Mô hình SERVQUAL

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI VIETCOMBANK CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 27 - 30)

Nguồn: Parasuraman và cộng sự (1991)

1.3 Ảnh hưởng của chiến lược huy động vốn đối với phát triển sản phẩm dịch vụcủa ngân hàng thương mại của ngân hàng thương mại

Nguồn vốn là một yếu tố rất quan trọng đối với mọi ngân hàng thương mại. Hơn hết, nguồn vốn của các ngân hàng thương mại chủ yếu xuất phát từ hoạt động huy động vốn, cho nên đây là hoạt động đầu tiên và quan trọng để ngân hàng thương mại có được nguồn vốn thực hiện các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Điều này cho thấy, huy động vốn có tác động rất lớn đên phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại phát triển được các sản phẩm dịch vụ khác.

Thứ nhất, huy động vốn quyết định đến quy mô của hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàng. Thông thường nếu so với các ngân hàng có quy mô lớn thì các ngân hàng có quy mô nhỏ có khoản mục đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng cho vay của các ngân hàng này cũng nhỏ hơn. Do đó, chiến lược huy động vốn tốt sẽ tạo nền tảng cho phát triển sản phẩm dịch vụ.

Thứ hai, huy động vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của các ngân hàng trên thị trường. Để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, ngân hàng phải có uy tín trên thị trường. Uy tín đó trước hết phải được thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho khách hàng, khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn, đồng thời với nó tạo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng lớn, đồng thời với nó tạo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng với quy mô lớn, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có quan hệ, đảm bảo uy tín, nâng cao thanh thế của ngân hàng trên thị trường.

Thứ ba, huy động vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Đối với ngân hàng nguồn vốn chính là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Thực tế đã chứng minh: quy mô vốn, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều kiện tiền đề cho việc thu hút huy động vốn, và nguồn vốn lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời hạn, lãi suất. Kết quả của sự gia tăng trên giúp ngân hàng kinh doanh đa năng trên thị trường, phân tán rủi ro, tạo thêm vốn cho ngân hàng và khi đó, tất yếu trên thương trường sức cạnh tranh của ngân hàng sẽ tăng lên.

Tóm tắt chương 1, ở chương 1 tác giả trình bày về các cơ sở lý luận về chiến lược huy động vốn và phát triển sản phẩm dịch vụ. Trên cơ sở đó để có được những căn cứ, những định hướng cho phần phân tích thực trạng chiến lược huy động vốn và phát triển sản phẩm dịch vụ tại Vietcombank - Chi nhánh Cần Thơ.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI VIETCOMBANK

- CHI NHÁNH CẦN THƠ

2.1 Giới thiệu Vietcombank - Chi nhánh Cần Thơ2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Vietcombank Chi nhánh Cần Thơ có tiền thân là Phòng Ngoại hối Hậu Giang, trực thuộc và có trụ sở ban đầu cùng với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hậu Giang, nay là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ (số 02 Ngô Gia Tự, thành phố Cần Thơ). Ngày 25/01/1989, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định số 16/NH-QĐ về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ, chuyển từ Phòng Ngoại hối Hậu Giang, đại diện pháp nhân của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại Cần Thơ. Ngày 01/10/1989, ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ chính thức được thành lập, chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng

Nhà nước chi nhánh Cần Thơ và Hội sở Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Sau hơn 30 năm phấn đấu, ngân hàng hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chí nhánh Cần Thơ đã không ngừng phát triển vươn lên, nâng cao uy tính, mở rộng phạm vi hoạt động trong và ngoài nước. Với chức năng nhiệm vụ của mình, chi nhánh đã thể hiện rõ vai trò của một ngân hàng chủ lực, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức tại Vietcombank - Chi nhánh Cần Thơ được thể hiện ở Hình 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban như sau:

Cho đến nay nhân sự của Vietcombank - Chi nhánh Cần Thơ có 194 cán bộ nhân viên (trong đó có 95,9 % có trình độ đại học và trên Đại học, 4,1% có trình độ cao đẳng và dưới cao đẳng, độ tuổi bình quân của chi nhánh là 28). Trong đó, Ban Giám đốc gồm 05 người gồm: Giám đốc và 04 Phó Giám đốc; 29 Lãnh đạo cấp

phòng. Chi nhánh hiện có 13 phòng, trong đó có 7 phòng nghiệp vụ tại Chi nhánh và 6 phòng giao dịch.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI VIETCOMBANK CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 27 - 30)