.2 Tổng dư nợ tín dụng của BIDV Đơng Sài Gịn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIẺN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN (Trang 32)

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDVĐơng Sài Gịn qua các năm 2018,2019,2020)

Có thể thấy, Chi nhánh đã đạt được những kết quả tốt trong hoạt động tín dụng

trong ba năm qua. Nhìn chung, tăng trưởng tín dụng của chi nhánh tương đối ổn định. Năm 2018, dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt 11.805 tỷ đồng, sang đến năm 2019, con số này tăng lên 12.456 tỷ đồng tương đương với mức tăng là 651 tỷ đồng (5,5%) so với năm 2018. Năm 2020, dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng 1.373 tỷ đồng đạt 13.829 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 11,02% so với năm 2019.

Tổng dư nợ cho vay trong ba năm qua được thể hiện qua Biểu đồ 2.2, Chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu vay của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó, chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả tốt trong việc mở rộng hoạt động tín dụng cho khách hàng sản xuất, kinh doanh, xây dựng, xuất nhập khẩu, ... Đặc biệt, chi nhánh Đơng Sài Gịn đã áp dụng nhiều hình thức cho vay đa dạng theo nhu cầu vốn vay đồng thời đóng góp nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh.

2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI BIDV CHI NHÁNHĐƠNG SÀI GỊN GIAI ĐOẠN 2018-2020 ĐƠNG SÀI GỊN GIAI ĐOẠN 2018-2020

2.2.1 Doanh số cho vay

Trong tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng, có quy mơ tương đối lớn mang lại nguồn thu lớn nhất, cũng là hoạt động chủ yếu của các NHTM nói chung và BIDV Đơng Sài Gịn nói riêng.

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng giải ngân cho khách hàng trong một giai đoạn hay một thời kỳ; doanh số cho vay được phân theo kỳ hạn bao gồm: cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn. Tình hình doanh số cho vay của chi nhánh theo kỳ hạn được thể hiện trong bảng sau:

- Cơ cấu doanh số cho vay theo kỳ hạn

Bảng 2.2 Doanh số cho vay theo kỳ hạn

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

2019/2018 2020/2019 Số tiền Tăng/giảm% Số tiền Tăng/giảm %

Ngắn hạn 11.771 12.489 11.883 0.718 6,10% -0.606 -4,85% Trung,

dài hạn 4.261 5.101 4.635 0.84 19,71% -0.466 -9,14%

Tổng 16.032 17.59 16.518 1.558 25,81% -1.072 -13,99%

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDVĐơng Sài Gịn qua các năm 2018,2019,2020)

Từ bảng trên, ta thấy được rằng doanh số của BIDV Đơng Sài Gịn tăng mạnh ở giai đoạn 2018-2019 và giảm xuống tương đối ở năm 2020, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tổng doanh số cho vay tương ứng lần lượt trong 3 năm 2018, 2019, 2020 là 16.032; 17.59; 16.518 tỷ đồng, tỷ trọng của các năm có sự khác nhau rõ rệt.

Cụ thể, năm 2018 doanh số cho vay là 16.032 tỷ đồng trong đó doanh số cho vay ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số cho vay, đạt 11.771 tỷ đồng; số còn lại là doanh số cho vay trung dài hạn, chỉ đạt 4.261 tỷ đồng. Ta thấy được rằng hầu hết các Ngân hàng đang theo hướng đẩy mạnh phát triển cho vay ngắn hạn, chú trọng cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh; cho vay trung dài hạn lại tập trung vào các dự án hiệu quả. Điều này là phù hợp với mơ hình Ngân hàng, sớm để Chi nhánh có được kết quả đi đúng hướng.

Sang đến năm 2019, doanh số cho vay của ngân hàng tăng trưởng cao, đạt 17.59 tỷ đồng, có nghĩa là doanh số cho vay năm 2019 tăng trưởng cao hơn so với năm 2018 là 1.558 tỷ đồng tương đương với mức tăng là 25,81%.

