Bước 1: Tiến hành pha dung dịch
- Sử dụng thùng với thể tích 100 lít để pha dung dịch dinh dưỡng cho mỗi nghiệm thức.
- Cho 65 lít nước vào thùng.
- Cho lần lượt tất cả các loại phân vào thùng nước trừ Ca(NO3)2 và khuấy đều đến khi thấy tan hết.
- Sử dụng 5 lít nước để pha riêng Ca(NO3)2 sau cùng, cho hòa tan ở ngoài, thấy tan hết mới tiến hành đổ vào trong dung dịch thủy canh để tránh hiện tượng kết tủa.
- Khuấy đều dung dịch sau đó tiến hành đo pH, EC. - Điều chỉnh nâng pH lên bằng KOH 15%.
Bước 2: Cho dung dịch dinh dưỡng vào khay thủy canh
- Khuấy đều dung dịch và cho vào khay thủy canh, mỗi khay 8 lít. Tiến hành trồng cây. Cải thìa được trồng theo phương pháp thủy canh tĩnh, vì vậy không nên đổ đầy dung dịch tới miệng. Nếu đổ đầy sẽ dẫn tới hiện tượng
20 thiếu oxi ở rễ, làm rễ không phát triển được.
- Khoảng 1-3 ngày đầu, rễ chưa phát triển để hút dinh dưỡng nên ta cần tưới 2 lần trong ngày, sử dụng chính dung dịch của nghiệm thức đó để tưới. Sau đó, ngưng tưới để rễ cây phát triển đi tìm dinh dưỡng.
Bảng 5: EC, pH ban đầu của 6 nghiệm thức EC pH Nghiệm thức 1 2,00 5,53 Nghiệm thức 2 3,00 5,84 Nghiệm thức 3 1,67 5,45 Nghiệm thức 4 1,72 5,37 Nghiệm thức 5 2.34 5,36 Nghiệm thức 6 1,86 5,86
Bảng 6: EC, pH của 6 nghiệm thức sau khi điều chỉnh pH EC pH KOH 15% Nghiệm thức 1 2,00 5,80 3,5 ml Nghiệm thức 2 3,00 5,84 Nghiệm thức 3 1,67 5,81 4,8 ml Nghiệm thức 4 1,72 5,81 4,7 ml Nghiệm thức 5 2,34 5,80 6,4 ml Nghiệm thức 6 1,86 5,86