Ý kiến 1: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu
Với những đặc điểm sản xuất chế biến của ngành thủy hải sản, trên một quy trình công nghệ sản xuất một nhóm sản phẩm cùng loại với những quy cách, sai cỡ khác nhau, việc sử dụng phương
Chương 3: Kiến nghị - đề xuất 84
GVHD: ThS. Đoàn Thị Thùy Anh SVTT: Dương Minh Trang- 15035321 Lê Thị Huyền Trang -15027381 Nguyễn Ngọc Diễm Tú- 15015341
pháp tỷ lệ để tính giá thành sản phẩm tại Công ty là phù hợp với tình hình tổ chức sản xuất và tổ chức công tác kế toán tính giá thành sản phẩm hiện nay của đơn vị, nhưng giá thành tính được của từng loại sản phẩm là chưa phù hợp và chính xác, công ty cần có những giải pháp thực hiện như sau:
+ Đối với “CP NLC” đã được hạch toán cho từng nhóm sản phẩm, để xác định giá trị NCL trực tiếp cho từng sản phẩm trong nhóm, cần phải xây dựng được giá NLC kế hoạch tương đối chính xác với giá NLC thực tế trên thị trường là điều kiện để phân bổ CP NLC TT cho từng loại sản phẩm.
+ Đối với “CP VLP trực tiếp” và “CP SXC” phát sinh thực tế tại công ty là sử dụng chung cho cả quy trình sản xuất, đặc biệt là “CP VLP trực tiếp” và “CP NC trực tiếp” không tổ chức theo dõi, hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm, là chưa hợp lý sẽ dẫn đến việc phân bổ bình quân cho tất cả các sản phẩm sản xuất ra trong tháng, không phân biệt có sử dụng chi phí trên hay không. Công ty cần có phương pháp tổ chức, quản lý và lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý, “chi phí vật liệu phụ trực tiếp” và “chi phí nhân công trực tiếp” cho đúng đối tượng chịu chi phí.
Việc xây dựng chi phí chế biến kế hoạch cho từng loại sản phẩm đòi hỏi phải phù hợp và thường xuyên cập nhật điều chỉnh cho đúng với chi phí chế biến thực tế từng loại sản phẩm từ đó đảm bảo tính chính xác giá thành đơn vị sản phẩm, cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng loại sản phẩm mang lại.
Ý kiến 2: Sự tiện ích khi sử dụng phần mềm so với excel
Trong quá trình hoạt động của công ty đã tận dụng được một phần mềm tự thiết kế nhưng nó vẫn chưa hoàn toàn hoàn thiện, trong khi đó các phần mềm bình thường khác có thể tính được giá thành trên phần mềm trong khi phần mềm của một công ty khá lớn mà vẫn còn hạn chế chức năng này. Mà việc tính giá thành của công ty còn khá thủ công trên excel, ta có thể lập một bảng so sánh để thấy được cái lợi và hại như sau:
Công việc Thủ công bằng Excel Làm bằng phần mềm
Cơ sở hạch toán Chứng từ kế toán Chứng từ kế toán
Nhập dữ liệu Vào phần mềm máy tính Vào phần mềm máy tính
Bảng chi phí Xuât ra file excel Tập hợp trên phần mềm
Quá trình tính toán Kế toán phải thiết lập công thức trên
file excel
Phần mềm tự động tính
Ra được giá thành lưu Ra được một file giá thành cho SP Tự kết chuyển chi phí
Như vậy việc sử dụng excel kết hợp phần mềm kế toán tuy không có lỗi gì nhưng thực tế nếu việc tính giá thành trên excel khá phức tạp vì nó tập hợp rất nhiều file công thức của được link từ nhiều bảng excel khác nhau. Như vậy, chỉ có môt người làm giá thành mới có thể coi được nếu có kiểm kê thì bảng giá thành đó sẽ được kế toán giá thành giải trình chứ đoàn kiểm toán không thể xem được vì bị lỗi công thức.
GVHD: ThS. Đoàn Thị Thùy Anh SVTT: Dương Minh Trang- 15035321 Lê Thị Huyền Trang -15027381 Nguyễn Ngọc Diễm Tú- 15015341
Không nhưng thế nếu như kế toán giá thành ra khỏi phòng quên không tắt máy một người nào đó có thể xoá bất kì dòng nào hoặc thêm một con số nhỏ sẽ ảnh hưởng đến việc tính giá thành dẫn đến sai sót.
Sử dụng bằng excel sẽ tốn khoản thời gian nhiều hơn phần mềm.
