Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (Trang 48)

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại VietinBank CN Bình Dương giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh tốc độ tăng trưởng

2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tốc độ (%) Số tiền Tốc độ (%) Dư nợ KHCN 1.190 52,42 51.38 53,66 1.694 59,09 19 5 16,39 309 22,31 Dư nợ KHDN 1.080 47,58 1.19 6 46,34 1.173 40,91 116 10,74 -23 -1,92 Tổng dư nợ 2.270 100 2.58 1 100 2.867 100 311 13,70 286 11,08

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng VietinBank CN Bình Dương giai đoạn 2016 - 2018.

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng VietinBank CN Bình Dương giai đoạn 2016 - 2018

Qua bảng 2.3 và Biểu đồ 2.3. Trong giai đoạn năm 2016 - 2018, dư nợ cho vay KHCN tăng dần qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh.

Sau khi hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam chuyển đổi thành công sang mô hình kinh doanh bán lẻ, năm 2016 dư nợ cho vay KHCN tại VietinBank CN Bình Dương đạt 1.190 tỷ đồng. Năm 2017, dư nợ cho vay KHCN đạt 1.385 tỷ đồng, tăng 195 tỷ đồng tương đương với 16,39% so với năm 2016. Sau đó dư nợ cho vay KHCN tiếp tục tăng thêm 309 tỷ đồng đạt mức 1.694 tỷ đồng vào năm 2018, tăng trưởng 22,31% so với năm 2017. Thông qua sự tăng trưởng khá ổn định và tốc độ tăng trưởng ngày càng nhanh của dư nợ cho vay KHCN trong 3 năm vừa qua. Có thể thấy rằng chi nhánh đang rất tập trung đẩy mạnh hoạt động cho vay KHCN. Đồng thời cũng cho thấy được tiềm năng mở rộng hoạt động này trong tương lai.

Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ của chi nhánh tăng dần qua các năm. Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ năm 2016 là 52,42%,

thực hiện đúng theo chiến lược của Ngân hàng TMCP Công Thương

Việt Nam là

phát triển theo hướng ngân hàng bán lẻ, tập trung vào nhóm đối

tượng KHCN. Bên

cạnh đó, dư nợ cho vay KHCN luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư

nợ, chứng tỏ

cho vay KHCN là hoạt động quan trọng, là hoạt động chủ yếu đem

lại nguồn thu

cho ngân hàng.

2.2.I.2. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn cho vay Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo thời hạn cho vay

giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 2017 2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Cho vay KHCN ngắn hạn 710 59,66 855 61,73 1.125 66,41

Cho vay KHCN trung, dài hạn 480 40,34 530 38,27 569 33,59

Dư nợ cho vay KHCN 1.190 100 1.385 100 1.694 100

Nguồn: Phòng Bán lẻ - Ngân hàng VietinBank CN Bình Dương giai đoạn 2016 - 2018

Xét theo thời hạn cho vay, trong giai đoạn này, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay KHCN, từ 59,66% đến 66,41%. Tỷ trọng cho vay KHCN trung và dài hạn giảm theo thời gian, năm 2016 là 40,34%, 2017 là 38,27%, năm 2018 là 33,59%.

Điều này cho thấy KHCN có xu hướng quan tâm đến các khoản vay ngắn hạn, mặt khác cũng cho thấy VietinBank CN Bình dương cũng tập trung vào các sản phẩm cho vay với kì hạn ngắn vì khả năng thu hồi nợ nhanh.

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 2017 2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Cho vay có TSĐB 980 82,35 1.165 84,12 1.387 81,88

Cho vay không có TSĐB 210 17,65 220 15,88 307 18,12

Dư nợ cho vay KHCN 1.190 100 1.385 100 1.694 100

Nguồn: Phòng Bán lẻ - Ngân hàng VietinBank CNBình Dương giai đoạn 2016 - 2018

Xét theo tài sản đảm bảo, cho vay có TSĐB vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo TSĐB. Tỷ lệ cho vay có TSĐB duy trì ổn định trên 80% qua các năm. Cho vay không có TSĐB tuy tỷ trọng đóng góp trong tổng dư nợ cho vay KHCN không lớn nhưng dư nợ cho vay không có TSĐB lại tăng.

