75 Aka ike info criterion 12.72829 Sum squared resid2.11E-
2.2.6 Thảo luận kết quả
Từ bảng kết quả 2.4, ta có bảng so sánh dấu tác động của các biến kỳ vọng ban đầu và kết quả sau khi chạy mô hình:
Biến Mô tả Dự b áo Kết quả Biến phụ
thuộc
ROA Tỷ suất sinh lời trên tài sản
Biến độc lậ p DP_CV Dự phòng rủi ro tín dụng
TM_TG Khả năng thanh khoản +/- +
SIZE Quy mô tài sản +/- +
CV_TS Quy mô cho vay + Không tác
động Nhìn chung, kết quả sau khi chạy mô hình eviews khá tương đồng với những dự báo ban đầu tác giả kỳ vọng. Cụ thể: Dự phòng rủi ro tín dụng (DP_CV) có tác động âm đến ROA; Khả năng thanh khoản và Quy mô tài sản (TM_TG và SIZE) có tác động dương đến ROA. Quy mô cho vay CV_TS không có mối quan hệ nào đến ROA. Dưới đây là những nội dung phân tích giải thích kết quả sau khi chạy mô hình.
2.2.6.1 Quy mô tổng tài sản
Từ bảng kết quả 2.4, biến SIZE đại diện cho quy mô tổng tài sản có tương quan dương (+) với tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA của MBBank. Nói cách khác, giá trị tổng tài sản càng lớn thì ROA của NH càng tăng. Kết quả này hoàn toàn có thể chấp nhận được và có sự trùng khớp với dự báo của tác giả ban đầu, bởi ngân hàng TMCP Quân Đội vốn là ngân hàng có năng lực, chất lượng tổng tài sản có giá trị hơn mọi yếu tố khác, nên việc tăng quy mô thường dẫn đến sự tập trung thị trường cao, hấp dẫn được nhiều khách hàng, tạo cơ sở dẫn tới kích thích các hoạt động kinh doanh tăng cao và liên tục, khiến lợi nhuận ngân hàng được cải thiện. Trên thực tế, MB đã và đang thu hút được nguồn vốn từ các cổ đông chiến lược đáng tin cậy như Viettel và SCIC với lãi suất thấp. Đó một phần nhờ quy mô của MB ngày càng rộng khắp, tạo sự tin tưởng nơi khách hàng, mở rộng hình ảnh của mình khắp nơi nên đã lấy được niềm tin nhiều khách hàng lớn. Một khi đã lấy được niềm tin nơi khách hàng, hình ảnh NH, giá trị thương hiệu lớn từ đó cũng giảm được một số chi phí hoạt động
như chi phí quảng cáo, chi phí giao dịch với khách hàng, nhờ vậy giúp tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy, kết quả nghiên cứu này hoàn toàn đúng so với tình hình thực tế kinh doanh của MB, quy mô mở càng rộng thì khả năng sinh lời sẽ càng tăng cao.
2.2.6.2 Khả năng thanh khoản
Khả năng thanh khoản là nhân tố ảnh hưởng đáng kể tới tỷ số lợi nhuận trên tài sản ROA của ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội. Từ bảng kết quả trên, với hệ số hồi quy là 0,3 62155, thể hiện giữa ROA và TM_TG tồn tại mối liên hệ cùng chiều, tức là khi tỷ số tiền mặt trên tiền gửi tăng hay giảm 1 đơn vị thì ROA của ngân hàng sẽ tăng hoặc giảm 0,3 62155 đơn vị tương ứng. Thực tế tại MBBank hay nhiều ngân hàng thương mại khác tại một số nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, thì văn hoá thanh toán không dùng tiền mặt như sử dụng thẻ , hay các ví điện tử trong thanh toán tiêu dùng còn chưa được phổ biến rộng khắp, đặc biệt tại các vùng nông thôn, vùng núi. Một trong những yếu tố đầu tiên để đa phần bộ phận khách hàng lựa chọn nên sử dụng ngân hàng nào để phù hợp với mình là khả năng giải ngân nhanh và tính thanh khoản cao của NH. Chính vì thế, nếu ngân hàng không có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì họ sẽ không chọn NH đó thay vì đi tìm những ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vay, hoặc rút tiền mặt nhanh hơn và có thể với số lượng lớn. Ngoài ra, khả năng thanh khoản còn là nhân tố đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng, một ngân hàng không có đủ tiền mặt cho khách hàng là ngân hàng có năng lực tài chính vô cùng kém, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin nơi khách hàng.
