GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI.
3.3.3 Mở rộng hoạt động marketing, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ cung cấp trên thị trường
cấp trên thị trường
Nhìn chung các hoạt động marketing của các NHTM hiện nay vẫn chưa nhìn nhìn được tầm quan trọng của nó, dẫn đến chưa thực sự đầu tư về thời gian và mối quan tâm hợp lý. Thực tế, các hoạt động marketing hiện nay của không chỉ MB mà còn rất nhiều ngân hàng khác chỉ dừng lại ở việc quảng cáo trên bìa nổi hay khuếch trương danh tiếng qua việc mời người nổi tiếng về sử dụng trải nghiệm sản phẩm. Trong khi các công việc chủ yếu có chức năng vô cùng quan trọng quyết định nên sự thành công của hoạt động marketing thì chưa được chú trọng đến như là tăng cường phát triển chất lượng dịch vụ, sản phẩm, nghiên cứu khách hàng, xác định thị trường mục tiêu,...Vì vậy MBBank cần có một số giải pháp tăng cường hoạt động marketing:
- Đổi mới tư duy của bộ phận quản lý, nhân viên phải nhanh chóng lấy quan điểm marketing làm chủ đạo, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu khách hàng và thị trường mục tiêu, từ đó mới đề xuất được các giải pháp thực tế, những chính sách linh hoạt nhằm giúp nâng cao lợi nhuận của ngân hàng. Đưa những nội dung thúc đẩy hoạt động marketing vào chương trình đào tạo nhân viên.
- Bộ phận marketing của ngân hàng cần phải đặc biệt để tâm đến 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động marketing: tìm hiểu mong muốn của khách hàng, đặc biệt khách hàng mục tiêu đối với những dịch vụ ngân hàng; khả năng đáp ứng mong muốn đó của các đối thủ cạnh tranh; xác định ưu nhược điểm của các sản phẩm dịch vụ đáp ứng mong muốn đó của ngân hàng mình. Từ đó, để tìm được giải pháp phù hợp để củng cố chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng sao cho thích hợp nhất đối với phân khúc khách hàng của mình.
Ngoài ra, MB cũng cần tập trung vào nghiên cứu các sản phẩm mới, ngày càng tối ưu, thuận tiện nhất đối với khách hàng dựa trên khảo sát cũng như tìm hiểu đối
thủ cạnh tranh. Để từ đó sáng tạo, nghiên cứu các sản phẩm mới độc lạ, hoặc nâng cao chất lượng dịch vụ như các dịch vụ liên quan đến thẻ , bảo lãnh, kiểu hối. Một trong những chiến lược đánh bại đối thủ cạnh tranh là sáng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mà đối thủ không có. Tăng cường phát triển hợp tác kinh doanh với các tập đoàn viễn thông như Viettel giúp nâng cao dịch vụ ngân hàng - viễn thông.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3
Dựa vào tình hình thực tế hoạt động của ngân hàng MB cùng với chiến lược hoạt động giai đoạn 2016-2020 vừa qua, tác giả đã xác định những mục tiêu, định hướng phát triển tương lai của ngân hàng trong giai đoạn 2021-2026 sắp tới. Trong đó, mục tiêu cụ thể ở từng lĩnh vực của ngân hàng, từng mảng hoạt động cần hoàn thành như thế nào trong tương lai của MB được đưa ra, để qua đó đưa ra các biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sinh lời cho ngân hàng TMCP Quân Đội.
Dựa trên kết quả nghiên cứu tại chương 2, cùng với những định hướng phát triển trong tương lai của MBBank giai đoạn 2022-2026, nghiên cứu đã đưa ra những biện pháp nội bộ từ phía ngân hàng để tăng khả năng thanh khoản, mở rộng quy mô và hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng (những nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng). Từ đó, giúp ngân hàng có khả năng tăng cao được lợi nhuận, nâng cao tính cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác tại Việt Nam trong thời kỳ thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Bên cạnh các biện pháp đưa ra nhằm tác vào các yếu tố ảnh hưởng thì tác giả còn trình bày thêm nhiều giải pháp khác để cải thiện hiệu quả sinh lời trên tài sản của NH. Vì còn nhiều các nhân tố ảnh hưởng khác về mặt lý thuyết chưa được đưa vào nghiên cứu như quy mô tiền gửi, quy mô dư nợ, thuế, tỷ lệ lạm phát hay GDP... nên các giải pháp chưa được hoàn thiện đầy đủ nhất để cải thiện hiệu quả sinh lời của ngân hàng. Ngoài ra, các giải pháp được trình bày trong bài chủ yếu là giải pháp từ phía nội bộ của ngân hàng mà không có những giải pháp từ phía bên ngoài như NHNN hay Chính phủ. Bởi theo quan điểm của tác giả, chúng sẽ là những giải pháp thực sự hữu hiệu, có ích và ngân hàng có thể chủ động tiến hành thực hiện.
