Các chi phí liên quan đến hàng tồn kho:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán và quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH cơ khí xây dựng du lịch bách tùng (Trang 70 - 71)

Chi phí đặt hàng:

Chi phí đặt hàng bao gồm chi phí giao dịch, chi phí vận chuyển và chi phí giao nhận hàng. Chi phi đặt hàng được tính bằng đơn vị tiền tệ cho mỗi lần đặt hàng.

Khi doanh nghiệp đặt hàng từ nguồn cung cấp bên ngoài, chi phí đặt hàng bao gồm chi phí chuẩn bị yêu cầu mua hàng, chi phí để lập đơn đặt hàng như chi phí thương lượng (gọi điện thoại xa, thư giao dịch), chi phí nhận và kiểm tra hàng hóa, chi phí vận chuyển.

Trong trường hợp đơn đặt hàng được cung cấp từ nội bộ doanh nghiệp thì chi phí đặt hàng bao gồm chi phí sản xuất, chi phí phát sinh khi khấu hao máy móc và duy trì hoạt động sản xuất.

Trên thực tế, chi phí cho mỗi đơn đặt hàng thường bao gồm các chi phí cố định và chi phí biến đổi, bởi một phần chi phí đặt hàng như chi phí giao nhận và kiểm tra hàng thường biến động theo số lượng hàng đặt mua.

Chi phí mua hàng:

Chi phí mua hàng là chi phí cần có để mua hoặc sản xuất ra hàng hóa tồn kho. Chi phí này được tính bằng cách lấy chi phí một đơn vị hàng hóa nhân với số lượng hàng mua về hoặc sản xuất ra. Trong trường hợp doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thương mại mà từ nhà cung cấp thì chi phí mua hàng là giá của lô hàng sau khi trừ đi phần chiết khấu thương mại được hưởng.

Chi phí lưu kho:

Chi phí lưu kho bao gồm tất cả các chi phí lưu giữa hàng trong kho trong một khoảng thời gian xác định trước. Các chi phí thành phần của chi phí lưu kho là: chi phí cất giữ và chi phí bảo quản, chi phí hư hỏng và chi phí thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời, chi phí bảo hiểm, chi phí thuế, chi phí đầu tư vào hàng tồn kho. Cụ thể như sau: Chi phí cất giữ, bảo quản bao gồm trong đó chi phí kho hàng. Nếu doanh nghiệp thuê kho thì chi phí này bằng với tiền thuê phải trả. Nếu nhà kho thuộc sở hữu của doanh nghiệp thì chi phí này bằng với chi phí cơ hội sử dụng nhà kho này. Ngoài ra, chi phí cất giữ và bảo quản cũng gồm chi phí khấu hao các thiết bị hộ trợ cho hoạt động kho như băng chuyền, xe nâng chuyên dụng, chi phí trả lương cho nhân viên bảo vệ kho và nhân viên điều hành.

Chi phí lỗi thời thể hiện cho sự giảm sút giá trị hàng trong kho do tiến bộ khoa học kỹ thuật hay thay đổi kiểu dáng và tất cả những tác động này làm cho hàng tồn kho trở nên

tuân theo.

Chi phí đầu tư vào hàng tồn kho gồm những chi phí tài chính như chi phí sử dụng vốn, chi phí trả lãi vay để dự trữ nguồn hàng tồn kho, chi phí cơ hội do ứ đọng vốn trong hàng tồn kho đặc biệt và với hàng tồn kho không hữu ích hoặc dữ trữ dư thừa. Điều đáng chú ý là chi phí cơ hội đầu tư vào hàng tồn kho không thể tính đơn thuần bằng cách sử dụng lãi vay ngắn hạn mà phải là khả năng sinh lời bị mất đi khi doanh nghiệp quyết định đầu tư vào hàng tồn kho, chi phí cơ hội xấp xỉ như chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp.

Chi phí lưu kho được tính bằng đơn vị tiền tệ trên mỗi đơn vị hàng lưu kho hoặc được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng lưu kho trong một thời kỳ. Chi phí lưu kho có thể được xem như là một chi phí đáng kể khi thực hiện kinh doanh. Thông thường chi phí lưu kho dao động từ 20% đến 45% tính trên giá trị hàng tồn kho hầu hết các doanh nghiệp.

Cũng giống như chi phí đặt hàng, chi phí lưu kho cũng bao gồm các chi phí cố định và chi phí biến đổi. Gần như tất cả các chi phí lưu kho biến động tỷ lệ theo mức độ hàng tồn kho, chỉ có chi phí thuê kho hoặc chi phí khấu hao các thiết bị được sử dụng trong kho là tương đối ổn định trong thời gian ngắn. Vì vậy chi phí lưu kho được xem như chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị hàng tồn kho.

Chi phí thiệt hại khi không có hàng (hàng tồn kho hết)

Chi phí thiệt hại do hàng tồn kho hết xảy ra bất cứ khi nào doanh nghiệp không có khả năng giao hàng bởi nhu cầu hàng lớn hơn số lượng hàng dự trự trong kho.

Khi nguyên vật liệu trong kho hết, chi phí thiệt hại do không có nguyên vật liệu bao gồm chi phí đặt hàng khẩn cấp và chi phí thiệt hại do ngừng trệ sản xuất.

Khi tồn kho sản phẩm dở dang hết thì doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại do kế hoạch sản xuất bị thay đổi và nó cũng có thể là nguyên nhân gây ra những thiệt hại do sản xuất bị ngừng trệ.

Hàng tồn kho thành phẩm hết có thể gây nên hậu quả là lợi nhuận bị mất đi trong ngắn hạn nếu khách hàng quyết định mua sản phẩm từ những doanh nghiệp đối thủ và gây nên những mất mát tiềm năng trong dài hạn khi khách hàng quyết định đặt hàng từ những doanh nghiệp khác trong tương lai.

Nguồn:Trần Ngọc Thơ, 2003.Giáo trình Tài chính doanh nghiệp hiện đại.Hà Nội: NXB Thống Kê.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán và quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH cơ khí xây dựng du lịch bách tùng (Trang 70 - 71)