Ý kiến 3: Kết hợp kế toán tài chính và kế toán quản trị
Bên cạnh kế toán tài chính, kế toán quản trị là một bộ phận không thể thiếu để kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý đắc lực của nhà quản trị. Trong khi thông tin của kế toán tài chính là thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã xảy ra trong quá khứ thì thông tin của kế toán quản trị về cơ bản là những thông tin vừa mang tính thực tế vừa mang tính điều chỉnh, phục vụ cho việc lập các dự toán, dự đoán tương lai để quyết định một phương án tối ưu của nhà quản trị. Kế toán quản trị có hai chức năng quan trọng nhất là hoạch định và kiểm tra. Trên khía cạnh nghiên cứu của đề tài, em xin bàn về chức năng kiểm tra của kế toán quản trị, mà cụ thể là việc kiểm tra kiểm soát chi phí sản xuất nhằm mục đích hạ giá thành.
> Chi phí sản xuất bao gồm 3 khoản mục:
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
• Chi phí nhân công trực tiếp
• Chi phí sản xuất chung
Để kiểm soát chi phí sản xuất, kế toán quản trị xây dựng nên các định mức chi phí sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp luôn luôn là chi phí khả biến. Việc xây dựng định mức hai loại chi phí này dựa trên định mức giá (giá một đơn vị vật liệu, giá một giờ lao động trực tiếp) và định mức lượng (lượng nguyên vật liệu trực tiếp, lượng thời gian hoàn tất một đơn vị sản phẩm). Riêng chi phí sản xuất chung, do bao gồm nhiều khoản mục nên để xây dựng định mức chi phí sản xuất chung cần tách thành hai bộ phận: biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung và thường dùng tỷ lệ theo thời gian để xây dựng hệ thống chi phí tiêu chuẩn.
Sau khi đã xây dựng hệ thống định mức chi phí, kế toán tiến hành so sánh giữa chi phí thực tế với định mức. Nếu có chênh lệch thì phải làm rõ nguyên nhân gây ra chênh lệch và các biện pháp để khắc phục nếu là chênh lệch tăng và phát huy nếu là chênh lệch giảm. Việc xem xét một cách tỉ mỉ, chi tiết chi phí trên cơ sở so sánh chi phí thực tế với định mức là căn cứ để kiểm soát chi phí một cách có hiệu quả nhất, là cơ sở để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành.
Kết luận: với một quy mô sản xuất chế biến lớn, sản phẩm đa dạng có nhiều quy cách, sai cỡ khác nhau trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất, việc xác định giá thành sản phẩm chính xác là một công việc hết sức phức tạp và khó khăn, nhưng với đội ngũ kế toán viên có trình độ chuyên môn đồng đều, cùng với việc tổ chức khá tốt và hợp lý công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm từ đó đã mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý. Doanh nghiệp đã hạn chế được những sai sót trong hệ thống tính giá thành, đảm bảo phản ánh kịp thời và chính xác các thông tin kinh tế về chi phí sản xuất, giá thành đơn vị sản phẩm...., để các nhà quản lý doanh nghiệp có các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển
Chương 3: Kiến nghị - đề xuất 86
GVHD: ThS. Đoàn Thị Thùy Anh SVTT: Dương Minh Trang- 15035321 Lê Thị Huyền Trang -15027381 Nguyễn Ngọc Diễm Tú- 15015341
nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng với chi phí thấp nhất.
KẾT LUẬN •
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là mục tiêu phản ánh, cung cấp thông tin định giá vốn sản phẩm, thông tin kiểm tra và giám sát chi phí, thông tin định hướng sản xuất. Do vậy về mặt lý luận và kỹ thuật cũng đều đáp ứng tốt cho mục tiêu hiệu quả của hệ thống kế toán và giá thành.
Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp về mặt kỹ thuật, kinh tế tổ chức.... trong điều kiện hội nhập ngày nay, các doanh nghiệp cần chú trọng hàng đầu là chất lượng sản phẩm và giá thành phủ hợp.
Với quy mô sản xuất rộng, nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, việc tính giá thành sản phẩm hết sức khó khăn nhưng Công Ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải đã thực hiện được việc tính giá thành hiệu quả với đội ngũ nhân viên kế toán đầy năng lực.
Qua quá trình thực tập tại Công Ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải, em nhận thấy công ty đã tổ chức công tác kế toán phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và điều kiện nổi bật là trong kế toán về giá thành. Công ty đã xây dựng được một hệ thống kế hoạch các sản phẩm và xây dựng được hệ thống tài khoản tiểu khoản phù hợp với yêu cầu quản lý.