Trước đây, hình thức cho vay không có TSĐB chưa được phổ biến do mức độ tín nhiệm của khách hàng chưa cao và ngân hàng còn mang nặng hình thức cho vay truyền thống. Tuy nhiên, thời gian gần đây khi nền kinh tế phát triển, trình độ dân trí của người dân cao hơn và cùng với sự cạnh tranh của nhiều tổ chức tài chính. VietinBank CN Bình Dương mặc dù vẫn ưu tiên nhóm KHCN vay vốn có TSĐB với mục đích ngăn ngừa rủi ro và làm tăng tính an toàn của khoản vay, chi nhánh cũng đang dần phát triển hình thức vay không cần TSĐB nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Biểu đồ 2.4: Số lượng khách hàng cá nhân vay tại Ngân hàng VietinBank CN Bình Dương giai đoạn 2016 - 2018

Biểu đồ 2.4 cho thấy số lượng KHCN vay vốn tại chi nhánh tăng qua từng năm. Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay của VietinBank CN Bình Dương đang dành được sự tin tưởng của nhóm các KHCN, các KHCN đến chi nhánh vay vốn ngày càng nhiều.

Từ năm 2016 - 2018, số lượng KHCN tăng trưởng liên tục, từ 2.440 khách hàng năm 2016 tăng lên đến 5.967 khách hàng năm 2018. Do trong giai đoạn này chi nhánh bám sát theo chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chú trọng tập trung nguồn lực mở rộng các đối tượng khách hàng là cá nhân và các hộ gia đình thông qua những chính sách ưu đãi lãi suất cùng với áp dụng những điều kiện vay thông thoáng. Đáng chú ý nhất là năm 2017, số lượng KHCN tăng trưởng đột phá, tăng từ 2.440 khách hàng lên 4.875 khách hàng. Đây được coi là sự thành công rất đáng khen ngợi của chi nhánh trong giai đoạn vừa qua.

2018 mới có 5.967 KHCN tham gia vay vốn tại chi nhánh. Đây là một con số rất nhỏ so với tiềm năng mở rộng đối tượng KHCN vay vốn trên toàn địa bàn. Nguyên nhân một phần là do chi nhánh chưa có chiến lược tiếp thị, quảng bá sản phẩm đến khách hàng một cách có hiệu quả, mạng lưới giao dịch của chi nhánh chưa được triển khai rộng rãi khiến cho khách hàng chưa tiếp cận được với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và cho vay dành cho KHCN nói riêng.... Mặt khác tâm lý người dân vẫn chưa quen với việc sử dụng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là đối với các sản phẩm cho vay dành cho các đối tượng là cá nhân và hộ gia đình khiến lượng KHCN đến vay vốn tại chi nhánh còn hạn chế.

2.2.2.2. Thị phần khách hàng cá nhân vay vốn trên địa bàn

Biểu đồ 2.5: Thị phần KHCN vay vốn của các NHTM trên địa bàn năm 2018

Nguồn: Báo cáo thị trường bán lẻ VietinBank CNBình Dương năm 2018

Biểu đồ 2.5 cho thấy thị phần KHCN vay vốn các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Cụ thể: Ngân hàng BIDV CN Bình Dương chiếm thị phần lớn nhất

CN Bình Dương chiếm thị phần thứ tư với 13,9% và cuối cùng là

Ngân hàng

Techcombank CN Bình Dương với thị phần 9,4%, còn lại là các NHTM

khác trên

địa bàn.

Có thể thấy được sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn khiến cho thị phần cho vay KHCN của VietinBank CN Bình Dương bị chia sẻ, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng cho vay KHCN. Để có thể đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, chi nhánh cần phải có những chiến lược để tăng trưởng về số lượng khách hàng các nhân mới đồng thời duy trì lượng KHCN hiện tại, nhằm đạt được mục tiêu dẫn đầu thị phần KHCN vay vốn trên địa bàn trong thời gian tới.

