Ảnh hưởng của các công thức dinh dưỡng đến trọng lượng cải thìa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC DINH DƯỠNG ĐẾN CÂY CẢI THÌA THỦY CANH (Trang 36 - 37)

Biểu đồ 1: Ảnh hưởng của các công thức dinh dưỡng đếntrọng lượng cải thìa (g/cây). CV%=10,6.

Dựa trên Biểu đồ 1 có thể thấy sự khác biệt lớn giữa các công thức, công thức Charles D giúp cây có trọng lượng cao nhất 125,9 g/cây. Công thức Charles A có trọng lượng cây thấp nhất là 76,57g/cây nhưng không khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức áp dụng công thức Sonneveld.

Trọng lượng toàn cây được quyết định bởi chiều cao và số lá. Như vậy công thức dinh dưỡng nào có chiều cao, số lá cao thì có trọng lượng toàn cây cao và ngược lại, do đó dinh dưỡng Charles D cho chiều cao, số lá cao nên cho trọng lượng toàn cây cao. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thủy Tiên và Trần Thị Hiền (2007).

Đối với 2 công thức Charles A và Sonneveld cho trọng lượng cây thấp là vì một số nguyên nhân sau. Công thức Charles A và Sonneveld có nồng độ EC ban đầu lần lượt tương ứng là 1,67 và 1,86. Hai mức EC này vẫn nằm trong ngưỡng phù hợp với khuyến cáo là từ 1,5 - 2,5 dS/m. Tuy nhiên ở mức EC này chỉ phù hợp cho giai đoạn cây còn non, khi cây lớn thì đòi hỏi lượng EC phải cao hơn mới đáp ứng đủ nhu cầu của cây.

125,9 104,1 92,5 92,5 81,56 76,56 0 20 40 60 80 100 120 140

Charles D Alan Copper Albert Charles C Sonneveld Charles A

30 Công thức Charles A có nồng độ N thấp nhất 7,2450 g/70 lít nước và nồng độ Ca thấp 6,6815 g/70 lít nước. Công thức Sonneveld có nồng độ P thấp nhất 2,1769 g/70 lít nước và nồng độ Ca thấp nhất 6,3474 g/70 lít nước.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÔNG THỨC DINH DƯỠNG ĐẾN CÂY CẢI THÌA THỦY CANH (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)