7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
2.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI BIDV CHI NHÁNH ĐÔNG
2.3.1 Kết quả đạt được:
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của Chi nhánh luôn được quan tâm vì đây là hoạt động mang lại lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng lấy hiệu quả tín dụng làm nguyên lý tiên quyết, định hướng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có tiềm năng sinh lời, rủi ro thấp, ưu tiên vào các dự án đầu tư lớn, đầu tư theo chiều sâu,
không đầu tư tràn lan và kém hiệu quả. Từ những tiêu chí đã
được phân tích ở trên,
trong 3 năm qua BIDV Đông Sài Gòn đã đạt được những kết quả như sau:
- Dư nợ tín dụng tăng dần qua các năm và luôn nằm trong tầm kiểm soát của Chi nhánh. Ước tính đến hết tháng 12/2020, dư nợ tín dụng của Chi nhánh Đông Sài Gòn tăng 11,02% tương đương mức tăng là 1.373 tỷ đồng so với cuối năm 2019, tăng 17,14 % với mức tăng là 2.024 tỷ đồng so với năm 2018. Và trong 6 tháng đầu năm nay, tình hình tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng khá tốt, tăng gần 24,5% so với cùng kỳ. Do đó ta thấy quy mô hoạt động tín dụng của Chi nhánh đang ngày càng được mở rộng, đây là một dấu hiệu tích cực đối với chi nhánh.
- Thực hiện các chính sách tín dụng phù hợp với các quy định , quy trình và chính sách của Pháp luật nhà nước. Việc áp dụng chính sách tín dụng là phù hợp với định hướng chiến lược của BIDV Đông Sài Gòn, là sự kết hợp linh hoạt giữa huy động vốn và cho vay.
- Hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm, mức dao động tương đối tốt nằm trong khoảng 77% - 88%, chi nhánh đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động. Ta thấy, tín dụng là hạng mục sinh lời chủ yếu, do đó hiệu suất sử dụng vốn càng cao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng hiệu quả. (Nguyễn Văn Tiến 2009).
- Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%, chi nhánh đang dần kiểm soát được nợ xấu, việc này giúp chi nhánh tạo dựng uy tín đối với khách hàng, đối tác trong hệ thống Ngân hàng. Việc kiểm soát tốt nợ xấu giúp chi nhánh giảm được chi dự phí dự phòng tổn thất hoặc các chi phí khác,..
- Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn khi ảnh hưởng bởi dịch bệnh, một số lượng lớn doanh nghiệp phá sản đã ảnh hưởng đến khả năng thanh toán vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp, cán bộ tín dụng khó có khả năng trong việc thu hồi nợ. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp ngăn ngừa rủi ro như đưa ra phương án trả nợ khả thi, với những khoản nợ khó đòi thì buộc phải ghi nhận việc trả nợ theo từng giai đoạn, và linh động về tài sản dùng trả nợ thay cho tiền; ngoài ra thì cán bộ tín dụng nên xác minh về nơi ở của bên vay, tài sản hiện có và những yếu tố về nhân thân của đối tác.
Ngoài ra cùng với sự linh hoạt của đội ngũ cán bộ ngân hàng, từ các bước thẩm định khoản vay đến giám sát quy trình sử dụng vốn vay, do đó ngân hàng có thể kiểm soát được nợ, giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng và tăng doanh số thu nợ qua từng năm.
- Nhờ vào thái độ làm việc tin cậy, sự chăm sóc tận tình và khả năng thuyết phục, quảng bá khách hàng một cách ấn tượng về các sản phẩm dịch vụ mới, các cán bộ tín dụng đã lấy được lòng tin của khách hàng, giữ được khách hàng cũ và tìm kiếm mở rộng với những khách hàng mới, những khách hàng có tài chính tốt và uy tín.