2.2.3. Số lượng và cơ cấu sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân

2.2.3.I. Số lượng các sản phâm cho vay khách hàng cá nhân

Ngân hàng VietinBank CN Bình Dương cùng trong hệ thống VietinBank là một trong những ngân hàng cung cấp đa dạng các sản phẩm cho vay đáp ứng được đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng là cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn. Hiện nay các sản phẩm cho vay KHCN tại VietinBank bao gồm:

- Cho vay tiêu dùng

+ Cho vay mua, xây dựng sửa chữa nhà ở + Cho vay mua ô tô

+ Cho vay du học

+ Cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên (CBCNV) + Chovay phát hành thẻ tàichínhcá nhân

+ Chovay cầm cố sổtiết kiệm, giấy tờ có giá (STK, GTCG) + Cho vay thấu chi

- Cho vay sản xuất kinh doanh

+ Cho vay sản xuất kinh doanh thông thường + Cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn

Trong số các sản phẩm mà hệ thống VietinBank triển khai, dư nợ cho vay KHCN của VietinBank CN Bình Dương tập trung chủ yếu vào 07 sản phẩm như: cho vay mua, xây dựng sửa chữa nhà ở; cho vay mua ô tô; cho vay du học; cho vay tín chấp CBCNV; cho vay phát hành thẻ tài chính cá nhân; cho vay cầm cố STK, GTCG; cho vay sản xuất kinh doanh thông thường. Những sản phẩm còn lại có số lượng hồ sơ phát sinh chưa cao.

Bảng 2.6: Cơ cấu sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietinBank CN Bình Dương giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị: Tỷ đồng Sản phẩm cho vay KHCN Năm 2016 2017 2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Cho vay mua, xây dựng sửa

chữa nhà ở 245 20,59 312 22,53 382 22,55

Cho vay mua ô tô 89 7,48 85 6,14 90 5,31

Cho vay du học 68 5,71 82 5,92 104 6,14

Cho vay tín chấp CBCNV 80 6,72 86 6,21 109 6,43

Cho vay phát hành thẻ tài

chính cá nhân 130 10,92 134 9,68 198 11,69

Cho vay cầm cố STK,

GTCG 157 13,19 187 13,5 211 12,46

Cho vay sản xuất kinh

doanh thông thường 320 26,89 403 29,1 514 30,34

Sản phẩm khác 101 8,5 96 6,92 86 5,08

Tổng dư nợ cho vay KHCN 1.190 100 1.385 100 1.694 100

vay mua, xây dựng sửa chữa nhà ở (20% - 22%). Xếp sau là sản phẩm cho vay phát hành thẻ tài chính cá nhân và cho vay cầm cố STK, GTCG (từ 10% - 13%). Các sản phẩm cho vay mua ô tô, cho vay du học và cho vay tín chấp CBCNV giao động từ 5% đến 7%. Các sản phẩm còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu sản phẩm cho vay KHCN tại chi nhánh.

Cho vay sản xuất kinh doanh thông thường chiếm tỷ trọng cao nhất phản ánh nhu cầu của KHCN trong lĩnh vực này là lớn nhất trên địa bàn. Nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh thông thường của các cá nhân và hộ gia đình rất phong phú: kinh doanh tạp hóa, kinh doanh nước giải khát, kinh doanh đồ điện, ... Chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn thời hạn vay từ 6 - 12 tháng. Dư nợ cho vay của sản phẩm này có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Năm 2016 dư nợ là 320 tỷ đồng, năm 2017 dư nợ tăng lên 403 tỷ đồng, tăng 83 tỷ tương ứng với tốc độ tăng 26% so với năm 2016. Năm 2018 dư nợ tăng lên 514 tỷ đồng, tăng 111 tỷ tương ứng với tốc độ tăng 28% so với năm 2017.

Cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu sản phẩm cho vay KHCN tại chi nhánh. Nhờ triển khai gói hỗ trợ lãi suất cho vay mua nhà theo định hướng của Chính phủ cùng với nhu cầu nhà ở trên địa bàn trong những năm gần đây ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu vay vốn phục vụ cho mục đích nhà ở cũng gia tăng tương ứng. Dư nợ sản phẩm cho vay mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở của chi nhánh tăng tương đối ổn định qua các năm. Từ 245 tỷ đồng năm 2016 lên 312 tỷ đồng vào năm 2017 và lên 382 tỷ đồng năm 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân 25%/năm.