Tuy nhiên công ty vẫn còn găp phải một số khó khăn do điều kiện khách quan bên ngoài và điều kiện thâm nhập thị trường thế giới.
về việc nhận xét chỉ là theo nhận thức từ bản thân chúng em và do bản thân là sinh viên thực tập, do vậy không tránh khỏi những sai sót nhất định, em rất mong nhận được sự đóng góp từ quý cộng ty, phòng kế toán tài vụ, giáo viên hưỡng dẫn và thầy cô bộ môn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô và quý công ty đã giúp em hoàn thiện đề tài này.
GVHD: ThS. Đoàn Thị Thùy Anh SVTT: Dương Minh Trang- 15035321 Lê Thị Huyền Trang -15027381 Nguyễn Ngọc Diễm Tú- 15015341
Phụ lục 01 Chứng từ kế toán
Phiếu hạch toán PNNLNS-36/01A...1
Phiếu đề nghị nhập kho 0015_01/19-NSNL...2
Phiếu nhập kiêm phiếu xuất kho 0015_01/19-NSNL...3
Biên bản kiểm nhiệm...4
Hoá đơn giá trị gia tăng...5
Phiếu hạch toán kế toán PNVT-011/11VT...6
Phiếu nhập kho PNVT-011/01...7
Phiếu đề nghị nhập kho DNNK-011/01...8
Phiếu xuất kho PXKH028/01...9
Báo cáo kiểm tra nhập xuất bao bì...10
Phiếu đặt hàng...11
Hoá đơn giá trị gia tăng 0002595...12
Phiếu hạch toán kế toán PNVT-109/01VT...13
Phiếu nhập kho PNVT-109/01...14
Phiếu đề nghị nhập kho DNNK-106/01...15
Biên bản giao nhận hàng ...16
Báo cáo kiểm tra nhập xuất bao bì...17
Bảng chi tiết nhu cầu sử dụng yếm định kỳ 2 tháng ...18
Hoá đơn giá trị gia tăng 0002717...19
Phiếu xuất kho ...20
Bảng lương tháng 1...21
Phiếu hạch toán kế toán PXVT-003/01VT...22
Phiếu xuất kho XKVT-003A/01...23
Phiếu hạch toán kế toán PXVT-009/01VT...25
Phiếu xuất kho PXVT-009/01VT...26
Phiếu hạch toán kế toán PXVT-130/01VT...27
Phiếu xuất kho XKVT-130/01...28
Phiếu nhập chi phí ...32
Hoá đơn giá trị gia tăng...35
Tờ trình HĐ 5632, HĐ 5634, HĐ 5631, HĐ 5633...36
Phiếu hạch toán kế toán CN01-35/01A...37
Phiếu nhập chi phí HĐ 5632...38
Phiếu nhập chi phí HĐ5634...39
Phiếu nhập chi phí HĐ 5631 ...40
Phiếu nhập chi phí HĐ 5633 ...41
Phụ lục 02 Sổ sách kế toán
Số liệu xuất nguyên liệu cà tím để sản xuất...1
Dư có 6211...2
Sản phẩm dở dang...3
Sổ cái tài khoản 334...4
Sổ cái tài khoản 154...5
Sổ chi tiếttài khoản 62111...6
Sổ chi tiếttài khoản 62121...7
Sổ chi tiếttài khoản 6221...8
Sổ chi tiếttài khoản 62711...9
Sổ chi tiết tài khoản 627211...10
Sổ chi tiếttài khoản 627221...11
Sổ chi tiếttài khoản 627231...12
Sổ chi tiếttài khoản 62731...13
Sổ chi tiếttài khoản 62741...15
Sổ chi tiếttài khoản 62778...16
Sổ chi tiếttài khoản 62771 ... 17
Sổ chi tiếttài khoản 627721...18
Sổ chi tiếttài khoản 627731...19
Bảng giá thành thực tế...20
1. Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hàng ngày 22/12/2014 của bộ tài chính. 2. http://faa.iuh.edu.vn/ Web khoa Kế Toán - Kiểm Toán Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM.
3. Tài liệu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do cô Đoàn Thị Thuỳ Anh
cung cấp.
4. www.webketoan.com Web kế toán.
5. TS. Nguyễn Thị Thu Hiền - TS. Cao Thị Cẩm Vân - ThS. Nguyễn Thị Thu Hoàn
- ThS. Phạm Tú Anh - ThS. Trần Thị Quỳnh Hương, (2016). Sách kế toán tài chính doanh nghiệp 2 của Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM .
6. http://ketoanthienung.com Web kế toán thiên ưng.
7. Tham khoả các bài khoá luận của anh chị năm trước.
8. Tham khảo tài liệu do phòng nhân sự công ty thực tập cung cấp.
9. Tham khảo bài thực tập doanh nghiệp 2.