Căn cứ theo thời hạn cho vay

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (Trang 29 - 31)

Căn cứ vào thời hạn cho vay, cho vay KHCN được chia làm 3 loại: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng trở xuống. Mục đích vay thường để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động và các nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn của cá nhân.

- Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Mục đích cho vay để sản xuất kinh doanh và tiêu dùng có thời hạn thu hồi vốn nhanh như bổ sung vốn lưu động đối với những ngành nghề có vòng quay vốn lưu động trên 12 tháng, đầu tư vào tài sản cố định, tiêu dùng cá nhân.

- Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng. Mục đích cho vay cho dự án đầu tư và tiêu dùng có thời hạn thu hồi vốn dài như xây dựng nhà ở, mua nhà ở, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

1.1.4.3. Căn cứ theo biện pháp đảm bảo khoản vay

Căn cứ vào vào biện pháp đảm bảo khoản vay, cho vay KHCN chủ yếu bao gồm: cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo (cho vay tín chấp)

- Cho vay có tài sản đảm bảo: là cho vay dựa trên các cơ sở đảm bảo như thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba. Phương thức này thường áp dụng với các khách hàng chưa có uy tín, hoặc uy tín không cao đối với ngân hàng.

- Cho vay không có tài sản đảm bảo (Cho vay tín chấp): là cho vay dựa trên uy tín của bản thân khách hàng mà không yêu cầu tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Phương thức này áp dụng chủ yếu áp dụng với khách hàng truyền thống, lâu năm, có hệ số tín nhiệm cao.

1.1.4.4. Căn cứ theo phương thức cho vay

Căn cứ phương thức cho vay, hoạt động cho vay KHCN có các phương thức cho vay sau:

- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn KHCN và NHTM thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

Phương thức này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu và đề nghị vay vốn từng lần, khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên hoặc khách hàng mà ngân hàng xét thấy cần thiết phải áp dụng cho vay từng lần để giám sát kiểm tra quản lý việc sử dụng vốn vay chặt chẽ an toàn.

- Cho vay trả góp: Khi vay vốn, NHTM và KHCN xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: NHTM và KHCN xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

Phương thức này chỉ áp dụng đối với những khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định vay vốn trả góp thường xuyên, có tín nhiệm với ngân hàng. Trách nhiệm của kế toán phải theo dõi chặt chẽ dư nợ của tài khoản cho vay để dư nợ của tài khoản cho vay không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà NHTM thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho KHCN chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: NHTM chấp thuận cho KHCN được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của NHTM. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, NHTM và KHCN phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

- Cho vay theo các phương thức khác: các phương thức cho vay phù hợp với nhu cầu của KHCN và đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM mà không trái với quy định của pháp luật.

1.2. TỔNG QUAN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHTM

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w