Cho vay phát hành thẻ tài chính cá nhân có dư nợ ngày càng tăng, hưởng ứng tốt xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt, tăng trưởng tuyệt đối 68 tỷ đồng. Cho vay cầm cố STK, GTCG cũng có dư nợ tăng trưởng qua từng năm, chủ yếu là các

trưởng dư nợ trong giai đoạn này.

Nhìn chung từ năm 2016 - 2018, dư nợ 07 sản phẩm này có xu hướng tăng. Ngược lại, dư nợ của các sản phẩm còn lại (cho vay thấu chi; cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn; cho vay nhà hàng, khách sạn; cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán) ngày càng bị thu hẹp. Tỷ trọng các sản phẩm qua các năm không có sự thay đổi lớn, cho thấy chi nhánh không thay đổi chiến lược tập trung phát triể n các sản phẩm mang lại dư nợ cao.

2.2.4. Lợi nhuận từ cho vay khách hàng cá nhân

Bảng 2.7: Lợi nhuận cho vay KHCN tại Ngân hàng VietinBank CN Bình Dương giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 2017 2018 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng %

Lợi nhuận cho vay KHCN 20 30,77 27 34,62 38 39,58

Tổng lợi nhuận 65 100 78 100 96 100

Nguồn: Phòng Bán lẻ - Ngân hàng VietinBank CNBình Dương giai đoạn 2016 - 2018

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN tại VietinBank CN Bình Dương liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2016 - 2018. Lợi nhuận tuyệt đối mà cho vay KHCN mang lại tăng từ 20 tỷ đồng năm 2016 lên 38 tỷ đồng năm 2018. Đây là một

KHCN cũng ngày càng tăng, từ 30,77% năm 2016 lên 34,62% năm 2017 và năm 2018 tăng lên đạt 39,58%. Điều này chứng tỏ lợi nhuận từ cho vay KHCN là một khoản mục có vai trò quan trọng đóng góp khá lớn vào tổng lợi nhuận của chi nhánh, góp phần làm gia tăng lợi nhuận của toàn chi nhánh trong thời gian qua, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu về lợi nhuận của VietinBank CN Bình Dương. Qua đó cũng cho thấy việc mở rộng cho vay KHCN là một hướng đi đúng đắn của VietinBank CN Bình Dương.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNGCÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

2.3.1. Kết quả đạt được

Trong năm 2016 - 2018, nhận thức được vai trò của cho vay KHCN cùng với tiềm năng mở rộng hoạt động này của khu vực. Mặc dù gặp không ít khó khăn, VietinBank CN Bình Dương với sự nỗ lực không ngừng đã gặt hái được những thành công trong việc mở rộng cho vay KHCH.

Thứ nhất, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng trưởng qua các năm. Trong

giai đoạn năm 2016 - 2018, dư nợ cho vay KHCN gia tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng cao và tăng trưởng ngày càng nhanh. Phần lớn các khoản vay KHCN là ngắn hạn giúp tạo ra dòng tiền đều đặn vào nguồn thu của chi nhánh, tạo điều kiện để chi nhánh quay vòng vốn tốt, tiếp tục cho vay, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Do đặc điểm lợi thế của VietinBank CN Bình Dương là một trong những ngân hàng tồn tại lâu nhất trên địa bàn nên chiếm được đa số lòng tin của người dân. Thêm vào đó là sự quan hệ tốt với bộ máy chính quyền khiến cho việc cho vay KHCN ở địa bàn có nhiều khởi sắc và diễn ra thuận lợi.

Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh chiếm phần lớn và có xu hướng tăng theo từng năm từ 2016 - 2018. Chi nhánh đã cơ cấu lại dư nợ cho vay, giảm dần cho vay KHDN và tăng dần cho vay KHCN theo đúng chủ trương bán lẻ của hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Sự chuyển dịch cơ cấu dư nợ cho vay này giúp chi nhánh bắt kịp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế hiện tại.

Thứ ba, số lượng khách hàng cá nhân vay vốn tại chi nhánh tăng. Số lượng KHCN của chi nhánh liên tục tăng lên qua từng năm chứng tỏ khách hàng đã đặt

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w