực tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Để Agribank có thể tiếp tục giữ vững vị thế là Ngân hàng thương mại đóng vai trò chủ đạo tại Việt Nam thì bắt buộc NH phải đạt các chuẩn mực quốc tế, hoạt động cạnh tranh, kinh doanh có hiệu quả, an toàn, ổn định và phát triển bền vững, củng cố và nâng cao giá trị thương hiệu của Agribank trên thị trường trong và ngoài nước. Ban lãnh đạo Agribank tiếp tục khẳng định quan điểm điều hành tăng trưởng tín dụng đi đôi với bảo đảm chất lượng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác tín dụng, tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ quy trình nghiệp vụ, giám sát chặt chẽ các khoản vay vượt quyền phán quyết; tập trung đầu tư vào các lĩnh

vực ưu tiên của hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc trong công tác tín dụng, song song với đó là khó khăn của người dân và doanh nghiệp.

1.3.3 Bài học đúc kết cho BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn

Qua việc học hỏi, trau dồi kinh nghiệm từ hai Ngân hàng lớn là Vietinbank và Agribank, chúng ta có thể rút ra được một số kinh nghiệm hữu ích cho BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn như sau :

- Thực hiện nghiêm túc chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước và của hệ thống Ngân hàng BIDV qua các thời kỳ.

- Đảm bảo các hình thức tín dụng và tăng cường phát triển các sản phẩm tín dụng mới nhằm tạo hiệu quả hoạt động kinh doanh, thu về lợi nhuận cho BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn.

- Xây dựng chính sách tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng thuộc các ngành nghề, lĩnh vực, vùng miền khác nhau. Thiết lập cơ cấu cho vay có thời hạn, ổn định và hợp lý.

- Nâng cao chất lượng trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần phải quan tâm, hướng dẫn khách

hàng một cách nhiệt tình, chu đáo, thấu hiểu được những nhu cầu của khách hàng.

- Cải thiện hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ công tác thẩm định, kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Bên cạnh đó, cần phải phân công rõ ràng, minh bạch các vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận thực hiện quy trình

nghiệp vụ tín dụng.

- Ngăn ngừa và xử lý nợ xấu luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu để làm gọn gàng bảng tổng kết tài sản, đồng thời nâng cao năng lực tài chính của BIDV chi nhánh

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, vai trò hoạt động tín dụng và sự cần thiết nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung. Có thể nói, hoạt động tín dụng có hai nhiệm vụ chính và quan trọng nhất là nhận tiền gửi và cho vay. Do hoạt động tín dụng của NHTM được tập trung và đầu tư các nguồn vốn xã hội nhằm nâng cao hiệu quả, tạo nguồn vốn cho nền kinh tế quốc dân, điều tiết quá trình tái sản xuất với quy mô không

hạn chế.. Việc nâng cao chất lượng tín dụng là vô cùng quan trọng và cần thiết, chất lượng tín dụng càng được nâng cao sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

hiệu quả, an toàn đồng thời đem lại nguồn thu nhập lớn cho Ngân hàng và góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Chất lượng tín dụng tốt cũng có ảnh hưởng tốt đến Đảng và Nhà nước, có thể xây dựng các chính sách phát triển kinh tế xã hội phù hợp theo từng ngành, vùng cụ thể trên cơ sở các phân tích, đánh giá có tính chính

xác cao và đáng tin cậy về tín dụng doanh nghiệp của NHTM.

Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng còn được đánh giá qua các tiêu chí như : tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, vòng quay vốn tín dụng,...

Khóa luận cũng tóm tắt được kinh nghiệm của hai Ngân hàng lớn là Vietinbank

và Agribank trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, qua đó rút ra những kinh nghiệm và bài học quý báu cho BIDV Chi nhánh Đông Sài Gòn.

Nội dung lý thuyết được trình bày ở chương 1 của Khóa luận sẽ giúp người đọc hiểu sâu hơn về tín dụng, các hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của NHTM. Ngoài ra, đây cũng chính là nền tảng lý luận để áp dụng phân tích thực trạng về hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh

Đông Sài Gòn cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ở các chương tới.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI BIDV CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2018-2020

GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của NHTM ở chương 1, chương 2 sẽ đi sâu phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn, từ đó rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân.

2.1 GIỚI THIỆU BIDV CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN2.1.1 Lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIẺN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w