7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
3.1. MỤC TIÊU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
2018-2020
- GIỚI THIỆU CHƯƠNG 3
- Xuất phát từ những tồn tại và nguyên nhân được đề cập ở chương 2, trong chương 3, tác giả sẽ đưa ra những phương hướng phát triển tổng thể hoạt động cũng như phương hướng nâng cao chất lượng tín dụng của BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn. Bên cạnh đó, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp; kiến nghị với BIDV hoặc các cơ quan có thẩm quyền nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của chi nhánh.
- 3.1. MỤC TIÊU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠIBIDV CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN BIDV CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN
- Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, mục tiêu phát triển của hệ thống BIDV nói chung và Chi nhánh Đông Sài Gòn nói riêng ngày càng nỗ lực không ngừng để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển đất nước, nhận thức được vai trò của chi nhánh là một trong những ngân hàng chủ lực của hệ thống, BIDV Đông Sài Gòn luôn có những phương hướng mục tiêu hoạt động như sau:
- Thực hiện kiểm tra nội bộ, kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, đôn đốc giám sát nợ quá hạn, nợ khó đòi ...
- Tìm kiếm những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, theo dõi những doanh nghiệp có các khoản vay dự án khả thi, hiệu quả; phân tích tình hình kinh doanh và tài chính của họ từ đó đưa ra hướng đầu tư hợp lý cho khách hàng.
- Đối với hoạt động tín dụng, BIDV có các mục tiêu phát triển sau:
- - Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và Ngân hàng BIDV, các cán bộ ngân
hàng sẽ triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng trong thời gian xảy ra dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng có được nguồn vốn tín dụng theo
- quy định; góp phần hỗ trợ khách hàng duy trì hay thực
hiện các hoạt động sản xuất
kinh doanh.
- Để đảm bảo an toàn và kiểm soát rủi ro, chi nhánh cần tiếp tục sắp xếp khách hàng, cơ cấu dư nợ, giám sát chặt chẽ quá trình giải ngân và quá trình sử dụng các khoản tín dụng của khách hàng.
- Công tác phân loại nợ, chuyển nợ, gia hạn nợ phải được thực hiện theo quy định, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo luôn dưới 5%, nợ xấu dưới 3%. Ngoài ra cần thực hiện các biện pháp thu hồi nợ xấu.
- Đa dạng hóa các loại hình tín dụng và các sản phẩm tín dụng để cung cấp cho khách hàng những chính sách phù hợp cho việc tổ chức lại hoạt động tín dụng với từng đối tượng khách hàng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu hoạt động tín dụng.
- Tích cực tăng cường công tác giám sát những khoản vay trước, trong và sau khi cho vay theo quy định. Công tác thẩm định dự án, đánh giá khách hàng, quản lý tín dụng cần phải đảm bảo.