Ngoài ra, việc đảm bảo tiền mặt cũng cũng giúp ngân hàng có giải quyết các khoản nợ ngắn hạn như trả các khoản lãi, gốc bằng tiền mặt đối với nghiệp vụ huy động vốn. Khi gặp rủi ro thanh khoản sẽ khiến ngân hàng khó khăn hoặc chậm trễ trong quá trình trả nợ- những khoản nợ gốc lẫn lãi bằng tiền mặt từ phía khách hàng đúng hạn. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh cũng như uy tín của ngân hàng. Để khắc phục tình trạng này, ngân hàng có thể phải tăng huy động bằng tiền mặt với lãi suất cao hơn, khiến tăng chi phí lãi cao, giảm lợi nhuận của ngân hàng, ROA giảm.
Như vậy, có thể thấy việc đảm bảo tài sản thanh khoản hay tỷ lệ dự trữ tiền mặt cao trong ngân hàng sẽ giúp MB bớt được rủi ro khi gặp những khoản phải chi, hay
khoản nợ ngắn hạn, khoản cho vay bằng tiền mặt. Vì vậy, kết quả nghiên cứu trên được coi là hợp lý, khi tỷ lệ tiền mặt trên tổng tiền gửi của KH càng cao, hay nói cách khác rủi ro thanh khoản càng thấp thì ROA của MBBank sẽ càng cao.
2.2.6.3 Dự phòng rủi ro tín dụng
Dựa vào bảng 2.4- kết quả hệ số hồi quy, cho thấy dự phòng rủi ro tín dụng là nhân tố có tác động mạnh nhất đến tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA của MBBank trong 3 biến độc lập được xét trong mô hình. Có thể thấy hệ số hồi quy của biến DP_CV là -0,3 75804, có nghĩa là khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng cho vay tăng 1 đơn vị thì tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng sẽ giảm 0,3 75804 đơn vị, hay có thể nói đó là mối quan hệ ngược chiều giữa biến phụ thuộc ROA và biến độc lập DP_CV. Kết quả này cũng trùng khớp với giả thiết dự báo về sự tác động được đưa ra ở đầu nghiên cứu. Bởi dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền mà ngân hàng phải trích ra để dự phòng các khoản cho vay không có khả năng thu hồi, hay những tổn thất từ phía khách hàng gây ra trong quá trình cho vay, nó đại điện cho chất lượng tín dụng, hay nói cách khác là chỉ tiêu thể hiện thực trạng nợ xấu của ngân hàng. Theo cơ sở lý thuyết, khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng thì chi phí dự phòng rủi ro cho vay cũng tăng cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng đó xấu, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Như phân tích ở trên, MB là ngân hàng có chiến lược quản trị rủi ro rất tốt từ năm 2016 đến nay, do ngân hàng đã áp dụng khung quản trị rủi ro theo các thông lệ tốt của Uỷ ban Basel, ISO COSO. Điều đó đã góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng xuống rõ rệt còn dưới 1% từ năm 2019, đồng thời khoản chi cho dự phòng rủi ro cho vay cũng giảm đáng kể, đã kích thích tăng trưởng lợi nhuận vượt trội của MBBank trong năm nay . Như vậy, dựa trên dự báo ban đầu từ thực tế tình hình hoạt động của MBBank cùng với kết quả sau khi chạy mô hình, có thể dẫn tới kết luận rằng tỷ suất sinh lời ROA và dự phòng rủi ro tín dụng có mối quan hệ ngược chiều là hoàn toàn hợp lý.
2.2.6.4 Quy mô cho vay
Hệ số hồi quy của biến CV_TS trong mô hình là 0,13 9783 với giá trị Prob là 0,2869 > 0,05. Vì vậy với độ tin cậy là 95% thì quy mô cho vay không tồn tại mối liên quan nào đến ROA của ngân hàng. Trên thực tế tại ngân hàng MB, ngân hàng có
đối tượng cho vay khách hàng rất đa dạng, nên tốc độ tăng trưởng của cho vay khách hàng tăng khá cao trong những năm gần đây. Cũng vì đối tượng khách hàng khá đa dạng như vậy, nên nguy cơ rủi ro cho vay của ngân hàng khá cao. Trên thực tế, cùng với sự tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng là sự tăng cao trong tỷ lệ nợ xấu cho vay, dẫn đến chi phí dự phòng cho vay tăng và làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, giảm lợi nhuận. Ngoài ra việc tăng cao quy mô cho vay, còn dẫn đến tăng một số chi phí hoạt động khác như chi phí giao dịch, chi phí quảng cáo, cũng gây giảm lợi nhuận cho ngân hàng. Trong khi, doanh thu từ hoạt động cho vay khách hàng lại chiếm lên tới 80% tổng doanh thu của ngân hàng, vì vậy việc giảm hoạt động cấp tín dụng là điều không thể. Vì vậy, việc tăng hay giảm dư nợ không có một sự tác động rõ ràng theo chiều hướng nào đến ROA của ngân hàng. Tóm lại, kết quả nghiên cứu trên có thể chấp nhận được, và những dự báo ban đầu của tác giả chỉ hướng tới thu nhập mà không để ý tới rủi ro kèm theo, đó là lý do dẫn tới dự báo không đúng.