0
Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức :

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH 7 (Trang 50 -53 )

CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động cho vay đốivớikhách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Công Thương Việt Nam Chi nhánh

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức :

Cơ cấu tổ chức :

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức Vietinbank - Chi nhánh 7

(Nguồn: Phòng nhân sự Vietinbank - Chi nhánh 7)

Cơ cấu tổ chức của VietinBank Chi nhánh 7 được kết cấu theo chiều dọc, các phòng ban có nhiệm vụ hỗ trợ tương tác lẫn nhau.

Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học đạt 88,9%; các cán bộ đều được trang bị các kỹ năng về ngoại ngữ, vi tính đảm bảo thực hiện các công việc chuyên môn, chú trọng cải thiện hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực, cán bộ quản lý các cấp, đội ngũ chuyên gia giỏi. Hiện tại, VietinBank CN 7 cũng đã bắt đầuquá trình tái cấu trúc, không ngừng đổi mới công nghệ. Không những thế, Ngân hàng còn tiến hành chuyển đổi mô hình tổ chức theo hướng chuyên môn hóa sâu, không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban :

Ban Giám đốc bao gồm: một Giám đốc và bốn Phó Giám đốc. Trong đó, Giám đốc có trách nhiệm trực tiếp điều hành hoạt động Chi nhánh, có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến việc tổ chức, bổ nhiệm hoặc khen thưởng, kỷ luật các cán bộ công nhân viên của đơn vị; hướng dẫn giám sát việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của cấp trên đã giao hoặc giao dịch với khách hàng để ký hợp đồng. Các Phó Giám đốc quản lý và giám sát các hoạt động của Chi nhánh. Mọi hoạt động phải được thông qua sự chấp thuận của ban Giám đốc và ban Giám đốc sẽ chịu trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động của Chi nhánh lên Ngân hàng trụ sở.

Phòng Bán lẻ: là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng cá nhân để huy động vốn, cho vay phù hợp với các hoạt động của Ngân hàng và tuân thủ theo quy định hiện hành của NHNN.

Phòng Khách hàng doanh nghiệp: là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ để thực hiện nghiệp vụ cho vay, huy động vốn, tài trợ thương mại. Đồng thời kết hợp với việc phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh hàng tháng về doanh nghiệp của Chi nhánh mình.

Phòng Kế toán: là phòng trực tiếp thực hiện các công việc liên quan tới thanh toán, các giao dịch trên máy, quản lý tiền mặt của giao dịch viên, quản lý tài chính và các chỉ tiêu khác theo đúng quy định của Ngân hàng.

Phòng Tiền tệ kho quỹ: thực hiện công tác quản lý, có trách nhiệm đảm bảo an toàn tiền mặt, kho quỹ; nhận và chi các quỹ, các điểm giao dịch, tiền mặt cho cá nhân và doanh nghiệp.

Phòng Tổ chức hành chính: là phòng thực hiện các công tác cán bộ, công tác quản trị văn phòng, hành chính theo chủ trương, chính sách của Nhà nước và theo quy định của NHCT.

Phòng Tổng hợp: là phòng thực hiện việc tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hằng năm của Chi nhánh

Phòng giao dịch: là phòng thực hiện thanh toán, trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp để huy động vốn, cho vay hay các hoạt động khác tại Chi nhánh.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH 7 (Trang 50 -53 )

×