Trong năm 2019, doanh số cho vay ngắn hạn vẫn luôn dẫn đầu tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay, đạt 12.489 tỷ đồng, tăng 0.718 tỷ đồng với tỷ lệ tăng trưởng là 6,10% so với năm 2018. Ngân hàng tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực sản xuất: cho vay tài trợ sản xuất, cho vay ứng dụng công nghệ cao. Với những khoản cho vay ngắn hạn này, Ngân hàng không chỉ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà cịn có khả năng thu hồi vốn nhanh, đảm bảo khả năng thanh khoản. Đồng thời, doanh số cho vay trung dài hạn cũng có sự tăng trưởng tốt so với năm 2018 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng doanh số cho vay, đạt 5.101 đồng (tăng 0.84 tỷ đồng tương đương mức tăng trưởng là 19,71% so với năm 2018). Dư nợ trung dài hạn được cân đối mở rộng cho phân khúc bán lẻ, khách hàng FDI, khách hàng SME và các dự án, chương trình trọng điểm có hiệu quả. Việc cấp tín dụng càng trở nên kĩ càng, chặt chẽ, doanh số cho vay trong ngưỡng an tồn thì chất lượng tín dụng cũng sẽ được đảm bảo. Nhìn chung khơng có sự phân phối đồng đều giữa doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung dài hạn nhưng nó khơng ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh số cho vay.

Qua đến năm 2020, đại dịch Covid bùng phát có tác động tiêu cực đến các ngành nghề, lĩnh vực và trong đó ngành Ngân hàng cũng khơng thể tránh khỏi. Tổng doanh số cho vay giảm xuống còn 16.518 tỷ đồng (giảm 1.072 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là 13,99%). Trong đó, cho vay ngắn hạn đạt 11.883 tỷ đồng ( giảm 0.606 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ giảm là 4,85% so với năm 2019). Bên cạnh đó, cho vay trung dài hạn giảm đáng kể còn 4.635 tỷ đồng, giảm 9,14% so với 2019.

Tóm lai, qua phân tích tình hình cho vay, chúng ta thấy được những dấu hiệu tích cực trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng mặc dù trong bối cảnh dịch Covid 19, tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên duy trì tăng trưởng tích cực, đặc biệt là cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nhìn chung tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay luôn ở mức cao, do cho vay ngắn hạn có tốc độ quay vịng

nhanh, rủi ro thấp và đem lại hiệu quả cao cho Ngân hàng.

Mặc khác, cho vay trung

dài hạn lại chiếm tỷ trọng thấp hơn cho vay ngắn hạn trên tổng

doanh số cho vay,

nhưng vẫn đang có dấu hiệu tăng trưởng tích cực.

Biểu đồ 2.3 Doanh số cho vay theo kỳ hạn

ĐVT: tỷ đồng

■ Ngắn hạn ■ Trung, dài hạn BTỗng

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDVĐơng Sài Gịn qua các năm 2018,2019,2020)

- Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng

Bảng 2.3 Doanh số cho vay theo đối tượng

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Doanh nghiệp nhà nước 2.083 13% 2.786 15,84% 1.923 11,64% Doanh nghiệp và các TCKT ngoài Nhà nước 12.775 79,68% 13.449 76,46% 13.147 79,6%

Cá nhân và các thành phần kinh tế khác 1.174 7,32% 1.355 7,7% 1.448 8,76% Tổng doanh số cho vay 16.032 100% 17.590 100% 16.518 100%

(Nguôn: Tông hợp Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh BIDVĐơng Sài Gịn qua các năm 2018,2019,2020)

Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, cơng ty liên doanh, công ty TNHH phát triển và mở rộng trong nước, đồng thời, nhu cầu vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng cao, các NHTM là nơi đáp ứng nguồn vốn cho họ. Khách hàng vay chủ yếu của BIDV Đơng Sài Gịn là các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế ngoài nhà nước, như trong bảng trên, đối tượng này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay. Năm 2018, doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp và các TCKT ngoài Nhà nước là 12.755 tỷ đồng (chiếm 79,68% trên tổng doanh số cho vay). Năm 2019, con số này tăng lên 13.449 tỷ đồng nhưng tỷ trọng lại giảm đi so với 2018 là 3,22% ( chiếm 76,46% trên tổng doanh số cho vay). Qua đến năm 2020, các khoản vay đối với các doanh nghiệp này lại giảm xuống 302 tỷ đồng, đạt 13.147 tỷ đồng (chiếm 79,6% tổng doanh số ).

Đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh số cho vay của đối tượng này ở năm 2019 tăng 703 tỷ đồng so với năm 2018, đồng thời tỷ trọng cũng tăng lên 15,84%. Năm 2020, khoản vay của Doanh nghiệp nhà nước giảm đi 863 tỷ đồng, đạt 1.923 tỷ đồng tương ứng với 11,64% trong tổng doanh số cho vay.