KẾT LUẬN
Ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì mục đích lợi nhuận, nên không chỉ MB mà tất cả các NHTM khác đều muốn tối đa hoá lợi nhuận của mình, và khả năng sinh lời vẫn là luôn là chỉ tiêu mà các nhà quản trị, nhà đầu tư để ý tới. Để nâng cao hiệu quả sinh lời của ngân hàng thì các nhà lãnh đạo cần phải nắm rõ được những yếu tố nào có ảnh hưởng tới nó và mức độ ảnh hưởng của chúng như thế nào, để từ đó tìm ra các giải pháp cụ thể đối với từng nhân tố để cải thiện hiệu quả sinh lời của ngân hàng.
Vì hiểu được vai trò quan trọng của khả năng sinh lời không chỉ đối với ngân hàng TMCP Quân Đội mà còn những NHTM khác tại Việt Nam hiện nay, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng TMCP Quân Đội” để tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới khả năng sinh lời của MBBank, và mức độ tác động của chúng. Nghiên cứu tập trung sử dụng mô hình hồi quy đa biến, thiết lập dữ liệu bảng được tính toán dựa trên các số liệu thu thập từ BCTC của MB trong giai đoạn từ quý 1 năm 2016 đến quý 4 năm 2020, số liệu được chạy trên phần mềm eviews. Nghiên cứu kiểm tra sự ảnh hưởng của 4 biến độc lập là khả năng thanh khoản, dự phòng rủi ro tín dụng và quy mô tài sản, quy mô cho vay đến biến phụ thuộc được chọn là tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA. Kết quả đã chỉ ra sự tác động cùng chiều giữa quy mô tài sản và khả năng sinh lời của ngân hàng ROA. Tức là khi tổng tài sản càng lớn, tỷ lệ tiền mặt càng cao thì tỷ suất sinh lời của ngân hàng càng cao. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra sự tác động ngược chiều của dự phòng rủi ro tín dụng đến ROA, chi tiết hơn là khi chi phí bỏ ra cho hoạt động dự phòng rủi ro tín dụng càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng càng giảm. Kết quả này khá tương đồng với kỳ vọng tác giả đã dự báo trước khi thực hiện chạy mô hình. Tuy nhiên riêng đối với quy mô cho vay lại không tồn tại sự tác động đến biến tỷ suất sinh lời của ngân hàng, kết quả này không trùng khớp với những dự đoán ban đầu tác giả đưa ra.
Từ kết quả nghiên cứu, bài nghiên cứu cũng vạch ra những định hướng phát triển kinh doanh trong lai của ngân hàng TMCP Quân Đội, qua đó đề xuất những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả sinh lời cho ngân hàng trong giai đoạn sắp tới 2021-2026. Đó là các giải pháp nhằm tăng quy mô tổng tài sản, hạn chế rủi
ro thanh khoản và rủi ro tín dụng- những nhân tố có mối tương quan đến ROA, nhờ đó giúp tối đa hiệu quả sinh lời của ngân hàng. Thêm vào đó, tác giả cũng bổ sung một số giải pháp hữu hiệu khác để nâng cao khả năng sinh lời của MB một cách hoàn chỉnh như kế hoạch đào tạo nhân viên phù hợp, chú trọng hoạt động marketing,...
Những kết quả nghiên cứu, cùng với những kiến nghị, giải pháp cải thiện khả năng sinh lời của bài khoá luận không chỉ đúng với ngân hàng MB mà còn phần nào đúng với một số NHTM khác tại Việt Nam. Đặc biệt đối với những biện pháp được trình bày trên, các NHTM khác có thể áp dụng một cách tương đối, đó là những NHTM có những nhân tố có tính tương đồng như MB về quy mô tài sản, chính sách hoạt động cũng như thị trường mục tiêu. Do đó, bài khoá luận được thực hiện với kỳ vọng không chỉ giúp ích cho MBBank mà còn những NHTM khác tại Việt Nam hiện nay, những ngân hàng cũng đang gặp khó khăn trong bài toán tối đa lợi nhuận.
Tuy nhiên vì khó khăn về mặt chuyên môn, cũng như quá trình thu thập số liệu, tính toán không thể tránh khói những sai sót, các nhân tố tác động cũng chưa được đưa hết vào mô hình nghiên cứu, số biến quan sát còn ít (n=20),.nên kết quả nghiên cứu của bài khoá luận chỉ đúng được phần nào so với thực tế. Do vậy, việc sai sót trong kết quả nghiên cứu là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, những giải pháp được đề xuất trong khoá luận cũng chỉ mang tính chất tương đối, chưa được cụ thể, thực sự có hiệu quả trong thực tế vì còn phải dựa vào sự thay đổi của Chính phủ, nền kinh tế, hay các nhân tố vĩ mô khác.