Đối với cá nhân và các thành phần kinh tế khác, ngân hàng còn tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức kinh tế khác vay vốn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, xây dựng nhà ở và các nhu cầu khác. Mặc dù quy mô khoản vay đối với cá nhân và các thành phần kinh tế khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong 3 đối tượng nhưng nhìn chung qua 3 năm có sự tăng trưởng tương đối tốt, cụ thể là: năm 2018 đạt 1.174 tỷ đồng chiếm 7,32% tổng doanh số; năm 2019 tăng lên 181 tỷ đồng đạt 1.355 tỷ đồng với tỷ trọng là 7,7%

trên doanh số cho vay. Năm 2020, doanh số cho vay đối với

cá nhân và các thành

phần kinh tế khác đạt 1.448 tỷ đồng chiếm 8,76%, tăng 93 tỷ đồng

so với 2019. (xem

bảng 2.3)

Biểu đồ 2.4 Doanh số cho vay theo đối tượng

ĐVT: tỷ đồng

■Doanh nghiệp nhà nước

■Doanh nghiệp và các TCKT ngoài Nhà nước

■Cá nhân và các thành phần kinh tế khác

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDVĐơng Sài Gịn qua các năm 2018,2019,2020)

- Cơ cấu doanh số cho vay theo loại tiền

Bảng 2.4 Doanh số cho vay theo loại tiền

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

VND 11.284 70,4% 12.149 69,06% 11.579 70,1%

Ngoại tệ 4.748 29,6% 5.441 30,93% 4.939 29,9%

Tổng

DSCV 16.032 100% 17.590 100% 16.518 100%

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDVĐơng Sài Gịn qua các năm 2018,2019,2020)

Doanh số cho vay nội tệ đang có xu hướng tăng đều ở giai đoạn 2018-2019, qua đến năm 2020 tuy có sự giảm sút nhưng khơng đáng kể. Nhìn chung, doanh số cho vay nội tệ hầu hết chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2018, doanh số cho vay nội tệ đạt 11.284 tỷ đồng chiếm 70,4% trên tổng doanh số cho vay. Năm 2019, doanh số cho vay nội tệ tăng lên đạt 12.149 tỷ đồng, mức tăng 865 tỷ đồng so với năm 2018 (chiếm 69,06% trên tổng doanh số cho vay). Và đến năm 2020, có sự giảm nhẹ của doanh số cho vay nội tệ, giảm xuống còn 11.579 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, ta thấy doanh số cho vay đồng ngoại tệ tăng trưởng không ổn định. Ở năm 2019, doanh số cho vay ngoại tệ của chi nhánh đạt được 5.441 tỷ đồng, tăng 693 tỷ đồng so với năm 2018. Năm 2020 giảm xuống 502 tỷ đồng và đạt 4.939 tỷ đồng. (xem bảng 2.4)

Biểu đồ 2.5 Doanh số cho vay theo loại tiền

ĐVT: tỷ đồng

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDVĐơng Sài Gịn qua các năm 2018,2019,2020)

2.2.2 Doanh số thu nợ

Hoạt động tín dụng là hoạt động rủi ro nhất trong các hoạt động của Ngân hàng thương mại. Vì vậy để đánh giá chất lượng tín dụng chúng ta cần quan tâm đến doanh số thu nợ của ngân hàng, đây là điều kiện để khách hàng thanh toán các khoản nợ của

ngân hàng và cho khách hàng vay, đồng thời cũng là điều

kiện để Chi nhánh ngân

hàng duy trì sự tồn tại của mình trong điều kiện cạnh tranh hiện nay.

Với phương châm “an toàn - chất lượng - hiệu quả” trong công tác điều hành, ngồi việc huy động vốn thì vấn đề sử dụng vốn cũng quan trọng không kém, nhưng thế nào là sử dụng vốn đúng mục đích, sử dụng như thế nào? Ra sao? Đây là vấn đề quan trọng mà Ngân hàng cần phải quan tâm. Việc sử dụng vốn khơng đúng mục đích sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho Ngân hàng cũng như khách hàng, mang lại cho Chi nhánh hiệu quả thấp và nguy cơ không thu hồi được nợ là rất cao. Mặt khác, nếu doanh số cho vay thể hiện quy mơ tín dụng của Ngân hàng, thì việc thu hồi nợ có thể đánh giá khả năng thu hồi vốn của Chi nhánh và mức độ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ta sẽ phân tích theo 3 cơ cấu dưới đây: theo kỳ hạn, đối tượng và loại tiền.

- Cơ cấu doanh số thu nợ theo kỳ hạn

Bảng 2.5 Doanh số thu nợ theo kỳ hạn

ĐVT: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019 Số tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ Thu nợ ngắn hạn 11.115 11.989 11.642 874 7,86% -347 -2,89 Thu nợ trung dài hạn 94.16 94.56 4.019 400 9,59% -550 12,04-

Tổng doanh số thu

nợ 15.28

4 16.558 15.661 1274 17,46% -897 - 14,93

(Nguồn: Tông hợp Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh BIDVĐơng Sài Gịn qua các năm 2018,2019,2020)

Qua bảng số liệu ở bảng 2.5, ta biết doanh số cho vay tăng từ giai đoạn 2018- 2019 và giảm ở 2020. Điều này làm doanh số thu nợ tăng, giảm tương tự. Do khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid 19 nên khả năng trả nợ còn bị hạn chế, điều này sẽ tạo

áp lực gây nợ xấu lên hoạt động tín dụng của Ngân hàng

nhưng tỷ trọng giảm khơng

đáng kể.

Ta đi vào phân tích cụ thể hơn, năm 2018 doanh số thu nợ của ngân hàng là 15.284 tỷ đồng, qua đến năm 2019 là 16.558 tỷ đồng. Như vây, doanh số thu nợ của năm 2019 đã tăng so với năm 2018 là 1.274 tỷ đồng, tương đương mức tăng là 17,46%. Năm 2020, tình hình thu nợ đã giảm đi nhưng khơng đáng kể, cụ thể là 15.661 tỷ đồng. Doanh số thu nợ năm 2020 giảm 897 tỷ đồng, tỷ lệ giảm là 14,93% so với 2019. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể dễ hiểu rằng, vào cuối năm 2019 và trong cả năm 2020, nền kinh tế đã bị tác động do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, làm cho nhiều khách hàng gặp khó khăn về tài chính, khả năng trả nợ giảm đi.

Theo thời gian, như đã phân tích tình hình doanh số cho vay ở trên thì cho vay ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trên tổng doanh số thu nợ. Năm 2018, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt được 11.115 tỷ đồng, năm 2019 đạt được 11.989 tỷ đồng, nghĩa là năm 2019 đã tăng 874 tỷ đồng tương đương mức tăng là 7,86%. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ trung dài hạn của cả năm 2018 và 2019 đều tăng, lần lượt là 4.169; 4.569 tỷ đồng, đồng nghĩa là năm 2018 đã tăng 400 tỷ đồng (tăng 9,59%) so với năm 2018; doanh số thu nợ trung dài hạn của chi nhánh hầu hết tập trung mở rộng vào các dự án, các chương trình trọng điểm. Nhưng đến năm 2020, doanh số thu nợ có giảm nhưng khơng đáng kể : thu nợ ngắn hạn đạt 11.642 tỷ đồng ( giảm 347 tỷ đồng tương đương mức giảm là 2,89% so với 2019 ), thu nợ dài hạn đạt 4.019 tỷ đồng ( giảm 550 tỷ đồng tương đương mức giảm là 14,93% so với 2019).

Tóm lại, ta thấy rằng doanh số cho vay và doanh số thu nợ của Chi nhánh đang ở mức tăng giảm trong ngưỡng an toàn, đảm bảo nguồn vốn cho Ngân hàng tái đầu tư, mở rộng hoạt động cho vay đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Ngoài ra, Ngân hàng cần tập trung đánh giá, đôn đốc, kiểm tra và giám sát cán bộ trong việc thu hồi, xử lý nợ kịp thời. Với tình hình dịch bệnh vẫn hồnh hành, nợ xấu tiềm ẩn sẽ cịn có xu hướng gia tăng. Cần phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai có

hiệu quả, các giải pháp giải quyết vấn đề cho khách

hàng bị ảnh hưởng bởi dịch và

giảm thiểu rủi ro nhiều nhất có thể.

Biểu đồ 2.6 Doanh số thu nợ theo kỳ hạn

ĐVT: tỷ đồng

■ Thu nợ ngắn hạn ■ Thu nợ trung dài hạn ■ Tổng doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIẺN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w